Những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng phổ biến nhất
Phỏng vấn xin việc luôn là một cửa ải lớn đối với tất cả ứng viên ở mọi ngành nghề, không ngoại trừ bất kỳ một ngành nào. Đặc biệt hơn khi đó lại là ngành để đào tạo ra những người “chuyên đi phỏng vấn” như chuyên viên tuyển dụng thì vòng phỏng vấn lại càng trở nên “căng não” hơn. Chính vì vậy bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng sau sẽ giúp bạn có thể nắm chắc cơ hội trúng tuyển hơn.
1. Điểm ghi đầu tiên trong buổi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng
Vị trí chuyên viên tuyển dụng được biết đến là một vị trí thuộc bộ phận HR. Mặc dù không được tách riêng thành một ngành song vị trí này lại luôn giữ một vai trò lớn, quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trên thực tế, chuyên viên tuyển dụng tại Việt Nam chưa có một trường đại học, cao đẳng nào đào tạo nào chính quy. Vậy nên không khó hiểu khi tuyển dụng vị trí này, vòng phỏng vấn lại trở nên vô cùng đặc biệt, khác hẳn với các vòng phỏng vấn của các vị trí khác. Thể hiện điển hình nhất chính là thông qua các bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng. Thông thường, nó sẽ gồm có 3 nhóm câu hỏi sau:
- Câu hỏi về bản thân
- Câu hỏi về chuyên môn
- Câu hỏi về tình huống
Ứng viên thường có sự chủ quan và bỏ qua phần câu hỏi về bản thân mà quên mất rằng, đây có thể sẽ là điểm ghi đầu tiên đối với bạn. Bởi nhà tuyển dụng không hẳn chỉ là mong muốn các bạn tự giới thiệu về bản thân mình một cách vô thưởng vô phạt, mà thông qua cách trả lời, ứng viên có thể bộc lộ được tính cách và phong thái của mình. Ngoài việc ứng viên trả lời đúng các thông tin của bản thân mình, ví dụ như: Tên, Địa chỉ, Tên trường đại học, sở thích, sở trường, … thì ứng viên có thể cho thấy sự phù hợp của bản thân mình với vị trí chuyên viên tuyển dụng. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên đó có phù hợp với môi trường làm việc của doanh nghiệp hay không. Trong nhóm câu hỏi về bản thân, đáng chú ý nhất là câu hỏi “Sở thích và sở trường của bạn là gì?”
Nếu ở một số vị trí ứng tuyển khác, bạn có thể không cần phải lưu tâm câu hỏi này. Song ở vị trí ứng tuyển là chuyên viên tuyển dụng, bạn phải thực sự có mẹo. Nguyên tắc thứ nhất là luôn vạch rõ được sở trường và sở thích khác nhau như thế nào để trả lời không bị sai. Người phỏng vấn có thể sẽ “bất an” nếu giao vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp mình cho một người mà đến việc phân biệt các thông tin còn không rõ. Nguyên tắc thứ hai đó đó là một chuyên viên tuyển dụng chắc chắn sẽ phải làm việc với mọi người rất nhiều, xây dựng nhiều mối quan hệ nên tất yêu phần về sở thích bạn phải cho thấy sự quảng giao, cởi mở của mình. Phần câu hỏi cá nhân thường được diễn ra khá nhanh chóng và ngắn gọn và không diễn ra sự phát triển câu hỏi mới sau mỗi câu trả lời của ứng viên.
2. Những câu hỏi chuyên môn về vị trí chuyên viên tuyển dụng
Sau khi kết thúc bộ câu hỏi về cá nhân, người phỏng vấn sẽ tiếp tục bằng một loạt các câu hỏi về ngành tuyển dụng. Phần này này nhằm mục đích để kiểm tra năng lực, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc trước đó của ứng viên chuyên viên tuyển dụng. Một số câu hỏi thường hay được hỏi trong phần này và cách trả lời như:
2.1. Quy trình để tuyển dụng gồm có những bước nào?
Với câu hỏi này, câu trả lời sẽ là: 7 bước, bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng
- Bước 2: Đăng tin tuyển dụng
- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và sàng lọc hồ sơ
- Bước 4: Gọi điện mời phỏng vấn
- Bước 5: Thông báo các kết quả phỏng vấn
- Bước 6: Thử việc
- Bước 7: Quyết định tuyển dụng
Tuy nhiên khi các bạn trả lời, hãy nhấn mạnh vào việc đây chỉ là 7 bước chung nhất của một doanh nghiệp. Đối với từng quy mô doanh nghiệp thì các bước tuyển dụng trên cũng có sự phát triển hoặc rút gọn. Thông thường mới những công ty thuộc các tập đoàn lớn thì quy trình tuyển dụng có thể kéo dài hơn do nhiều khâu tuyển chọn hơn. Chỉ tính riêng từ bước bước 3 cho đến bước 5, họ đã có thể nhân thêm thành 3 bước nữa, đó là:
Tiếp nhận hồ sơ -> Sàng lọc hồ sơ -> Gọi điện phỏng vấn -> Lọc ứng viên phù hợp -> Mời phỏng vấn trực tiếp với bộ phận chuyên môn -> Lọc ứng viên phù hợp lần 2 -> Mời phỏng vấn trực tiếp với ban giám đốc.
Xem thêm câu hỏi hay gặp: Công việc mơ ước của bạn là gì?
2.2. Các kênh tuyển dụng nào hữu ích nhất hiện nay?
Khi được hỏi câu hỏi này, người hỏi không mong muốn bạn PR hay quảng cáo về kênh tuyển dụng đó (nếu như đó là một doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp của họ thì bạn càng phải cẩn thận). Hãy chỉ ra 3 phương tiện phổ biến nhất để tuyển dụng, sau đó có thể lấy ví dụ điển hình một vài cái tên. Họ sẽ thích những người biết nhiều kênh tuyển dụng hơn là những người chỉ đi chăm chăm vào một cách duy nhất nào đó.
Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ là:
Có 3 phương tiện hay sử dụng nhất đó là:
Tờ rơi: hoặc là dán ở những khu vực bến xe buýt, building, thường áp dụng cho các việc làm lao động phổ thông
Facebook: bao gồm fanpage của doanh nghiệp và các fanpage dành cho người lao động như: chợ việc làm, tìm việc làm, chợ sinh viên, … Đối với đối tượng ứng viên mình đang hướng đến là ai thì sẽ thâm nhập vào các fanpage mà có đông đối tượng đó để đăng tin
Tham khảo Website tuyển dụng uy tín hàng đầu hiện nay: Work247.vn
Để ghi điểm hơn với câu hỏi này, trong mỗi đáp án bạn đưa ra, bạn nên kèm cả phần ưu nhược điểm của các phương tiện tuyển dụng này để người phỏng vấn có thể đánh giá được năng lực chuyên môn của bạn cao hơn
Bộ câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự thường gặp
2.3. Kỹ năng quan trọng nhất của một chuyên viên tuyển dụng là gì?
Đây là một dạng câu hỏi có thể đánh giá là vừa dễ mà cũng vừa khó. Bởi nếu như bạn chưa từng làm việc ở đâu trước đó, hoặc thực sự chưa có kinh nghiệm chuyên môn thì bạn vẫn có thể trả lời nó bằng việc tìm hiểu trên mạng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào kỹ năng được coi là quan trọng kia lại nằm trên lý thuyết. Ai cũng biết kỹ năng quan trọng nhất của một chuyên viên phỏng vấn là nhìn người. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra câu trả lời như vậy, với những doanh nghiệp lớn câu trả lời đó có thể chấp nhận. Song với những doanh nghiệp tầm trung hoặc quy mô nhỏ hơn thì câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này chính là kỹ năng chiêu dụng ứng viên.
Tại sao lại như vậy? Bởi nếu bạn là một chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp bạn sẽ hiểu tình hình của ngành tuyển dụng hiện nay đó chính là sự khan hiếm nhân lực. Nếu như bạn chỉ đơn giản tập trung vào cách để nhìn nhận năng lực ứng viên qua một buổi phỏng vấn thì nó sẽ rất chủ quan. Và quan trọng là nếu như bạn không chiêu dụ được lượng lớn ứng viên nộp vào thì lấy ai để bạn “đánh giá”. Vậy nên kỹ năng quan trọng nhất của một chuyên viên tuyển dụng đó chính là chiêu dụng được càng nhiều ứng viên quan tâm đến vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp mình càng tốt.
3. Câu hỏi về tình huống cho ứng viên chuyên viên tuyển dụng
Bên cạnh các câu hỏi về chuyên môn, người hỏi có thể đặt ra cho các bạn những tình huống cụ thể về tuyển dụng. Phần này thì khá đa dạng về tình huống bởi nó có thể được lấy từ chính thực tế của các buổi tuyển dụng trước đó của doanh nghiệp đó. Chúng tôi tổng hợp lại từ buổi phỏng vấn của những tập đoàn quốc tế lớn nhất hiện nay thì sẽ có những câu hỏi tình huống khá “khoai” như:
Câu hỏi: “Với một doanh nghiệp startup thì kế hoạch tuyển dụng sẽ là gì?”
Câu trả lời: Doanh nghiệp startup có một khó khăn trong công tác tuyển dụng đó là không có tiếng tăm về doanh nghiệp mình trước đó đối với cộng đồng ứng viên. Cho nên khi đăng tin tuyển dụng cũng như gọi điện mời phỏng vấn, chuyên viên tuyển dụng phải thêm một bước đó là PR về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ở các phần trao đổi với ứng viên, chuyên viên tuyển dụng cũng phải đánh mạnh vào các ưu điểm của doanh nghiệp startup đối với nhân viên như: môi trường làm việc trẻ trung, có khả năng thăng tiến, có nhiều cơ hội để học hỏi, …
Câu hỏi: “Làm sao để biết được đâu là một ứng viên có khả năng hợp tác?”
Câu trả lời: Đối với việc nhận biết về khả năng mong muốn hợp tác của ứng viên, có thể nhận biết ngay qua cuộc gọi đầu tiên. Thông thường ứng viên tiềm năng sẽ thể hiện ngay thái độ hào hứng về mô tả công việc, thậm chí ứng viên còn hỏi dò ngược lại với bạn. Thứ hai, chuyên viên tuyển dụng có thể đặt luôn câu hỏi về nơi mà ứng viên đang sinh sống. Nếu như đó là khu vực ngoại tỉnh hoặc quá xa với công ty của bạn thì khả năng cao là ứng viên đó sẽ ngại đến phỏng vấn hoặc có thể cộng tác làm việc trong một thời gian rất ngắn. Thứ ba đó là việc ứng viên liên tục từ chối những cuộc điện thoại gọi đến của bạn.
Câu hỏi: “Nếu ứng viên hẹn dời lịch phỏng vấn do một sự cố nào đó thì bạn sẽ làm gì”
Câu trả lời: Tôi sẽ hẹn ứng viên vào một buổi khác nhưng không phải là luôn trong ngày mai bởi vì điều đó sẽ cho thấy sự kém chuyên nghiệp cũng như sự tự hạ thấp vị trí của doanh nghiệp mình. Nếu ứng viên không đến được buổi phỏng vấn đúng như đã hẹn thì tôi sẽ mail lại ứng viên sự xác nhận về vấn đề này, đồng thời kèm theo là lời nhắn nhủ sẽ sắp xếp và báo lại lịch phỏng vấn khác sớm nhất. Sau đó nếu như ứng viên confirm và đồng ý với mail phản hồi trên, tôi sẽ sắp xếp một buổi vào một ngày cách ngày phỏng vấn thứ 1 ít nhất là 36 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó thì tôi cũng sẽ trao đổi lại với ban quản trị doanh nghiệp và bộ phận chuyên môn về tình hình trên.
3. Những câu hỏi mà ứng viên chuyên viên tuyển dụng có thể đặt cho người phỏng vấn
Bao giờ kết thúc cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi lại bạn là “Bạn có câu hỏi gì không”. Lúc này tuyệt nhiên là có bởi vì nó sẽ cho thấy sự quan tâm của bạn đối với vị trí tuyển dụng của bạn. Không những thế, nó còn cho thấy thái độ cũng ngầm thể hiện năng lực của bạn. Đặc biệt nếu là ứng viên chuyên viên tuyển dụng, những câu hỏi mà bạn đặt cho nhà tuyển dụng cũng phải cho thấy sự thông minh và sắc sảo vì đó chính là bản năng của người làm công việc này. Các bạn có thể tham khảo một số câu hỏi này sau để đặt cho người phỏng vấn:
- Câu hỏi 1: Mong muốn lớn nhất của quý công ty khi tuyển dụng ứng viên là gì?
- Câu hỏi 2: Tôi sẽ làm việc độc lập hay theo một nhóm tuyển dụng?
- Câu hỏi 3: Tôi có thể nâng cấp chuyên môn của mình về tuyển dụng như thế nào?
- Câu hỏi 4: Khả năng thăng tiến của vị trí chuyên viên tuyển dụng tại quý công ty như thế nào?
- Câu hỏi 5: Chuyên viên tuyển dụng tại quý công ty có kèm theo các công việc nào khác ngoài công việc về chuyên môn tuyển dụng hay không?
Với câu hỏi này các bạn có thể biết được đặc điểm về nhân sự cũng như là định hướng chiến lược tuyển dụng của công ty đó là như thế nào. Bạn cũng có thể có được hình dung rõ nhất về công việc chuyên viên tuyển dụng của công ty này, thông qua đó có thể tự đánh giá sự phù hợp của mình với công ty này hay không. Bên cạnh đó, khi bạn đặt lại các câu hỏi ngược cho nhà tuyển dụng như thế này, họ cũng có thể đánh giá được tính cách, tác phong cũng như nguyện vọng của bạn trong công việc, để nghiên cứu và thương lương với bạn về công việc.
Ngoài những thông tin trên thì các bạn có thể tham khảo website work247.vn - một trong những website tìm kiếm việc làm hàng đầu hiện nay. Tại đây các bạn có thể tìm hiểu và bỏ túi thêm cho mình những bí quyết đi phỏng vấn, góp sức cho quá trình tuyển dụng của bạn thành công trọn vẹn.
Bài viết trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn được chắt lọc dành cho các ứng viên vị trí chuyên viên tuyển dụng. Thông qua những câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tuyển dụng này, bạn có thể tập dượt trước cũng như tiếp thêm động lực và tự tin trong buổi phỏng vấn thực tế của bạn.
7831 0