Các bản tin tuyển gấp việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận

Làm việc tại tổ chức phi chính phủ - phi lợi nhuận (NGO-NPO) là làm gì? Có cơ hội phát triển như thế nào? Đây là nhóm công việc nhận được rất nhiều sự tò mò. Để giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận và thuận lợi tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại lĩnh vực này, Work247 gửi gắm qua bài viết này những thông tin đầy đủ, rõ ràng nhất về cơ hội việc làm NGO - NPO.

1. Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ - phi lợi nhuận là làm gì?

Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ là làm công tác giúp đỡ những đối tượng khó khăn do bị hạn chế ở nhiều mặt đời sống, điều kiện sống và phát triển không bằng mức trung bình của xã hội. Nhân viên sẽ làm công tác từ thiện và nhiều hoạt động khác dựa vào nguồn tiền được gây quỹ từ tổ chức. Đồng thời cũng được tổ chức trả lương cho sự cống hiến của mình trong tổ chức và xã hội.

Bản chất của công việc phi chính phủ

Với cách gọi khá đặc thù cho nên nhiều người tò mò không rõ làm việc tại tổ chức này sẽ làm những công việc gì? Có được trả lương hay không và cơ hội phát triển, thăng tiến sẽ như thế nào? Sự mơ hồ về thông tin như thế có thể khiến bạn bỏ lỡ đi cơ hội việc làm hấp dẫn từ tổ chức này. Theo chân chuyên gia việc làm tại Work247 khám phá chi tiết các khía cạnh nghề nghiệp và cơ hội việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận nhé.

2. List việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận phổ biến

Tại các tổ chức NGO-NPO có rất nhiều công việc do phạm vi hỗ trợ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu xin việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận, bạn có thể cân nhắc các vị trí này,

Các việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận

2.1. Quản lý dự án

Trong tổ chức phi chính phủ - phi lợi nhuận, nhân viên quản lý dự án được tuyển dụng để xây dựng kế hoạch và tiến hành triển khai các chương trình hoạt động đã lập. Toàn bộ các hoạt động sẽ được người quản lý dự án giám sát chặt chẽ. Mục tiêu to lớn nhất của công việc là đạt mục tiêu kế hoạch đã đề ra. 

2.2. Nhân viên hỗ trợ tài chính

Vị trí này được tuyển dụng ở một số tổ chức phi chính phủ với vai trò quản lý 2 đối tượng là tài chính và nguồn lực. Người phụ trách sẽ phải nắm bắt tình hình ngân sách của tổ chức và xây dựng các kế hoạch sử dụng, chi tiêu vào các hoạt động phù hợp theo kế hoạch hoạt động. Nhân viên sẽ lập báo cáo tài chính chi tiết gửi đến người quản lý.

2.3. Việc làm nhân viên phân tích chính sách

Cơ hội nghề nghiệp phi chính phủ - phi lợi nhuận

Bộ phận này trong tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ phân tích và nghiên cứu các chính sách của tổ chức để qua đó đưa ra đánh giá đối với các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường. Công việc này gồm thu thập dữ liệu để phân tích vấn đề từ đó đưa đề xuất các chính sách phù hợp. Nhiệm vụ sau cùng là lập báo cáo nghiên cứu trình lên người đứng đầu tổ chức. 

2.4. Công tác truyền thông và quan hệ công chúng

Công việc phi chính phủ

Đây là hoạt động quan trọng trong tổ chức phi chính phủ. Nó giúp hình thành ý thức của mọi người đối với hoạt động vì xã hội của tổ chức, đồng thời nâng tầm ảnh hưởng của tổ chức đến cộng đồng. Những người làm ở bộ phận này thường viết nội dung thông tin, truyền tải thông điệp, quản lý về mặt truyền thông online, xây dựng các mối quan hệ và tổ chức sự kiện.

3. Tò mò việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận có lương không?

Trong các tổ chức này luôn có dày đặc công việc cần làm vì thế nguồn lực tại đây khá bận rộn. Hoàn toàn không có chuyện chỉ hỗ trợ “một chút” như một cách “từ thiện” mà thay vào đó, nguồn nhân lực phải liên tục hoạt động. 

3.1. Làm việc tại tổ chức phi chính phủ có được nhận lương không?

Câu trả lời là Có. Theo những điều đã biết, nguồn lực tại tổ chức là lực lượng chính, làm việc thường xuyên và lâu dài. Họ dành nhiều thời gian để làm việc, hoạt động trong tổ chức mà không đủ thời gian để làm bất kể công việc chính thức nào bên ngoài tổ chức. 

Lương được trả cho họ cũng là một phần được tính toán trong chi phí hoạt động của tổ chức phi chính phủ do đó dù bản chất là phi lợi nhuận song tổ chức vẫn cân đối các khoản để trả lương cho nhân viên, đảm bảo mức sống cơ bản cho nhân viên có thể tiếp tục gắn bó và cống hiến công việc. 

3.2. Mức lương trả cho nhân viên tại tổ chức phi chính phủ là bao nhiêu? 

Mức lương của nghề phi chính phủ - phi lợi nhuận

Mỗi tổ chức phi chính phủ sẽ có chính sách hỗ trợ nhân viên khác nhau, mức lương chi trả cũng khác nhau ở từng tổ chức và từng vị trí. Mức lương được trả bao nhiêu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm:

+ Quy mô: Tổ chức hoạt động tầm quốc tế có nguồn lực tài chính lớn hơn nên mức lương hầu hết được trả cao hơn.

+ Vị trí công việc: vị trí cấp quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ có mức lương cao hơn các vị trí cấp dưới.

+ Ngành nghề: lương được trả cao hơn ở các lĩnh vực như y tế - giáo dục, môi trường, phát triển quốc tế. 

+ Nơi làm việc: tùy theo địa điểm được phân công làm việc mà mức lương của một người trong tổ chức có thể sẽ thay đổi. Chẳng hạn tổ chức làm việc tại thành phố lớn hay tổ chức thuộc các quốc gia phát triển, có chi phí sinh hoạt cao sẽ có mức lương cao hơn lương trả ở các tổ chức hoạt động tại nông thôn hay vùng có mức sống thấp.

+ Nguồn lực và nguồn tài trợ: tổ chức có nguồn tài chính lớn và ổn định sẽ có khả năng trả lương cho nguồn nhân lực cao hơn.

Với rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức lương, thật khó để kết luận lương trả cho việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận là bao nhiêu. Dựa theo nhiều số liệu thống kê được về các con số trả cho nhân sự tại các tổ chức này chúng ta có được nguồn thông tin giá trị và thực tế về mức lương được chi trả ở nhiều tổ chức. 

Cụ thể, mức lương trung bình được trả cho nhóm nhân viên mới rơi vào khoảng 7 đến 12 triệu đồng. Với những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 5 năm được trả từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng.

4. Khám phá quy trình tuyển dụng của tổ chức phi chính phủ

Khi đã hiểu rõ về việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận là công việc như thế nào, Work247 tin chắc rằng bạn sẽ có rất nhiều người muốn gia nhập tổ chức này để làm việc và cống hiến hết mình. Vì vậy, tìm hiểu quy trình tuyển dụng tại đây cũng là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm. 

Quy trình tuyển dụng trong các tổ chức NGO-NPO

Mỗi tổ chức có quy trình tuyển dụng khác nhau nhưng mặt bằng chung thì đều thực hiện theo quy trình tổng quan sau đây:

- Đăng tin tuyển dụng: Các tổ chức phi chính phủ thường xuyên tuyển dụng nhân sự. Các thông tin đa số được đăng tải ở nhiều kênh online như trang web chính của tổ chức, website tuyển dụng nhân sự Work247.vn. 

- Nhận và sàng lọc hồ sơ: Ứng viên ứng tuyển sẽ gửi hồ sơ xin việc đến tổ chức. Khi ứng tuyển trên site Work247, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển trực tiếp tại bản tin tuyển dụng và chat ngay với nhà tuyển dụng để tăng cơ hội cạnh tranh. Bạn cần trình bày tốt các thông tin về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng để tạo sự chú ý mạnh mẽ.

- Vòng phỏng vấn: Ứng viên có hồ sơ đẹp được tuyển chọn qua vòng sàng lọc sẽ được mời đến tổ chức phỏng vấn. Tùy theo sắp xếp của tổ chức mà việc phỏng vấn có thể diễn ra qua cuộc gặp trực tiếp hoặc qua video, điện thoại.

- Tham chiếu: Việc tuyển chọn người vào làm việc trong tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận đi kèm các điều kiện khắt khe. Ít nhất phải chắc chắn chọn được người có ý định gắn bó lâu dài, có tâm huyết với các hoạt động công tác xã hội. Muốn kiểm chứng những thông tin cần biết và xác minh thông tin ứng viên cung cấp qua hồ sơ, nhà tuyển dụng sẽ kiểm chứng thông qua những người tham chiếu có mối quan hệ gần gũi hoặc quan hệ công việc với ứng viên.

- Tuyển dụng và thông báo kết quả: Qua các khâu trước đó, người tuyển dụng của tổ chức có thể xác định được mức độ phù hợp của ứng viên và đưa ra quyết định tuyển dụng. Tất cả ứng viên sẽ nhận được một email thông báo trúng tuyển hoặc không.

Như vậy, tìm việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận cũng đem lại cho bạn rất nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Hãy lựa chọn các bản tin tuyển dụng việc làm phi chính phủ - phi lợi nhuận trên trang Work247 để tiếp cận thông tin tuyển dụng chất lượng nhất.