Những câu hỏi phỏng vấn ngành dược cho ứng viên phổ biến nhất
Ngành dược hiện nay luôn là ngành đứng top đầu trong các ngành có nhiều cơ hội việc làm. Chính vì vậy mà việc tuyển dụng ngành này luôn diễn ra liên tục. Và để có thể tuyển dụng được ứng viên phù hợp nhất, các doanh nghiệp sẽ đưa ra một loạt các câu hỏi phỏng vấn. Vậy những câu hỏi phỏng vấn ngành dược này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay.
1. Đặc trưng của các câu hỏi phỏng vấn ngành dược
Mặc dù cũng là một ngành thuộc lĩnh vực y tế, song nói về ngành dược người ta thường nghĩ nhiều hơn đến kinh doanh với các sản phẩm thuốc, sản phẩm chức năng. Chính vì vậy tuyển dụng nhân lực tại các công ty dược hiện nay phần lớn là cho các vị trí kinh doanh, marketing, thủ kho, nhập liệu, … Cho nên nhìn một cách tổng quan bộ câu hỏi phỏng vấn ngành dược sẽ tập trung vào 2 mảng kỹ năng, bao gồm cả nghiệp vụ và kiến thức ngành dược. Hầu hết các câu hỏi đều tập trung vào kỹ năng chuyên môn và được đặt trong bối cảnh ngành dược. Điều này giúp nhà tuyển dụng vừa đánh giá được năng lực ứng viên cũng như sự am hiểu và kinh nghiệm trong ngành dược nói riêng.
Hình thức các câu hỏi này sẽ không tập trung vào duy nhất một kiểu hỏi và trả lời. Thay vào đó nhà tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống hoặc phát triển các câu hỏi từ chính câu trả lời của ứng viên. Thêm vào đó, ở mỗi công ty dược lại có những mong muốn điều tra năng lực ứng viên khác nhau. Điều này đã vô hình chung tạo sự khó khăn hơn cho ứng viên ngành dược khi đến phỏng vấn. Họ hoang mang và dễ bị nhà tuyển dụng “bắt thóp”, tạo bất lợi cho việc thương lượng mức lương và chế độ làm việc của bạn sau này. Chính vì vậy mà việc nắm được đặc trưng và cụ thể của các câu hỏi phỏng vấn ngành dược sẽ giúp bạn có được lợi thế hơn khi đi phỏng vấn.
2. Những câu hỏi phỏng vấn ngành dược
Tương tự như một chu trình phỏng vấn của các ngành khác, ngành dược cũng gồm có: giới thiệu bản thân, hỏi đáp các câu hỏi phỏng vấn và trao đổi về công việc. Với trình tự này thì các câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đặt ra tập trung vào 5 câu hỏi chính:
2.1. Câu hỏi giới thiệu về bản thân
Các bạn biết rằng, khi yêu cầu giới thiệu về bản thân, nhà tuyển dụng không thực chất chỉ muốn nghe các thông tin như tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, bằng tốt nghiệp, sở thích, … Bởi những điều này đã có đầy đủ trên CV, hơn nữa nhà tuyển dụng tại các công ty dược muốn nghe nhiều hơn kinh nghiệm làm việc của bạn trong lĩnh vực này hơn.
Gợi ý trả lời:
Tôi tên là Dũng, đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y Hà Đông được 3 năm. Trong một năm đầu, tôi thực tập bán hàng để lấy kinh nghiệm tại nhà thuốc XYZ và bắt đầu làm ở vị trí trình dược viên thuộc công ty Công ty Dược phẩm ABC khoảng 2 năm sau đó. Tôi có kinh nghiệm làm việc về trình dược về các sản phẩm thực phẩm chức năng dành cho người cao tuổi ở 2 khu vực là Hà - Nam - Ninh và Hà Nội. Bên cạnh đó tôi cũng có nhiều mối quan hệ với các nhà thuốc lớn và một số bác sỹ tại Bệnh viện Lão Trung Ương. Nói về điểm mạnh của mình thì đó là khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng. Điều này giúp cho tỉ lệ thuyết phục nhà thuốc bán sản phẩm bên tôi cao hơn, doanh số của tôi cao hơn.
Câu hỏi phỏng vấn Nhân Viên y tế
2.2. Sự khác nhau của kinh doanh ngành dược khác các ngành khác như thế nào?
Mục đích chính của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này, đó chính là kiểm tra kiến thức cũng như hiểu biết về thị trường dược của ứng viên đó. Đây được xem là một kiến thức bản lề cho nên ứng viên không được phép trả lời sai ở câu hỏi này. Mặc dù vậy, thông qua câu trả lời chuẩn nhất thì các bạn cũng có thể lồng ghép việc thể hiện kinh nghiệm bản thân mình.
Gợi ý trả lời:
Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những đặc trưng riêng, ngành dược cũng vậy. Theo tôi bởi dược liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên khi làm việc trong lĩnh vực này, bắt buộc bạn phải có am hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp mình cho dù bạn làm ở vị trí nào đi chăng nữa. Bên cạnh đó, các công việc trong một công ty dược đều cần có sự phối hợp với các đơn vị về y tế hay dược sỹ, y bác sỹ. Đây là một đặc điểm rõ nhất, tạo ra sự khác biệt trong chu trình làm việc ngành dược đối với các doanh nghiệp khác.
2.3. Thách thức lớn nhất đối với các công ty dược hiện nay trên thị trường là gì?
Câu hỏi này thường được nhà tuyển dụng lồng ghép trong các câu hỏi về tình huống để xem xét nhận thức và sự cập nhập xu hướng của ứng viên. Bên cạnh đó thì nó cũng được biển hiện bằng các dạng câu hỏi khác nhưng vẫn có chung một câu trả lời, các câu hỏi thường là:
- Một doanh nghiệp ngành dược mới thành lập thì quan tâm nhất đến điều gì?
- Lý do thất bại chủ yếu của các công ty dược?
- Đâu là yếu tố để một công ty dược tự tin cạnh tranh trên thị trường?
Cả 4 câu hỏi này, mặc dù về ngữ nghĩa thì khác nhau xong bản chất và những điều ẩn sâu bên trong thì lại là một. Vì vậy ứng viên cần chú ý các câu hỏi này để tránh bị nhà tuyển dụng “gài bẫy”.
Gợi ý trả lời:
Thách thức lớn nhất đối với ngành dược ở Việt Nam đó chính là thị hiếu người dùng chuộng hàng ngoại. Đó là đa số người dùng đều cho rằng thuốc ngoại sẽ tốt hơn so với hàng Việt. Cho nên khi các doanh nghiệp tự sản xuất hay nhập thuốc nội thì sẽ bị lép vế hơn so với các loại thuốc ngoại. Tâm lý ấy đã khiến nhiều công ty dược ở Việt Nam “siêu nhập” lên đến 55%. Từ đó khó có được một thị trường riêng, tạo ra sức ép về giá thành cho các công ty. Bản thân trình dược viên cũng gặp khó khăn hơn trong việc bán các sản phẩm dù thực tế là nhu cầu dùng đang gấp đôi lượng thuốc trên thị trường. Nghĩa là những sản phẩm ngoại thì có giá rất cao, còn doanh nghiệp Việt buộc lòng phải hạ giá thành thấp xuống để có thể đẩy hàng trong khi đó giá nguyên liệu sản xuất dược lại cao do vẫn phải đi nhập. Tất cả những điều đó chính là thách thức lớn mà bất kỳ công ty nào cũng phải đối mặt.
2.4. Khách hàng của công ty dược bao gồm những đối tượng nào? Cách tiếp cận
Đây thực chất là một câu hỏi “bẫy” của nhà tuyển dụng. Vì nhiều người sẽ vội vàng và trả lời đó chính là người tiêu dùng, người bệnh, … Tuy nhiên đó chỉ một trong số 3 nhóm đối tượng sau, thậm chí còn là đối tượng thiểu số. Để trả lời này, các bạn cần có sự hồi tưởng lại về chu trình bán hàng của bạn ở công ty cũ. Gần như không có một công ty nào tự bán sản phẩm của mình cho người bệnh vì điều đó là không được phép. Vậy nên các công ty phân phối này sẽ thông qua một khâu trung gian ở giữa và đó mới chính là khách hàng của họ.
Gợi ý trả lời:
Khách hàng của một công ty dược đó chính là các nhà thuốc, hiệu thuốc, và bệnh viện, phòng khám. Bởi đây mới chính là những người sẽ tiêu thụ các sản phẩm đó. Để tiếp cận với kiểu khách hàng này, tôi phải nắm được quy mô của hàng thuốc, khu vực đặt vị trí trí của hiệu thuốc. Điều này sẽ giúp tôi lựa chọn được hiệu thuốc tiềm năng có khả năng bán được sản phẩm bên tôi. Còn với bệnh viên và phòng khám tôi cũng cần xác nhận đó là chuyên khoa về gì, chi phí dịch vụ ở các bệnh viện và phòng khám ra sao. Chẳng hạn đối với phòng khám tư chất lượng cao chắc chắn tôi sẽ có khả năng bán được các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng có giá trị cao.
2.5. Mối quan hệ của bác sỹ đối với công ty dược thể hiện như thế nào
Thông thường khi tuyển dụng nhân viên ngành dược, các công ty luôn quan tâm đến mối quan hệ của ứng viên đó đối với các bác sỹ. Bởi lẽ đây sẽ là sợi dây liên kết có thể tạo ra doanh thu của công ty đó với các bệnh viện, phòng khám. Vậy nên khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn nhấn mạnh hơn về tầm quan trọng của mối quan hệ đó, từ đó ẩn ý muốn biết khả năng giữa mối quan hệ của ứng viên với các bác sỹ như thế nào. Vậy nên ngoài trả lời đúng 3 mối quan hệ của bác sỹ với công ty dược, bạn có thể “khoe khéo” mối quan hệ của mình.
Gợi ý trả lời:
Theo kinh nghiệm của tôi, bác sỹ với công ty dược thể hiện mối quan hệ ở 3 khía cạnh quan trọng nhất. Thứ nhất đó là bác sỹ là người tư vấn về nhiên liệu, đặc trị của thuốc, thực phẩm chức năng cho công ty sản xuất, thứ hai bác sỹ là cam kết tin cậy nhất về chất lượng sản phẩm cho người dùng, thứ ba bác sỹ tạo liên kết mạnh mẽ giữa các nhà thuốc, phòng khám với công ty dược. Tuy nhiên đối với vị trí việc làm trước đây của tôi là một trình dược viên, tôi làm việc với bác sỹ nhiều nhất trong mối quan hệ thứ 3 đó là thông qua bác sỹ để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Bằng cách này, tôi có thể bán được sản phẩm nhanh hơn, đồng thời cũng có thể ký được hợp đồng cung ứng thuốc với nhiều phòng khám lớn và bệnh viện.
3. Các câu hỏi ứng viên ngành dược có thể hỏi ngược lại
Ngoài việc trả lời những câu hỏi như thế này thì ứng viên ngành dược còn thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng để ghi điểm hơn trong buổi phỏng vấn. Cụ thể các câu hỏi ngược có thể xung quanh về mô tả công việc, về chiến lược kinh doanh, quy mô và thị trường bán hàng, … Ví dụ các câu hỏi như:
- Tôi có phát triển kỹ năng bản thân như thế nào ở quý công ty?
- Ưu điểm của sản phẩm dược của công ty trên thị trường là gì?
- Công việc đầu tiên khi tôi bắt đầu làm gì?
Các câu hỏi này đều cho thấy sự chuyên sâu trong chuyên môn của bạn cũng như khả năng am hiểu và sự hào hứng với vị trí tuyển dụng của họ. Thậm chí các bạn cũng có thể đề cập đến quyền lợi của mình. Song có một điều tối kỵ đối với ứng viên ngành dược là không bao giờ được nhắc đến mức lương trước khi nhà tuyển dụng hỏi bởi có thể họ sẽ đánh giá mức độ gắn bó của bạn với công ty. Thay vào đó, bạn có thể khéo léo lồng ghép giữa cái mà nhà tuyển dụng có thể có được từ bạn để hỏi về cái mà nhà tuyển dụng có thể cho bạn. Cụ thể ở đây, bạn có thể hỏi 2 câu hỏi sau:
- Khả năng thăng tiến mà tôi có thể sẽ đạt trong 2 năm cống hiến ở quý công ty là gì?
- Nếu tôi có thể vượt mức KPI hàng tháng, tôi sẽ nhận được những mức lương gì?
Rõ ràng khi bạn đặt ra 2 câu hỏi này, bạn cũng đồng thời đưa ra một cam kết ngầm với nhà tuyển dụng đó là “Tôi có thể là làm việc lâu dài và cố gắng hết mình nếu như tôi nhận được mức đãi ngộ xứng đáng”. Điều này giống như một “sự xu nịnh” nhẹ nhàng tinh tế đối với doanh nghiệp nhưng cũng cho thấy sự khẳng định giá trị của chính bạn. Nhà tuyển dụng sẽ có thể hiểu được điều đó và đánh giá bạn cao hơn.
Một điều nữa mà các bạn cần ghi nhớ khi hỏi ngược nhà tuyển dụng đó là, nếu như nhà tuyển dụng không muốn trả lời các bạn không nên cố gắng để dồn ép nhà tuyển dụng đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho bạn. Bởi vì ở đấy nhà tuyển dụng vẫn là ở một vị thế hơn bạn, và là ứng viên bạn bắt buộc phải thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng. Kể cả bạn có giỏi đến mấy mà tỏ ra quá tự kiêu, tự đắc thì chắc chắn nhà tuyển dụng cũng sẵn sàng loại bỏ hồ sơ của bạn, bởi vì thái độ vẫn luôn là điều quan trọng nhất trong quá trình làm việc.
4. Tác phong khi trả lời phỏng vấn ngành dược của ứng viên
Như đã nói từ đầu, trong vị trí tuyển dụng ở ngành dược chiếm số đông là trình dược viên và marketing (bao gồm Content và SEO Marketing). Vì vậy khi đi phỏng vấn xin việc ngành dược, ứng viên cũng phải thể hiện được một tác phong nhanh nhẹn, năng động và nhạy bén sẵn có của 3 vị trí trên. Cả kể yếu tố về trang phục cũng cần chú ý, ngành dược đặc biệt quan tâm đến vấn đề sạch sẽ và sự khỏe mạnh. Cho nên các bạn nên lựa chọn loại trang phục sáng màu, đứng đắn. Với nam có thể là sơ mi, quần âu hoặc áo cổ polo và quần jean. Trong khi đó nữa có thể lựa chọn trang phục là váy vóc công sở. Bên cạnh đó tóc tai cũng phải được chải chuốt gọn gàng để “mua chuộc” ánh nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng.
Về tác phong khi trả lời phỏng vấn, các bạn nên cố gắng trả lời một cách tự tin và gãy gọn. Tránh các câu à ơi, ầm ừ cà kể, ngấp ngứ vì điều đó có thể sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ năng lực của bạn. Không những thế hãy thành thắn trả lời trung thực những phần mà bạn không biết để tránh việc nói sai và phóng đại mọi chuyện quá mức khiến nhà tuyển dụng phát hiện ra nhanh chóng. Một tips dành cho các bạn ứng viên ngành dược khi trả lời phỏng vấn đó là có thể kết hợp body language (ngôn ngữ cơ thể) để phần trả lời thêm sinh động và giúp bạn tự tin hơn. Tuy nhiên chớ có những khua tay quá đà, đánh mất sự trang nghiêm của buổi phỏng vấn. Thay vào đó bạn chỉ nên dùng ánh mắt, cử chỉ đầu và phần cổ tay trong lúc trình bày.
Sau khi đã nắm được tất cả những điều này, đừng quên trước đó, truy cập vào website work247.vn để tìm cho mình một công việc ngành dược phù hợp. Đây là website tìm việc làm trực tuyến hữu hiệu top đầu hiện nay cho các ứng viên. Nó gần như là một “người bạn” sẽ hỗ trợ bạn từ khâu tìm việc, tạo CV cho đến cẩm nang câu hỏi phỏng vấn đối với ứng viên tìm việc ngành dược như bạn. Việc đăng ký và các tiện ích sử dụng trên website này cũng hoàn toàn miễn phí và thao tác cực nhanh.
Trên đây là bộ câu hỏi phỏng vấn ngành dược phổ biến nhất dành cho các ứng viên đang theo đuổi ngành này. Việc bạn nắm được trọn bộ câu hỏi này giống như việc bạn có được một đề cương cho trước từ đó giúp cho bạn có thể có được sự chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn của mình. Không chỉ vậy nắm được ý đồ của nhà tuyển dụng đằng sau những câu hỏi cũng giúp các bạn đưa ra được câu trả lời thuyết phục hơn. Từ đó tăng tỉ lệ thành công của bạn, đồng thời tạo nền tảng để bạn offer mức lương cao như nguyện vọng. Hy vọng rằng bộ câu hỏi phỏng vấn ngành dược này sẽ là cẩm nang “gối đầu giường” hữu ích cho hành trình tìm việc làm của bạn.
3446 0