Ngày nay, việc làm thủy sản tại Việt Nam đang rất phát triển và mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân lao động và lợi nhuận cho nhiều chủ đầu tư. Nước ta có nguồn cung thủy sản không hề thua kém những nước như Trung Quốc, Nhật Bản,... Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về việc làm này nhé.
1. Hiểu rõ hơn về việc làm thủy sản
1.1. Nuôi trồng thủy sản là gì?
Nuôi trồng thủy sản là công việc nuôi những loại thủy sinh, tuy vào đặc tính từng loại thì có thể nuôi trong môi trường nước ngọt, nước mặn hoặc nước lợ. Bên cạnh đó sẽ kết hợp với những kỹ thuật và công nghệ như kỹ năng nuôi trồng và kỹ thuật sản xuất để có thể nâng cao một số yếu tố như: năng xuất, nguồn nước, nâng cao việc chọn giống và chất lượng nguyên liệu,...
Ngành nuôi trồng thủy sản là một ngành có phạm vi rất rộng và rất có tiềm năng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, những sinh viên của ngành này sẽ được đào tạo trở thành những kỹ sư nuôi và sản xuất thực vật dưới nước.
Được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn như thiết kế, quản lý và tổ chức cá hoạt động ngành nuôi trồng thủy sản để nghiên cứu và cải tiến những công nghệ để làm ra những sản phẩm mới phục vụ cho việc sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Những việc làm thủy sản này mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nên kinh tế của đất nước, bên cạnh đó còn tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân lao động.
1.2. Một số loại hình nuôi trồng thủy sản tại nước ta
Hiện tại, ở nước ta có những loại hình nuôi trồng thủy sản đang rất phát triển như:
1.2.1. Nuôi trồng thủy sản nước lợ
Đây là hình thức nuôi trồng các loại thủy sản ở những vungc nước lợi, có thể kể đến những khu vực thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ như những bài triều, đầm phá và những cánh rừng ngập mặn.
Đó là những nơi có điều kiện thuận lợi và lý tưởng ở nước ta để có thể nuôi trồng thủy sản nước lợ.
1.2.2. Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ
Nuôi trông thủy sản với quy mô nhỏ hay còn gọi là nuôi trồng thủy sản tự phát với cách thức thực hiện dể dàng, dễ làm và dễ mua giống. Đây được coi là mô hình truyền thống, phổ biến và có ở nước ta từ rất lâu về trước.
Những sản phẩm mà mô hình này sản xuất ra chủ yếu là để phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của gia đình hoặc có thể đem đi bán nhưng số đó rất ít bởi quy mô nhỏ lẻ nên năng xuất sản xuất không cao, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Tuy nhiên, hình thức này thì không cần có kỹ thuật cao, dễ dàng thực hiện và không cần phải bỏ vốn nhiều.
1.2.3. Nuôi trồng bằng những nguồn vốn tự nhiên
Là hình thức đi thu gom những loại giống tự nhiên từ những nới khác nagy từ khi nó còn nhỏ và mang về nuôi trồng và phát triển thành các sản phẩm đạt chất lượng cao để có thể bán ra thị trường hoặc có thể là xuất khẩu đi các nước bạn.
1.2.4. Nuôi trồng thủy sản thương mại
Đây là hình thức nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích bán ra thị trường để thu lợi nhuận về cho mình, loại hình này có thể được thực hiện bởi các quy mô từ nhỏ, vừa đến lớn để tạo ra các sản phẩm chỉ để cung ứng và bán ra thị trường.
1.2.5. Hình thức nuôi trồng quảng canh
Hình thức này có một số đặc trưng như:
- Mức độ kiểm soát về những yếu tố như: môi trường, chất lượng dinh dưỡng, dịch hại và tác nhân gây bệnh không cao.
- Do chi phí bỏ ra sản xuất thấp nên công nghệ sử dung thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất cùng sẽ không cao.
- Phụ thuộc nhiều vào khí hậu và chất lượng nước của khu vực nuôi trồng và sử dụng nhứng khu vực nuôi tự nhiên và không xác định rõ được các đối tượng nuôi trong hình thức này.
1.2.6. Hình thức nuôi thâm canh
Với hình thức này cho ra năng suất cao bởi sử dụng 100% là thức ăn công nghiệp chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và được nuôi theo kỹ thuật và và đặc tính của từng loài riêng biệt.
Mức độ kiểm soát cao về tất cả các yếu tố liên quan, thường xuyên được cung cấp nước và kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo luôn có môi trường tốt nhất cho thủy sản có thể phát triển.
1.2.7. Nuôi trồng trên biển
Hình thức này sẽ nuôi giồng từ khi mới bắt đầu thả và đến khi thu hoạch ngay ở trên biển nhờ những lưới khoanh vùng, bên cạnh đó sẽ kết hợp với những khoa học và kỹ thuật để có thể hỗ trợ nuôi trồng một cách tốt nhất.
2. Những tố chất cần có để có thể có một việc làm thủy sản
Để có thể theo học và làm ngành nuôi trồng thủy sản thì bạn cần có những yếu tố sau đây:
- Là một người yêu môi trường và đặc biệt là những môi trường dưới nước
- Thích tìm hiểu về các sự sống và sự phát triển của những sinh vật sống dưới nước, tìm hiểu về những tập quán cũng như các bệnh thường gặp của chúng
- Thích quan sát và chăm sóc cho sự phát triển của chúng
- Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật dưới nước
- Có thể nghiên cứu thường xuyên về các khía cạnh thiên thiên xung quanh những độngt hực vật đó.
- Có kiến thức cơ bản về chuyên môn, được đào tạo bài bản từ những trường đại học, cao đẳng, trung cấp về ngành nuôi trồng thủy sản hoặc các văn bằng tương đương.
- Một yếu tố nữa giúp bạn có thể theo đuổi và phát triển ngành nghề này đó chính và sự tìm toi, chịu khó, chăm chỉ và sáng tạo trong những nghiên cứu.
Nếu bạn sở hữu những yếu tố trên thì hãy cố gắng trau dồi và phát triển thêm để có thể theo đuổi và phát triển ngành nghề này trong tương lai.
3. Cơ hội việc làm thủy sản
Ngành nuôi trông thủy sản được đành giá là một ngành có nhiều cơ hội việc làm và mang đến nguồn thu nhập không nhỏ cho các kỹ sư sau khi ra trường như:
- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý và điều hành có thể phụ trách những vị trí như: nhân viên nghiên cứu, nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý thị trường,...
- Có thể làm trong những có quan nhà nước như các đơn vị thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp, hoặc các ban sở có liên quan,...
- Làm kỹ sư thủy sản cho những công ty nuôi trồng thủy sản, đây cũng là nơi bạn có thể phát triển và sáng tạo trong những nghiên cứu của mình
- Làm trong viện nghiên cứu, hoặc làm cho những doanh nghiệp nước ngoài, bên cạnh đó bạn cũng có thể ở lại trường trở thành giảng viên và làm cho một số tổ chức xã hội liên quan.
Có thể thấy ngành nuôi trồng thủy sản mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho những kỹ sư tương lai. Tuy nhiên, một câu hỏi được mọi người quan tâm rất nhiều đó là “mức lương cho việc làm thủy sản là bao nhiêu?”
4. Mức lương cho việc làm thủy sản
Mức lương dành cho việc làm này thì sẽ không cố định, nó còn tùy vào nhiều yếu tố như địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn của kỹ sư đó như thế nào.
4.1. Đối với những kỹ sư thủy sản
Được đánh giá là một nghề có tiềm năng phát triển tại Việt Nam thì mức lương cho một kỹ sư thủy sản theo mặt bằng chung sẽ giao động trong khoảng từ 8 triệu đên 20 triệu.
Với một ngành nghề cơ có hội làm việc mở rộng nhưng lại thiếu hụt kỹ sư, hiện nay các công ty lớn đang ra sưc chiêu mộ những kỹ sư thủy sản có năng lực và kiến thức với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn.
4.2. Đối với những sinh viên đi thực tập
Ngày nay, nhiều trường đại học có đươc sự móc nối với những doanh nghiệp thủy sản và đưa sinh viên của họ đến đó thực tập. Thì với trường hợp những sinh viên thực tập sẽ được hỗ trợ mức lương t ừ 1,5 triệu cho đến 2 triệu đồng một tháng và nếu làm tốt có thể sẽ được nhận là nhân viên chính thức của công ty.
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng việc làm thủy sản của các công ty là rất lớn, điển hình là những công ty:
- Công ty TNHH Sx&tm Anh Tuấn tại Cần Thơ
- Công ty Sao Xanh tại Phú Yên
- Công ty TNHH Basa Vina tại Đồng Tháp
- Công ty TNHH Thủy Sản Phát Triển tại Đồng Tháp
Bạn có thể tham khảo tin tuyển dụng của những công ty đó trên Website cảu work247.vn để biết thêm thông tin.
5. Những trường đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản
Bạn đang muốn được đào tạo chuyên sâu về ngành nuôi trồng hải sản và muốn tìm kiếm một trường đào tạo tốt? Hãy tham khảo qua một số trường có đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản dưới đây:
- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
- Đại học nông lâm TP Hồ Chí Minh
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
- Đại học Vinh
- Đại học Tiền Giang
- Đại học Tây Đô
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Nha Trang
- Đại học Hạ Long