đơn xin việc vào cơ quan nhà nước

Đơn xin việc vào cơ quan nhà nước thật sự rất quan trọng, nó quyết định đến 40% thành công của bạn. Bạn là một người trẻ, thế nhưng lại muốn theo đuổi con đường đóng góp công sức vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên việc viết đơn xin việc lại đem đến cho bạn không ít phiền toái, hãy theo dõi ngay bài viết này để có cách viết đơn xin việc đúng chuẩn nhất nhé!

Tuyển dụng việc làm

1. Sức hấp dẫn cơ quan nhà nước với bạn trẻ, tạo động lực viết đơn xin việc

Sức hấp dẫn cơ quan nhà nước với bạn trẻ, tạo động lực viết đơn xin việc
Sức hấp dẫn cơ quan nhà nước với bạn trẻ, tạo động lực viết đơn xin việc

Từ trước đến nay, làm việc trong cơ quan nhà nước vẫn luôn có sức hấp dẫn đối với các bạn trẻ. Mặc dù khi xã hội phát triển, các bạn có thể đi theo nhiều con đường khác nhau, vào các tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ với mức lương ngàn đô. Thế nhưng môi trường làm việc trong các cơ quan nhà nước vẫn liên tục tỏa ra một sức hấp dẫn nào đó. Điều này tạo động lực khá lớn cho các bạn viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước.

Nhiều người vẫn còn suy nghĩ làm việc trong cơ quan nhà nước là những công việc nhàm chán, rảnh rỗi, “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, chưa thật sự tạo điều kiện cho người lao động phát triển. Tuy nhiên với suy nghĩ đó thì chỉ là cái nhìn có phần phiến diện từ một phía. Các cơ quan nhà nước vẫn luôn không ngừng thay đổi, làm mới chính bản thân mình, điều đó thể hiện ở việc tuyển dụng nhân sự hàng năm, thay đổi trong cách làm việc.

Ngoài ra, môi trường làm việc cơ quan nhà nước còn tạo động lực cho các bạn phát triển theo đúng khuân khổ chung, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, học hỏi được cách chịu áp lực,... nếu như bạn là một người muốn đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc phát triển đất nước thì còn chờ gì nữa mà không đặt bút viết đơn xin việc ngay.

Đơn xin việc online

2. Đơn xin việc vào cơ quan nhà nước có thật sự quan trọng không?

Đơn xin việc vào cơ quan nhà nước có thật sự quan trọng không?
Đơn xin việc vào cơ quan nhà nước có thật sự quan trọng không?

Đơn xin việc luôn nằm kèm theo bộ hồ sơ xin việc, tuy nhiên đối với đơn xin việc lại thể hiện một vai trò rất quan trọng với ứng viên. Nếu như trong bản CV của bạn thể hiện tổng quan thông tin cá nhâ, trình độ học vấn, những khả năng và kinh nghiệm của bạn. Đây cũng được coi là bản PR tổng quát nhất mà bạn tự viết rồi gửi cho nhà tuyển dụng với mong muốn có một cuộc hẹn phỏng vấn.

Thế nhưng đơn xin việc lại không thật sự tổng quát như vậy, trong đơn xin việc, bạn sử dụng những câu văn thuyết phục nhà tuyển dụng với những lý do không thể nào từ chối. Với tầm quan trọng của một đơn xin việc vào cơ quan nhà nước, bạn càng cần phải đầu tư công sức nhiều hơn. Nếu như muốn biết làm thế nào để có đơn xin việc và cách viết chuẩn thì bạn hãy theo dõi tiếp trong phần dưới nhé!

Việc làm công chức viên chức

3. Cách viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước hay nhất

3.1. Viết phần mở đầu

 Đối với phần mở đầu của đơn xin việc, nhiều bạn cho rằng nó không quan trọng và cũng không thật sự cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết “đầu xuôi đuôi lọt”, bởi thế mà hãy làm tốt ngay từ đầu thì các phần sau tự khắc sẽ tốt lên.

 Viết phần mở đầu đơn xin việc
 Viết phần mở đầu đơn xin việc

Trước khi đi vào phần mở đầu của đơn, chúng ta không thể quên quốc hiệu và tiêu ngữ, hai yếu tố này không thể thiếu được trong đơn xin việc của bạn đâu nhé.

Sau đó là tên đơn xin việc, bạn nên ghi tin hoa và bôi đậm chúng để thể hiện rõ tiêu đề của đơn. Sau đó là phần kính gửi, phần kinh gửi này khá quan trọng, nhiều bạn vẫn chưa xác định được mình phải gửi đơn cho ai. Nếu như bạn đã biết tên người quản lý hay giám đốc nơi đó thì ghi. Còn nếu không bạn có thể ghi như sau:

“Kính gửi: Giám đốc sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội, đồng kính gửi bộ phận tuyển dụng nhân sự cơ quan”

Xong phần kính gửi thì bạn cũng không thể quên giới thiệu về bản thân mình, sau đó là ứng tuyển vào vị trí nào. 

Ví dụ: “ Tôi tên là Nguyễn Thị Hồng

Sinh năm 1989

Địa chỉ: Đống Đa - Hà Nội

Tôi đã tìm hiểu về thông tin tuyển dụng của cơ quan trên, tôi thấy quý cơ quan đang tuyển dụng trưởng phỏng kế hoạch. Sau khi tìm hiểu về công việc cũng như xem xét về khả năng của mình, tôi tự tin ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kế hoạch.”

3.2. Nội dung chính

Nội dung chính của đơn xin việc
Nội dung chính của đơn xin việc

Tiếp theo chính là nội dung phần quan trọng nhất của đơn, bạn cần phải trình bày được khả năng cũng như lý do mà nhà tuyển dụng nên lựa chọn bạn vào vị trí đó.

Ví dụ: “ Sau khi tìm hiểu về vị trí tuyển dụng của quý cơ quan, tôi nhận thấy, bản thân tôi đã tốt nghiệp trường đại học xây dựng Hà Nội, với xếp loại giỏi. Cùng với đó tôi đã có kinh nghiệm 5 năm hoạt động tại vị trí tương đương. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho mình.

Với khả năng giao tiếp của mình khá ổn, tôi tìn rằng với vị trí trưởng phỏng kế hoạch, tôi tự tin mình sẽ đảm nhận tốt được công việc này.

Tôi biết, quý công ty sẽ có nhiều yêu cầu khác nhau cho vị trí này, thế nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức phát huy khả năng của mình để hoàn thành tốt công việc được giao.”

Đó chính là một ví dụ điển hình về nội dung phần chính của đơn xin việc vào cơ quan nhà nước, đặc biệt khi xin vào một cơ quan cụ thể là Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Với phần nội dung chính này, bạn cần phải thuyết phục làm sao, bằng các khả năng và kinh nghiệm của bản thân để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn. Tuy nhiên trong phần này bạn cũng có thể nêu thêm sở thích cá nhân liên quan đến công việc. Điều này để làm gì? chắc chắn sẽ có khá nhiều bạn thắc mắc kông biết tại sao. Đối với một nhà tuyển dụng họ sẽ luôn tin tưởng rằng ứng viên của mình làm tốt và dồn sức lực vào những cái mà họ đam mê. 

Cũng chính vì thế mà bạn có thể thêm phần sở thích liên quan đến công việc để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình hơn nhé!

3.3. Phần kết thúc

Phần kết thúc của đơn xin việc
Phần kết thúc của đơn xin việc

Cuối cùng chính là phần kết thúc của đơn xin việc, có mở đầu, có thân bài mà không có phần nội dung kết thúc thì thật không đúng. Trong phần kết thúc này, bạn hãy khẳng định lại một lần nữa, công việc đó sinh ra là để cho bạn và chỉ có bạn mới phù hợp công việc đó.

Sau đó thì có thể bày bỏ mong muốn được nhận một lịch hẹn phỏng vấn, được làm việc tại quý cơ quan. Cuối cùng không thể thiếu đó chính là lời cảm ởn nhà tuyển dụng và ký tên nhé.

Ví dụ: “ Tôi rất mong muốn được làm việc với quý cơ quan trong thời gian tới. Chính vì vậy mà tôi mong rằng sẽ nhận được một lịch hẹn phỏng vấn để trao đổi cụ thể hơn về công việc”.

Như vậy là chúng tôi cũng đã giới thiệu xong cho bạn cách viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước. Hy vọng rằng từ bây giờ bạn không còn phải lo lắng về vấn đề đơn xin việc sao cho đúng nữa. Với hướng dẫn mà chúng tôi đã giới thiệu cho bạn trong phần này bạn đã có thể tự tin viết đơn rồi đó.

4. Đơn xin việc vào cơ quan nhà nước viết tay hay đánh máy?

Bạn nên sử dụng đơn viết tay hay đơn đánh máy?
Bạn nên sử dụng đơn viết tay hay đơn đánh máy?

Nhiều bạn vẫn thường xuyên đặt ra câu hỏi rằng “nên sử dụng đơn viết tay hay đơn đánh máy?” thật ra bạn cũng không nên quá quan tâm đến vấn đề này. Bởi vì hiện nay sử dụng đơn viết tay hay đơn đánh máy thì cũng đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định của nó. Nếu như bạn có nét chữ đẹp, gọn gàng thì đơn xin việc viết tay cũng sẽ là một gợi ý hay cho bạn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng đó. Tuy nhiên nếu như bạn không thể làm được điều đó thì đừng dại mà viết tay nhé, chữ xấu chính là một điểm trừ lớn cho bạn. Chính vì thế mà hãy sử dụng đơn đánh máy, vừa thể hiện được trình độ tin học vừa không bị lộ khuyết điểm chữ xấu.

Tùy vào mục đích cúng như nội dung bạn muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng mà có thể lựa chọn đơn xin việc vào cơ quan nhà nước viết tay hay đánh máy sao cho phù hợp nhé!

Việc làm kế toán - kiểm toán

5. Lưu ý khi viết đơn xin việc vào cơ quan nhà nước

5.1. Độ dài phù hợp

Độ dài phù hợp
Độ dài phù hợp

Đây là đơn xin việc, chính vì thế mà bạn cần phải đảm bảo yếu tố ngắn gọn, xúc tích. Độ dài phù hợp đối với đơn xin việc là 1 trang giấy A4, bạn không nên trình bày quá dài dòng văn tự, bởi nhà tuyển dụng cũng sẽ không có nhiều thời gian để đọc đâu. Hãy cố gắng đi sâu vào nội dung chính chứ đừng quá lan man nhé. Đây cũng là một trong những yêu cầu tối thiểu về hình thức đơn xin việc bạn cần phải biết đó.

5.2. Sử dụng câu từ phù hợp

Đơn xin việc được lặp đi lặp lại khá nhiều lần trong bài viết này, cũng chính vì đây là một đơn xin việc chứ không phải một bức thư để bạn dãi bày tâm tư tình cảm. Vì thế mà cần phải sử dụng câu từ sao cho phù hợp. Bạn không nên sử dụng các câu văn quá tình cảm, hay thể hiện sự ra mệnh lệnh cho người đọc. Như vậy sẽ khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu và đây cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn không được tuyển dụng đó.

5.3. Đừng bao giờ sai chính tả

Đừng bao giờ sai chính tả
Đừng bao giờ sai chính tả

Bạn đừng bao giờ viết sai chính tả trong đơn xin việc nhé, điều đó thể hiện sự không chuyên nghiệp cùng với những ấn tượng xấu đó. Khi viết xong đơn xin việc, bạn nên kiểm tra lại hoặc nhờ người khác kiểm tra lại giúp mình. Như vậy bạn sẽ không mắc phải lỗi nhỏ nhưng nghiêm trọng này nữa.

Như vậy bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu xong về mẫu đơn xin việc vào cơ quan nhà nước. Với một mẫu đơn chuẩn như vậy, hy vọng bạn đã tự tin gửi đơn của mình.

Chúc bạn thành công!

Thu gọn

Thông báo

Liên hệ qua SĐT