Bỏ túi top các câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện phổ biến nhất
Hiện nay, nhiều sinh viên theo học ngành điện và muốn tìm việc nhân viên bảo trì điện sau khi ra trường. Họ đang băn khoăn về Câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn. Sự chuẩn bị về kiến thức và các kỹ năng là cần thiết nhưng chưa đủ. Để có thể dễ dàng lọt qua được vòng phỏng vấn thì các bạn còn cần phải tìm hiểu về câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện. Hãy tìm hiểu ngay những câu hỏi được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng nhất trong quá trình phỏng vấn.
1. Những câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện thông dụng
1.1. Câu hỏi 1 – Bạn hãy giới thiệu về bản thân của bạn cho chúng tôi biết
Câu hỏi về bản thân quả thực là một trong những câu hỏi vô cùng dễ gặp mà các bạn nhất định phải chuẩn bị. Vậy để trả lời cho câu hỏi này thì các bạn sẽ trả lời như thế nào?
+ Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng muốn biết được một số thông tin về bản thân bạn, chắc chắn lại một lần nữa về việc xác nhận thông tin của ứng viên mà mình đang phỏng vấn. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng thường sẽ lấy sự giới thiệu của ứng viên để mở đầu cho cuộc phỏng vấn.
+ Gợi ý câu trả lời:
Bạn hãy giới thiệu thật ngắn gọn về bản thân như tên của bạn, chuyên ngành của bạn đã học là gì. Riêng về phần chuyên ngành thì bạn hãy tự tin để nói rõ ràng chuyên ngành học có liên quan đến ngành điện, đây là một cách làm nhà tuyển dụng ấn tượng. Chắc chắn với một người được đào tạo về ngành mà công ty họ đang tuyển dụng thì sẽ rất có khả năng để làm việc tốt phải không nào.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Vâng, xin chào anh/chị, tôi là Hoàng Thùy A, tôi đến từ .... Tôi tốt nghiệp chuyên ngành .... Tôi đã từng làm việc về bảo trì điện tại một/một số công ty như:...
Tôi rất hân hạnh được gắn bó với công ty của anh/chị”.
1.2. Câu hỏi 2 – Nguyên nhân nào khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
+ Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng muốn thông qua câu hỏi này để nhận được câu trả lời của bạn, từ câu trả lời đó mà nhà tuyển dụng sẽ có thể đánh giá được thái độ làm việc cũng như năng lực của bạn khi còn làm việc ở công ty cũ. Biết được lý do nghỉ việc chính là một mấu chốt quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định xem có nhận bạn vào làm việc hay không?
+ Gợi ý câu trả lời:
Dựa vào điều mà work247.vn vừa chia sẻ thì các bạn ứng viên cần hết sức thận trọng khi trả lời câu hỏi này. Bạn cần phải đi sâu vào vấn đề cầu tiến trong công việc, có thể đưa ra các lý do về việc muốn nâng cao trình độ và kiến thức hoặc muốn trải nghiệm và thử sức của bản thân.
Bạn tuyệt đối không nên đưa ra câu trả lời theo kiểu vì thiếu năng lực mà công ty cho nghỉ, hoặc do có xích mích với lãnh đạo của mình nên bạn nghỉ việc. Những điều đó chỉ khiến cho nhà tuyển dụng càng thêm có ấn tượng xấu về bạn. Liệu rằng họ có nhận một người kém năng lực đã bị công ty khác sa thải mà lại nhận về làm việc hay không?
Hoặc bạn xích mích với lãnh đạo cũ của mình và bạn bực dọc rồi dẫn tới quyết định nghỉ việc thì nhà tuyển dụng sẽ chỉ đánh giá bạn là người thiếu kiềm chế, không phù hợp với công việc tại công ty họ và cũng không phù hợp với ngành điện.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Tôi nghỉ việc ở công ty cũ của tôi là bởi vì tôi cảm thấy mình cần phải làm việc ở một môi trường phát triển hơn nữa, mỗi trường cũ không đủ để khai thác hết tiềm năng của tôi”.
Hoặc:
“Do tôi có việc cá nhân đột xuất không thể không nghỉ việc một thời gian. Tôi lo lắng vì quá trình nghỉ phép của tôi sẽ làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc của công ty cũ, cho nên tôi xin nghỉ việc để công ty cũ có định hướng tuyển dụng nhân viên mới làm thay phần việc của tôi, đảm bảo quá trình công việc được diễn ra một cách nhanh chóng và đúng theo dự kiến của kế hoạch”.
1.3. Câu hỏi 3 - Những thế mạnh của bạn đã giúp ích cho bạn trong công việc ra sao?
+ Mục đích của câu hỏi:
Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này là có dụng ý, họ sẽ gián tiếp khai thác những điểm mạnh của bạn, để bạn có thể nói lên được cách mà bạn vận dụng những điểm mạnh đó trong công việc. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng muốn những thế mạnh đó có phù hợp với công việc hay không.
+ Gợi ý câu trả lời:
Khi trả lời câu hỏi này thì có một gợi ý nho nhỏ dành cho bạn nhưng cũng rất hiệu quả, bạn hãy dựa vào những đặc thù riêng của công việc mà đưa ra câu trả lời. Công việc bảo trì điện cần ở người làm việc có kỹ năng và kiến thức gì thì bạn hãy trả lời cho câu hỏi đó. Đó chính là cách mà bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Tôi là một người luôn yêu thích sự nhanh chóng, và tôi cũng rất tỉ mỉ. Cho nên sự nhanh chóng của tôi kết hợp với sự tỉ mỉ, cẩn thận đã giúp cho tôi rất nhiều trong công việc .Nhờ vậy mà tôi không lo lắng gặp phải những sai xót mà vẫn đảm bảo công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng”.
1.4. Câu hỏi 4 – Những lưu ý bạn cần biết khi theo nghề điện là gì?
+ Mục đích của câu hỏi:
Do đặc thù của nghề điện là nguy hiểm, cho nên nhiều nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này với mục đích để xem khả năng xử lý tình huống của ứng viên ra sao? Đồng thời cũng biết được ứng viên đó có kỹ năng làm nghề bảo trì điện hay không? Dựa vào câu trả lời của ứng viên, nhà tuyển dụng cũng sẽ biết được bạn có kinh nghiệm đối với việc bảo trì điện hay không, từ đó sẽ đưa ra quyết định về những kỹ năng có thể đáp ứng được tính chất công việc không?
+ Gợi ý câu trả lời:
Với câu hỏi này thì nhà tuyển dụng đang đưa ra một bản liệt kê dành cho ứng viên, do đó các bạn hãy kết hợp vừa kiến thức mình đã được học vừa kết hợp với những kỹ năng mà bản thân đã rèn luyện. Hãy nhớ những kỹ năng này cần phải liên quan đến công việc bảo trì điện thì mới có giá trị.
Bạn không nên đưa ra những kỹ năng không liên quan, không thiết thực càng làm mất thời gian của bạn và nhà tuyển dụng.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Tôi biết theo đuổi nghề điện tức là thường xuyên phải đối mặt với những nguy hiểm, vì thế tôi luôn trang bị cho mình kiến thức về an toàn điện, đảm bảo thực hiện đúng theo những nguyên tắc về an toàn lao động trong quá trình làm việc như: tuân thủ việc mặc áo bảo hộ trong suốt quá trình làm việc, thường xuyên kiểm tra máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc, nắm rõ các nguyên lý hoạt động điện năng để khi xảy ra vấn đề sẽ kịp thời xử lý”.
Xem thêm: Việc làm điện - điện tử tại Hồ Chí Minh
1.5. Câu hỏi 5 – Hãy trình bày nhiệm vụ chính của nghề bảo trì điện
+ Mục đích của câu hỏi:
Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có nắm vững kiến thức về điện nói chung và trách nhiệm của công việc mà ứng viên đang ứng tuyển hay không. Thông quá đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được năng lực cần thiết của ứng viên đó đến đâu.
+ Gợi ý câu trả lời:
Bạn không nên đưa ra hàng loạt hệ thống lý thuyết rườm rà, dài dòng. Bạn chỉ cần nêu ngắn gọn, đánh trúng vào nhiệm vụ chính mà một kỹ sư điện cần phải làm để giúp ích giải quyết vấn đề về điện năng cho xã hội.
Bạn có thể đưa ra một số đầu việc mà nghề này cần thực hiện và phân tích một vài hoạt động và yêu cầu cần thiết của từng công việc để nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có kiến thức và trình độ, có kinh nghiệm và có khả năng để phân tích vấn đề.
+ Tham khảo câu trả lời mẫu:
“Xét từ công việc của tôi mà nói, nhiệm vụ chính của các kỹ sư bảo trì điện là đảm bảo cho các thiết bị điện được hoạt động tốt, đảm bảo kéo dài tuổi thọ cho những thiết bị điện đó, giảm thiểu những tác động xấu từ bên ngoài vào các thiết bị điện khiến ảnh hưởng tới khả năng hoạt động và công suất của chúng.
Đồng thời, một kỹ sư bảo trì điện cần phải đảm bảo tính an toàn cho người dân khi sử dụng các thiết bị điện, nhận biết nhanh chóng những thiết bị điện đang có dấu hiệu hỏng hóc và gây nguy hiểm...”
Tin tuyển dụng: Tìm việc làm bảo trì điện
2. Một số câu hỏi phỏng vấn bảo trì khác
Nhà tuyển dụng sẽ có thể hỏi nhiều câu hỏi khác ngoài những câu hỏi mà work247.vn đã nêu trên đây. Các bạn cần phải tìm hiểu thêm một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng đưa ra để có kế hoạch cho chính mình, chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng tốt nhất để trả lời từng câu hỏi.
Nhờ vậy mà bạn sẽ giữ được tinh thần tốt và tự tin khi nhà tuyển dụng hỏi bất kỳ câu nào. Sự chuẩn bị trước sẽ luôn giúp cho bạn trở nên nhanh trí và thành công hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi các ứng viên ứng tuyển vào vị trí nhân viên bảo trì điện là gì nhé.
- Bạn đã đạt được những thành tựu gì trong công việc? Bạn tâm đắc nhất điều gì?
- Bạn đã gặp phải thất bại trong công việc bao giờ chưa?
- Bạn nghĩ, 5 năm tới bạn sẽ ở vị trí nào trong công ty?
Đó là một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi thêm bạn khi bạn ứng tuyển vị trí nhân viên bảo trì điện. Hãy sáng suốt để lựa chọn những cách trả lời tốt nhất dành cho mình để dành lấy cơ hội việc làm và một tương lai tươi sáng cho mình.
Xem thêm: [Cập nhật] Mô tả công việc nhân viên bảo trì - Việc làm mọi nơi
3. Kinh nghiệm trả lời các câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện
Khi trả lời phỏng vấn vị trí nhân viên bảo trì điện, các bạn cần phải chuẩn bị trước những câu hỏi mà rất có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi. Những câu hỏi đó đã được nêu rất chi tiết trên đây giúp cho bạn nhanh chóng hiểu được vấn đề mà nhà tuyển dụng đang hướng tới.
Cùng với đó, bạn cần phải thể hiện được sự tự tin trong từng câu trả lời của mình bằng cách nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng khi giao tiếp. Hãy luôn đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích, không lan man vòng vo sẽ gây mất thời gian và mất điểm.
Tiếp theo, bạn cần phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Nghiên cứu cho thấy trang phục và cách ăn mặc sẽ mang đến cho bạn sự tự tin nhất định. Do đó, các bạn sẽ dễ dàng tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn dễ dàng trả lời được những câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện. Hãy nghiên cứu thật kỹ càng về những câu hỏi tuyển dụng được work247.vn trình bày trên đây, đó chính là bí quyết giúp bạn nhanh chóng có được cơ hội việc làm mong muốn.
4084 0