[Hiểu] Về mô tả công việc Solution Architect - Nắm bắt thành công
Theo dõi work247 tạiSolution Architect là một vị trí quan trọng của các dự án xây dựng phần mềm, bởi vậy mà hiện nay các nhà tuyển dụng săn đón rất nhiều ứng viên sáng giá cho công việc này. Hy vọng thông qua bản mô tả công việc Solution Architect dưới đây sẽ giúp bạn có thể tìm được việc làm như ý muốn cũng như phần nào giúp chính nhân sự dễ dàng hơn cho việc tuyển dụng.
1. Bản chất thật về Solution Architect là gì?
Chúng ta không thể phủ nhận về vai trò mà một kiến trúc sư giải pháp (Solution Architect) đem lại cho cuộc sống là sự bao quát rộng rãi khi mà tham gia mô hình kinh doanh trực tiếp ngay từ khi chưa bắt đầu. Nhưng tại sao lại là sự tham gia từ khi chưa bắt đầu? Rất dễ hiểu bởi thông qua đó học có thể nắm bắt được các vấn đề kinh doanh của khách hàng chi tiết và đưa ra được những giải pháp cho việc thiết kế một hệ thống tối ưu hóa hoàn hảo.
Để nhận dạng được một Solution Architect rất dễ vì họ sẽ thường không trực tiếp thiết kế phần mềm mà họ sẽ có sự tập trung cho các tính năng nhiều hơn. Thông qua đó có thể kết hợp cùng với các giải pháp công nghệ hiện đại cho doanh nghiệp phát triển dựa trên hiểu biết của bản thân về kinh doanh và khách hàng.
Hơn nữa một vị trí nắm bắt được những xu hướng công nghệ mới, hiểu được về giới hạn của giải pháp và biết được đâu sẽ là khả năng mở rộng với sự ưu tiên. Cũng như thấy được khả năng bảo trì cho tương lai là gì cũng tùy thuộc vào chính vai trò được đảm nhận có cao hơn hay không?
2. Mẫu bảng công việc Solution Architect cần nắm chắc
2.1. Công việc cần thực hiện là gì?
Về công việc của một kiến trúc sư giải pháp công việc hàng ngày cũng không quá khó khăn vì theo mô hình chung bạn sẽ chỉ xoay quanh các vấn đề về phân tích nghiệp vụ. Cũng như thực hiện các định hướng theo chi tiết nhiệm vụ như sau:
+ Chủ động cho việc thực hiện phân tích và định hướng sớm cho các giải pháp theo nghiệp vụ làm việc hay chính là đưa ra về các điều chỉnh cho việc thúc đẩy phát triển, nâng cao hơn về tính khả thi cho phần mềm.
+ Nắm trong tay về các giải pháp kiến trúc cung cấp đáp ứng theo chính yêu cầu chức năng cần tới cho vấn đề kinh doanh. Thông qua đó có thể chủ động cho việc phân tích, đánh giá về các giải đáp kiến trúc đó và lựa chọn về đâu sẽ là sự phù hợp nhất.
+ Đảm nhận cho việc rà soát hệ thống đang sử dụng để thấy được sự bất ổn và giải quyết khi cần thiết cho những giá trị cốt lõi, các vấn đề được cho là phức tạp. Cũng như từ chính lỗ hổng này có thể rút kinh nghiệm và đưa ra mô hình phù hợp hơn cho công nghệ của doanh nghiệp trong tương lai .
+ Luôn có sự đảm bảo về các phần mềm được thiết kế thực hiện phát triển và thử nghiệm đáp ứng đầy đủ cho các yêu cầu để nhận được kết quả tốt nhất. Cạnh đó là hỗ trợ chính team cho việc xử lý vấn đề phát sinh cho việc chạy thử đó.
+ Biết được về đâu sẽ là mức giới hạn dành cho các giải pháp cũng như sự mở rộng và bảo trì cần thiết thông qua đó phối hợp với ban quản lý của dự án thực hiện theo dõi, tiến hành ý tưởng.
+ Hơn nữa bạn cũng cần đánh giá cho sự ảnh hưởng tác động trực tiếp từ các yếu tố cho vấn đề kinh doanh để hướng dẫn nhóm phát triển có thể giám sát và ứng dụng thực tiễn đạt được các kết quả cao hơn.
+ Luôn lấy khách hàng làm trọng tâm để đảm bảo cho các thiết kế được thực hiện theo đúng nhu cầu người dùng cần tới tạo nên sự tiện ích, sử dụng hệ thống triệt để hơn.
+ Thông qua cách tiếp cận ràng buộc cho vấn đề kinh doanh mà đưa ra các giải pháp tổng thể hơn để loại bỏ được chính những sự ràng buộc không cần thiết.
+ Am hiểu, chứa đựng kiến thức nền tảng tốt nhất về thị trường, giới hạn công nghệ cho lĩnh vực về nghiệp vụ để thực hiện giải quyết thông qua phần mềm trong hiện thực.
+ Có sự kiểm soát được cho chính các xung đột và thách thức được đặt ra thông qua đó tạo nên nền tảng cơ sở cho việc vận hành dự án tăng cao hơn, giúp nhóm duy trì hoạt động tốt đa về việc tạo ra các hiệu quả.
2.2. Tiêu chí đánh giá về việc tốt hay không tốt?
Dù là lĩnh vực nào đi chăng nữa sẽ luôn có những tiêu chí riêng cho việc đánh giá tốt hay không tốt về công việc và ngay cả với kỹ sư giải pháp cũng vậy. Một Solution Architect dù thỏa mãn về các tiêu chí mô tả công việc thì cũng cần chú ý tới các tiêu chí đánh giá khác như dưới đây.
+ Đáp ứng được về việc thay đổi nhanh chóng Maintainability để tránh được việc tốn công sức, tối đa được công sức nhất định cũng như mức độ ảnh hưởng đem lại.
+ Mở rộng Scalability hơn cũng như là sự chủ động cho việc xây dựng cho các tính năng mới nhưng cũng cần tránh cho việc ảnh hưởng tới các tính năng được cho là sẵn có. Tránh cho các sai sót xảy ra gây tốn thời gian và công sức cho việc kết hợp và thực hiện sửa lại.
+ Có sự thiết kế làm sao để cho các module có thể được áp dụng sử dụng phù hợp cho các thiết bị hệ thống khác mà không cần tới sự chỉnh sửa cho Reusability. Luôn giảm thiểu tối ưu nhất cho việc chỉnh lại và thay thế mới.
+ Độ tin cậy sẽ được cho là một yếu tố đánh giá về xây dựng nên một hệ thống phần mềm. Reliability sẽ luôn cần có độ tin cậy cao nhất, hoạt động duy trì ổn định với tính đảm bảo cho sự toàn vẹn dữ liệu giúp người sử dụng có niềm tin dùng.
+ Tiêu chí cho việc test thử nghiệm, xây dựng lên form hệ thống cũng cần phải có sự đảm bảo cho việc an toàn mọi dữ liệu thông tin, chống được các tấn công. Điều này cũng sẽ phụ thuộc vào tùy từng nền tảng mà bạn tham gia chạy.
+ Có một tiêu chí quan trọng nhất được cho là sự đánh giá tổng quan bao gồm tất cả các tiêu chí trên đó chính là Feasibility. Bởi một giải pháp được cho là thành công thì ngoài việc áp dụng đem lại sự khả thi thì còn có sự ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Từ việc sử dụng nguồn nhân lực, tới kỹ thuật hay tính toán thời gian đều cần cân bằng vì đôi khi muốn thành công thì cần tới việc hy sinh của một yếu tố nào đó.
Bởi vậy mới nói dù chúng ta có thực hiện nghiên cứu bất cứ vấn đề nào cũng vậy, dù là am hiểu về mọi mặt kiến thức có đầy đủ về kỹ năng thì các tiêu chí đánh giá cũng không thể bỏ qua. Do đó để trở thành một ứng viên Solution Architect thì hãy “bám” theo các tiêu chí được đề ra trên để tạo nên hiệu quả.
>> Tải ngay mẫu mô tả công việc Solution Architect tại đây: Mô tả công việc Solution Architect.docx
Tìm việc làm nhân viên triển khai phần mềm
3. Vị trí Solution Architect có yêu cầu ra sao?
Do chính bản chất nền tảng là việc phát triển dựa trên phần mềm mà yêu cầu về trình độ cũng sẽ cần tới sự tương xứng tốt nghiệp về công nghệ thông tin, phần mềm lập trình. Cùng đó các nhà tuyển dụng IT có yêu cầu cao hơn về kinh nghiệm cho ứng viên về ít nhất 1 năm am hiểu về một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Hiểu được thể nào là framework cùng cách áp dụng framework vào cho việc thực hiện giải quyết cho bài toán trong việc lập trình kinh doanh.
Ngoài ra, việc suy nghĩ về thiết kế tài liệu một cách logic và khoa học cũng như áp dụng các mẫu có sẵn vào giải pháp để xử lý vấn đề cũng rất quan trọng. Vì thông qua đó có thể nâng cao hơn về chất lượng cũng như độ tin cậy.
Hay về việc ứng viên cần có tư duy mở về thuật toán, ngôn ngữ anh chuyên ngành, phân tích vấn đề và luôn luôn am hiểu thực hiện cho các nghiên cứu công nghệ mới, nắm bắt xu thế mới. Để từ đó có thể đưa ra nền tảng đổi mới hơn, áp dụng chi tiết cho chính các giải pháp đề ra của chính mình.
4. Quyền lợi mà bạn nhận được với vị trí kiến trúc sư giải pháp
Bạn biết rằng nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ thông tin với xã hội được cho là thiết hụt trầm trọng bởi vậy mà các nhà tuyển dụng sẽ luôn sẵn sàng cạnh tranh ứng viên. Thông qua việc đề ra những chính sách về quyền lợi cũng như mức lương hấp dẫn nhất để thu hút được các nhân tài cho mình đóng góp về hiệu quả làm việc đem lại doanh thu. Hơn nữa đây cũng là nghề được cho là có sự hứa hẹn rất lớn không chỉ về mức lương cao mà còn về cơ hội thăng tiến không ngừng.
Theo như một số khảo sát cho thực tế thì mức lương dành cho Solution Architect có sự nhỉnh và phát triển hơn trước đây, cong có sự nổi bật hơn cả với SD (Senior Developer) một lập trình viên chuyên nghiệp. Bởi hiện tại theo xu thế thì xã hội cần tới các sản phẩm, phần mềm quy mô lớn hơn và kết hợp cùng với công nghệ cao. Mà điều này chỉ với kỹ sư giải pháp mới có thể đề ra.
Solution Architect báo cáo thị trường IT 2024 cho thấy mức lương với con số đạt mức $3.981, xếp thứ 3/30 trong bảng xếp hạng nghề nghiệp liên quan. Cho thấy sự bùng nổ khi lựa chọn hướng đi lĩnh vực này là rất đáng dành cho các ứng viên có niềm đam mê lập trình. Hơn nữa về các chế độ phúc lợi, thưởng nhận được lại rất tương xứng theo chính năng lực của ứng viên và kinh nghiệm cống hiến cho nền tảng kinh doanh kinh tế.
Tìm việc làm nhân viên kỹ thuật phần mềm
5. Website work247.vn đem lại việc làm Solution Architect tốt hơn
Đúng như lĩnh vực hoạt động nhắm tới cung cấp việc làm cho các ứng viên trong toàn xã hội thì work247.vn hiện nay đã được xếp hạng “vàng” khi so sánh với các trang tuyển dụng. Từng bước đầu tư phát triển, thay đổi tính năng theo xu thế đã cung cấp hàng trăm hàng nghìn công việc tốt hơn cho ứng viên hàng ngày. Tạo nên một sự vượt trội hơn so chính với các website “đình đám” trước đó.
Khi tham gia tìm kiếm thông tin việc làm tại đây bạn sẽ nhận thấy ưu điểm đầu tiên về giao diện bắt mắt cùng các công cụ hữu ích với thao tác thực hiện đơn giản. Thay vì mất hàng ngày, hàng tuần,...cho việc lựa chọn tránh được sự thất nghiệp thì nay bạn chỉ cần vài giờ là đã giúp mình thoát khỏi sự thất nghiệp với các cơ hội hấp dẫn.
Ngay cả đối với công việc Solution Architect cũng vậy, bạn chỉ cần thực hiện tìm kiếm theo các bước như:
Bước 1: Truy cập giao diện trang chủ của website, nếu muốn nhận tin nhanh hàng ngày hãy bấm đăng ký để trở thành ứng viên sáng giá.
Bước 2: Thanh công cụ tìm kiếm tại mục “Ngành nghề” - lựa chọn về “Solution Architect”. Và nếu bạn muốn lựa chọn tại tỉnh thành gần mình hãy lựa chọn tên tỉnh phù hợp.
Bước 3: Chỉ cần lựa chọn “Tìm kiếm” vậy là đã kết thúc quá trình và tìm bắt đầu chọn lựa theo sự mong muốn của mình và ứng tuyển trực tiếp qua việc “Tạo CV online” là được.
Đơn giản, dễ hiểu là bạn đã được work247.vn cung cấp đầy đủ mọi thông tin cần thiết cũng như sự mô tả công việc Solution Architect chi tiết. Từ đó bạn có thể thấy được điều thiếu sót để trau dồi cho bản thân đáp ứng được vị trí công việc tuyển dụng đầy sự thăng tiến, mở rộng nền tảng như Solution Architect.
1829 0