Nằm lòng tuyệt chiêu viết đơn xin việc Thư ký - Trợ lý hay

Thư ký - Trợ lý - nhóm ngành được nhiều bạn trẻ khá ưa chuộng và yêu thích hiện nay. Điều đó đồng thời cũng trở thành động lực khiến thị trường việc làm Thư ký - Trợ lý luôn có một sự cạnh tranh nhất định. Khâu ứng tuyển càng trở nên khó khăn hơn khi rất nhiều tài liệu, hồ sơ cần chuẩn bị. Mặc dù vậy, việc trang bị mẫu đơn xin việc Thư ký - Trợ lý sẽ mang lại cho bạn một cơ hội gây ấn tượng không hề nhỏ trong mắt các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Thư ký - Trợ lý 08

Miễn phí

Thư ký - Trợ lý 07

Miễn phí

Thư ký - Trợ lý 06

Miễn phí

Thư ký - Trợ lý 05

Miễn phí

Thư ký - Trợ lý 04

Miễn phí

Thư ký - Trợ lý 03

Miễn phí

Thư ký - Trợ lý 02

Miễn phí

Thư ký - Trợ lý 01

Miễn phí

Tìm việc

1. Xin việc Thư ký - Trợ lý có cần viết đơn xin việc hay không?

Xin việc Thư ký - Trợ lý có cần viết đơn xin việc hay không?
Xin việc Thư ký - Trợ lý có cần viết đơn xin việc hay không?

Nhiều ứng viên hiện nay khá hời hợt về công tác ứng tuyển. Các câu chuyện vô thưởng vô phạt giữa các cuộc nói chuyện giữa ứng viên và nhà tuyển dụng vẫn là đề tài bàn luận sôi nổi hàng ngày. Thái độ ứng tuyển đôi khi là yếu tố góp phần quyết định tỷ lệ trúng tuyển của bạn, chứ không phải là tài năng, là chuyên môn, là kinh nghiệm. Do vậy, những hồ sơ xin việc không chuẩn, thiếu sót hoặc sơ sài sẽ bị loại bỏ ngay “vòng gửi xe”, vì đơn giản, nhà tuyển dụng còn rất nhiều lựa chọn khác tốt hơn.

Do đó, chuẩn bị tốt từ khâu ứng tuyển chắc chắn sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội hơn so với các ứng viên khác. Mặc dù nhiều nhà tuyển dụng lấy CV xin việc làm yếu tố sàng lọc ứng viên. Tuy nhiên, đơn xin việc đôi khi là một cơ sở, một động lực để nhà tuyển dụng đánh giá rõ ràng hơn tiềm năng của bạn. Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý là một mẫu văn bản thể hiện mong muốn, động lực của bạn khi ứng tuyển vào vị trí công việc. Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý phải làm nổi bật những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn, những giá trị phù hợp giữa ứng viên và vị trí ứng tuyển.

Mẫu đơn xin việc làm

2. Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý và những điều cần lưu ý trước khi viết

Những văn bản trong khâu ứng tuyển vô cùng quan trọng, do đó bạn không nên tạo ra chúng một cách bộc phát mà không cần có sự chuẩn bị. Dưới đây là hai điều cần làm trước khi bắt đầu viết đơn xin việc Thư ký - Trợ lý.

2.1. Xác định viết tay hay đánh máy đơn xin việc Thư ký - Trợ lý?

Xác định viết tay hay đánh máy đơn xin việc Thư ký - Trợ lý?
Xác định viết tay hay đánh máy đơn xin việc Thư ký - Trợ lý?

Hình thức của đơn xin việc đôi khi không do bạn quyết định, mà chính nhà tuyển dụng là người quyết định. Các quy định về khâu ứng tuyển thường được đề cập trong bản tin việc làm. Do đó, ứng viên cần xem xét kỹ thông tin này để xác định xem hình thức đơn xin việc Thư ký - Trợ lý nên viết bằng cách nào? Mặc dù ngày nay, có khá nhiều người chọn cách viết đơn xin việc bằng cách đánh máy. Tuy nhiên, khi viết đơn xin việc Thư ký - Trợ lý bỏ trong tập hồ sơ xin việc, timviec365.com khuyên bạn nên viết tay chúng.

Tại sao? Viết tay đơn xin việc Thư ký - Trợ lý sẽ thể hiện được mức độ nghiêm túc và cẩn thận của bạn hơn trong ứng tuyển. Thông qua mẫu viết tay này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được kỹ năng viết lách của bạn, kỹ năng giao tiếp trên văn bản và nhiều phẩm chất khác, chẳng hạn như chăm chỉ, cẩn trọng, có trách nhiệm,... Bạn có thể sử dụng mẫu đơn xin việc có sẵn khi mua về những tập hồ sơ, chỉ cần điền thông tin của mình vào. Hoặc cũng có thể viết tay từ đầu đến cuối đơn xin việc Thư ký - Trợ lý trên một mặt giấy A4.

Nói như vậy không có nghĩa là bạn không thể đánh máy đơn xin việc Thư ký - Trợ lý. Hãy cố gắng tìm hiểu tin tuyển dụng và ghi nhớ thật kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng để làm theo nhé.

2.2. Chuẩn bị trước các thông tin để phục cho việc viết đơn xin việc

Chuẩn bị trước các thông tin để phục cho việc viết đơn xin việc
Chuẩn bị trước các thông tin để phục cho việc viết đơn xin việc

Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý không chỉ là một văn bản thông thường, chúng bao gồm khá nhiều thông tin liên quan đến nhà tuyển dụng và cả công việc mà bạn đang ứng tuyển. Do đó, điều cần làm là liệt kê hoặc nằm lòng những thông tin này để viết đơn xin việc Thư ký - Trợ lý dễ dàng, thuận lợi hơn.

Trước hết, người viết cần tìm hiểu về công ty, bạn có thể sử dụng thông tin trên các website chính thức mà công ty cung cấp hoặc bất cứ nguồn kênh chính thống nào. Từ những thông tin đơn giản như tên đầy đủ của công ty, cho đến thông tin về lĩnh vực kinh doanh, văn hóa công ty, quy mô công ty,... Đặc biệt là thông tin về cá nhân phụ trách tiếp nhận hồ sơ ứng tuyển của công ty, chẳng hạn như tên của một chuyên viên nhân sự, hoặc thậm chí là trưởng phòng nhân sự của công ty,...

Thứ hai là tìm hiểu về thông tin của công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng luôn muốn đánh giá một cách thật rõ ràng và cụ thể về tiềm năng của ứng viên. Do đó, họ không cần những mẫu đơn xin việc chung chung, không đề cập đến vị trí tuyển dụng cụ thể nào. Nếu bạn ứng tuyển ở vị trí thư ký văn phòng, hãy note rõ tên gọi đầy đủ của vị trí trong tổ chức. Ngoài ra, nắm rõ những yêu cầu công việc, đặc điểm công việc,... để phục vụ cho việc viết đơn xin việc Thư ký - Trợ lý.

Việc làm thư ký - trợ lý

3. Kinh nghiệm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng đơn xin việc Thư ký - Trợ lý

Kinh nghiệm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng đơn xin việc Thư ký - Trợ lý
Kinh nghiệm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng đơn xin việc Thư ký - Trợ lý

Viết đơn xin việc Thư ký - Trợ lý có thể khá khó khăn với những người chưa có kinh nghiệm tìm việc. Tuy nhiên, chỉ cần áp dụng một số mẹo và cách viết sau, bạn có thể sở hữu một mẫu đơn xin việc chinh phục các vị trí trong ngành Thư ký - Trợ lý thành công nhất có thể.

3.1. Thông tin người nhận thật rõ ràng

Thông tin người nhận tức là thông tin của nhà tuyển dụng là một trong những nội dung quan trọng nhất đơn xin việc Thư ký - Trợ lý mà bạn cần ưu tiên thực hiện đầu tiên. Bởi chúng được các nhà tuyển dụng đọc đầu tiên, do đó thông tin phải được đảm bảo đầy đủ, chính xác. Tránh ứng tuyển công ty này nhưng lại kính gửi công ty khác và ngược lại. Rõ ràng, bạn nên viết sẵn tên đầy đủ của nhà tuyển dụng ra giấy nháp để tránh nhầm lẫn.

Thông tin người nhận thật rõ ràng
Thông tin người nhận thật rõ ràng

Bạn có thể chỉ cần bao gồm tên công ty nếu không biết rõ ai là cá nhân phụ trách tuyển dụng. Còn nếu thông tin này được bao gồm trong tin tuyển dụng, bạn có thể ghi rõ họ tên và chức vụ của người đó. Ở phần ứng viên, nghĩa là phần thông tin cá nhân. Bạn nên viết rõ tên đầy đủ, địa chỉ, thông tin liên hệ để nhà tuyển dụng dễ dàng phân biệt.

3.2. Thuyết phục bằng những giá trị đắt giá

Thư ký - Trợ lý là một nhóm ngành bao gồm các công việc khá đặc biệt. Thường những công việc trong lĩnh vực Thư ký - Trợ lý yêu cầu những người có kỹ năng mềm và phẩm chất con người hoàn thiện. Bởi chính những người Thư ký - Trợ lý là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, các cá nhân là lãnh đạo cấp cao cho doanh nghiệp.

Ở phần nội dung tiếp theo, ứng viên cần thuyết phục nhà tuyển dụng rằng không ai khác, bạn là ứng viên tiềm năng và phù hợp nhất cho vị trí đó. Tuy nhiên, lưu ý đừng bao giờ lặp lại một lần nữa những gì bạn đã từng làm cho CV Thư ký - Trợ lý của mình. Bởi khi hai văn bản này trùng nội dung với nhau, chúng cho thấy bạn không quá đặc biệt như những gì bạn thể hiện.

Bạn có thể phân chia đoạn giữa thành 2 - 3 đoạn nhỏ. Mỗi đoạn bạn có thể truyền tải những thông tin về những gì bạn đang sở hữu mà chúng thực sự phù hợp với những gì nhà tuyển dụng mong muốn. Chẳng hạn như nhà tuyển dụng cần chuyên môn về chuyên ngành Thư ký - Trợ lý, hãy cho biết bạn sở hữu bằng cấp gì. Nhà tuyển dụng yêu cầu bao nhiêu năm kinh nghiệm, hãy thể hiện kinh nghiệm và liệt kê một vài thành tích của bạn.

Thuyết phục bằng những giá trị đắt giá
Thuyết phục bằng những giá trị đắt giá

Nói tóm lại, đoạn giữa nên phát triển một câu chuyện rõ ràng hơn, mở rộng hơn so với những gì bạn đã thể hiện trong quá trình viết CV Thư ký - Trợ lý. Một số kỹ năng nhà tuyển dụng cũng mong muốn ở vị trí Thư ký - Trợ lý, đó là kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, kỹ năng mềm như giao tiếp, truyền đạt, sắp xếp, lên kế hoạch và tổ chức. Tốt nhất là bạn nên nêu là một vài thành tựu hoặc những kỹ năng mà bạn đã tích lũy được qua các công việc trong quá khứ.

Ví dụ: “Làm việc với vai trò thư ký văn phòng chính tại Tập đoàn ABC đã giúp tôi sẵn sàng đối mặt với những thách thức của vai trò Trợ lý hành chính trong môi trường văn phòng chuyên nghiệp. Trong quá khứ, tôi đã từng đơn giản hóa quy trình truy xuất dữ liệu cho các quản lý của mình - tiết kiệm cho công ty xxx chi phí lao động hàng năm. Tôi cũng chịu trách nhiệm giám sát và đào tạo một nhân viên gồm ba nhân viên chính thức và bốn nhân viên thực tập. Tôi tin rằng, với những kỹ năng văn phòng, kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch đã được chứng minh và khả năng cắt giảm chi phí, tôi có thể đóng góp hiệu quả cho quý công ty và trở thành một nhân viên có giá trị."

3.3. Đừng quên nhắc nhà tuyển dụng xem CV và phản hồi đơn của bạn

Đừng quên nhắc nhà tuyển dụng xem CV và phản hồi đơn của bạn
Đừng quên nhắc nhà tuyển dụng xem CV và phản hồi đơn của bạn

Đừng quên đơn xin việc Thư ký - Trợ lý bao giờ cũng đi kèm CV xin việc Thư ký - Trợ lý. Do đó, hãy nhắc nhở nhà tuyển dụng rằng họ có thể tìm kiếm thêm nhiều thông tin từ bạn thông qua mẫu CV xin việc. Ngoài ra, bạn có thể bao gồm một lời cam đoan về thái độ, tinh thần làm việc của mình một khi được công ty chấp dẫn trở thành nhân viên.

Cuối cùng, hãy cảm ơn công ty bởi họ đã dành quỹ thời gian quý giá của mình trong việc xem xét những thông điệp trong đơn xin việc Thư ký - Trợ lý của bạn. Nói rằng bạn mong chờ được gặp họ chính thức ở buổi phỏng vấn để bàn bạc kỹ hơn về những gì bạn có thể làm và thông tin công việc.

Tìm việc làm thư ký giám đốc

4. Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý vừa hay vừa chuyên nghiệp? - Sự trợ giúp từ timviec365.com

Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý vừa hay vừa chuyên nghiệp? - Sự trợ giúp từ timviec365.com
Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý vừa hay vừa chuyên nghiệp? - Sự trợ giúp từ timviec365.com

Đơn xin việc Thư ký - Trợ lý khá khô khan nếu như bạn chỉ đặt bút viết lên giấy những dòng chữ cơ bản. Với sự cạnh tranh khá khốc liệt, bạn nên cho nhà tuyển dụng biết yếu tố nào làm bạn trở nên đặc biệt hơn, tiềm năng hơn và phù hợp hơn các ứng viên còn lại?

Một thiết kế mới mẻ, chuyên nghiệp đôi khi sẽ làm nhà tuyển dụng ấn tượng. Chúng cho thấy bạn đã đầu tư công sức không nhỏ vào việc ứng tuyển. Chỉ có những ứng viên thực sự nghiêm túc mới làm được điều này. Timviec365.com sẽ là nơi để thiết kế đơn xin việc Thư ký - Trợ lý của bạn được thăng hoa. Với vô vàn các mẫu được thiết kế theo nhiều phong cách, trải nghiệm ngay để sở hữu đơn xin việc Thư ký - Trợ lý ấn tượng nhất!

Thu gọn

Thông báo

Liên hệ qua SĐT