Top 5 câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non được hỏi nhiều nhất

Hoàng Thanh Vân tác giả Work247.vn Tác giả: Hoàng Thanh Vân clock blog07-07-2020

Hiện nay, nghề giáo viên mầm non được xã hội rất trọng dụng, thu hút nhiều bạn trẻ theo đuổi. Để có thể tăng cơ hội trúng tuyển thì ngoài những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo thì các bạn cần phải chuẩn bị nhiều thứ, trong đó có bộ câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non.

Câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non chính là một trong những yếu tố được tìm hiểu rất nhiều bởi những bạn đang chuẩn bị có buổi phỏng vấn vào nghề này. work247.vn nghiên cứu và cung cấp bộ câu hỏi phỏng vấn đang được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng nhất hiện nay, giúp các bạn nâng cao cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn một cách dễ dàng.

Bộ câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non có vai trò quan trọng
Bộ câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non có vai trò quan trọng 

Có thể nói, ngành giáo viên mầm non là một trong những ngành mà rất nhiều bạn trẻ yêu thích, nhu cầu tìm kiếm việc làm rất cao. Để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành này thì các bạn cần phải chuẩn bị trước rất nhiều thứ, trong đó không thể thiếu bộ câu hỏi tuyển dụng đang thịnh hành nhất hiện nay.

Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn vị trí giáo viên mầm non được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều nhất, mang đến những cơ hội việc làm dành cho những ai đang có nhu cầu ứng tuyển vị trí này và chuẩn bị sẽ có một buổi phỏng vấn.

1. Những câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non được sử dụng nhiều nhất

Để có thể chuẩn bị trước những gì mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn, work247.vn xin cung cấp bộ 7 câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non thông dụng nhất thường được các nhà tuyển dụng sử dụng.  

Việc làm giáo viên

1.1. Câu hỏi 1 – Lý do gì khiến bạn quyết định trở thành giáo viên mầm non?

Trả lời cho câu hỏi lý do gì lại khiến bạn quyết định trở thành một giáo viên mầm non?
Trả lời cho câu hỏi lý do gì lại khiến bạn quyết định trở thành một Giáo viên mầm non?

+ Mục đích của câu hỏi:

Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết lý do của các bạn có xuất phát từ trẻ nhỏ hay vì một lý do không liên quan nào khác. Nếu bạn đang ấp ủ những ý định nào đó với trẻ nhỏ thì hãy nói cho nhà tuyển dụng biết về dự định đó của mình.

+ Gợi ý câu trả lời:

Bạn không nên đưa ra lý do có sự phụ thuộc vào những người khác chẳng hạn như “thấy nhiều người theo ngành này” hay “vì ngành này đang là xu hướng của xã hội hiện nay”. Các bạn không nên đưa ra lý do như vậy nếu như không muốn tạo ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng ngay từ câu hỏi đầu tiên nhé.

Khi trả lời, bạn cần phải nhấn mạnh hết sức về ý nghĩa của nghề giáo viên mầm non, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được rằng đây là nghề đòi hỏi động lực và sự cống hiến rất lớn, đó sẽ là lý do thuyết phục tốt nhất để nhà tuyển dụng thấy được bạn có sự phù hợp với nghề hay không.

+ Tham khảo câu trả lời mẫu:

Thực sự, tôi luôn bị cuốn hút bởi trẻ nhỏ, chúng khiến cho tôi muốn được gần gũi mỗi ngày. Tôi muốn được khích lệ tinh thần và giúp trẻ có thể định hướng được những mục tiêu đầu đời của chúng.

Bên cạnh đó, tôi muốn được đồng hành cùng trẻ trong những thử thách mà chúng sẽ gặp phải, tôi muốn được chứng kiến cách mà trẻ có thể tự mình vượt qua khó khăn, giúp trẻ tự phát huy được những tiềm năng tiềm ẩn trong mỗi trẻ”.

1.2. Câu hỏi 2 - Bạn thích nhất điều gì trong công tác giảng dạy mầm non?

Câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non - Bạn thích điều gì trong công tác giảng dạy Giáo viên mầm non?
Câu hỏi phỏng vấn giáo viên mầm non - Bạn thích điều gì trong công tác giảng dạy Giáo viên mầm non?

+ Mục đích của câu hỏi:

Nhà tuyển dụng muốn khai thác điểm nhấn trong công việc, đây là một cách để nhà tuyển dụng khai thác xem bạn có kinh nghiệm gì trong công việc, xem bạn có thực sự hiểu về công việc mà mình đang làm và những gì đang diễn ra xung quanh công việc đó hay không?

+ Gợi ý câu trả lời:

Để trả lời câu hỏi này một cách phù hợp nhất thì bạn nên đưa ra những vấn đề bạn thường chú ý trong quá trình giảng dạy và tiếp xúc với trẻ nhỏ. Vấn đề ở dây vẫn là nhấn mạnh vào những đứa trẻ, bởi chúng là tâm điểm và cũng là mục đích chính mà nhà tuyển dụng hướng tới.

Là một giáo viên mầm non thì mọi sự quan sát sẽ hướng vào trẻ nhỏ thay vì quan tâm những vấn đề không có liên quan đến trẻ. Nếu bạn trình bày được những vấn đề khiến bạn chú ý đối với trẻ nhỏ thì sẽ càng tăng niềm tin của nhà tuyển dụng dành cho bạn. Không chỉ vậy, khi trình bày những điều này, bạn còn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là người có kinh nghiệm với nghề giáo viên mầm non.

+ Câu trả lời tham khảo:

Trong công tác giảng dạy, tôi muốn được thấy trẻ khám phá những điều mới, tôi được chứng kiến và cảm nhận niềm vui của mỗi trẻ khi chúng đã tự mình có thể làm được việc gì đó.

Được quan sát quá trình học hỏi, khám phá tri thức mới của mỗi trẻ khiến tôi cảm thấy công việc của mình thật có ý nghĩa, có thể giúp trẻ có thêm định hướng để chúng có thể làm tốt hơn nữa".

Các câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng anh hay bị hỏi nhất

1.3. Câu hỏi 3 – Những khó khăn bạn gặp phải khi theo nghề giáo viên mầm non?

Câu hỏi tuyển dụng Giáo viên mầm non - Những khó khăn bạn gặp phải khi theo nghề giáo viên mầm non?
Câu hỏi tuyển dụng Giáo viên mầm non - Những khó khăn bạn gặp phải khi theo nghề giáo viên mầm non?

+ Mục đích của câu hỏi:

Phần lớn các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi này, chính vì thế bạn cần chuẩn bị tốt cho câu trả lời. Nhà tuyển dụng muốn khai thác những điểm yếu của bạn thông qua câu hỏi, đồng thời cũng là để thấy được bạn có phải là người dám nhìn thẳng vào điểm yếu của bạn thân hoặc cũng có thể là để biết được bạn có đủ khả năng để nhận biết được những tác động từ ngoại cảnh gây khó khăn trong công việc hay không?

Đồng thời, câu hỏi cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được bạn sẽ bỏ cuộc trước khó khăn hay là người có nghị lực vượt qua khó khăn, tìm ra được những phương án giải quyết các vấn đề mà bạn đang gặp phải.

+ Gợi ý câu trả lời:

Khi đưa ra câu trả lời, bạn cần nhấn mạnh vào khó khăn mà bạn găp phải, đây không phải là khó khăn diễn ra một cách chớp nhoáng mà là những khó khăn tồn tại theo thời gian, trong mỗi phương diện của khó khăn bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn sẽ có phương án khắc phục khó khăn thay vì chứng minh cho họ thấy bạn không có khả năng để khắc phục khó khăn.

+ Tham khảo câu trả lời mẫu:

“Trong quá trình đồng hành cùng rất nhiều trẻ, tôi nhận thấy được trẻ luôn dễ dàng bị phân tán sự chú ý, bị phân tâm trong các hoạt động, vấn đề tâm lý từ gia đình, các mối quan hệ xung quanh có ảnh hưởng tới các hành vi và nhận thức của trẻ... và đó cũng chính là khó khăn mà tôi gặp phải.

Những vấn đề của trẻ cũng chính là thách thức đối với tôi, tôi cũng sẽ dần tìm hiểu để có nhiều kinh nghiệm về vấn đề này, đồng thời cũng sẽ tìm ra được những phương án để giúp trẻ có những phản ứng tích cực trước các vấn đề diễn ra hàng ngày, giúp trẻ tập trung vào vấn đề chúng đang làm.

Một số phương án tôi có thể áp dụng như đưa ra các trò chơi kích thích sự tập trung của trẻ, đưa ra những câu hỏi dành cho từng trẻ phù hợp với từng vấn đề của trẻ để có thể thăm dò được những vấn đề trẻ gặp phải”.

1.4. Câu hỏi 4 – Một giáo viên mầm non có trách nhiệm như thế nào?

Câu hỏi tuyển dụng Giáo viên mầm non - Một Giáo viên mầm non cần có những trách nhiệm như thế nào trong giảng dạy?
Câu hỏi tuyển dụng Giáo viên mầm non - Một giáo viên mầm non cần có những trách nhiệm như thế nào trong giảng dạy?

+ Mục đích của câu hỏi:

Khi đưa ra câu hỏi về trách nhiệm, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có trách nhiệm như thế nào trong chính công việc mà bạn làm. Điều đó cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn có thực sự hiểu sâu sắc về sứ mệnh và trách nhiệm của mình đối với công việc hay không.

+ Gợi ý câu trả lời:

Bạn cần trình bày những gì mà bạn có thể làm trong công tác giảng dạy trước khi nói bao quát về trách nhiệm chung của toàn ngành. Bạn sẽ gián tiếp cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là một người hiểu về ngành, yêu ngành và luôn có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, khẳng định đó là phương châm làm việc của bạn để thêm niềm tin cho nhà tuyển dụng.

+ Tham khảo câu trả lời mẫu:

Trong sứ mệnh giảng dạy đối với ngành mầm non, những giáo viên mầm non không chỉ có trách nhiệm mang đến những con chữ đầu đời mà còn phải giúp cho trẻ thấy được những giá trị của cuộc sống. Những giá trị này sẽ là dịnh hướng rất quan trọng để hình thành nhân cách và sự phát triển của trẻ sau này.

Những người làm trong công tác giảng dạy mầm non cần phải khai thác và thúc đẩy sự đam mê trong mỗi trẻ, có thể đó là niềm đam mê đối với học tập, đam mê ca hát, đam mê với múa nhạc,.. định hướng trẻ đi theo hướng nhận thức tích cực và giúp trẻ nâng cao được tính khám phá, biết kỷ luật và có thể hòa nhập với bạn bè, nâng cao các kỹ năng xã hội trong mỗi trẻ.”

Việc làm giáo dục - đào tạo tại Hà Nội

1.5. Câu hỏi 5 – Những điểm mạnh của bản thân bạn phù hợp với nghề giáo viên mầm non là gì?

Câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non - Những điểm mạnh của bản thân bạn phù hợp với nghề
Câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non - Những điểm mạnh của bản thân bạn phù hợp với nghề

+ Mục đích của câu hỏi:

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những thế mạnh nào phù hợp với tính chất công việc, thông qua những gì mà bạn trình bày thì nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với vị trí công việc này hay không.

Đồng thời, với cách hỏi này thì nhà tuyển dụng cũng gián tiếp có thể biết được những kỹ năng mà bản thân bạn có được để vận dụng trong công tác giảng dạy với đối tượng là các trẻ nhỏ trong độ tuổi mầm non.

+ Gợi ý câu trả lời:

Để trả lời cho câu hỏi này ghi điểm với nhà tuyển dụng thì bạn hãy khai thác từ chính bản thân mình cũng như là tìm hiểu những kỹ năng cần thiết trong ngành mầm non.

Để tạo được ấn tượng tốt nhất thì bạn nên nhấn mạnh vào những điểm nổi bật như là khả năng quan sát, nhận biết các vấn đề của trẻ, có thể lập kế hoạch tổ chức các kiến thức cần đưa vào giảng dạy, giúp trẻ phát huy được những ưu điểm tích cực...

+ Tham khảo câu trả lời mẫu:

Tôi có khả năng quan sát nhanh nhạy, nắm bắt được các hoạt động và những vấn đề mà trẻ mắc phải, kịp thời đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của mỗi trẻ. Ngoài ra thì tôi cũng có thể lên được các kế hoạch để đảm bảo cho trẻ có thể được học tập hiệu quả mỗi ngày.

Tôi là một người yêu nghề, luôn tâm huyết với nghề và cũng có tính kiên nhẫn rất cao trong công tác giảng dạy. Tôi có thể giao tiếp tốt với cả phụ huynh và các trẻ nhỏ để tạo nên mối quan hệ thân thiết và vui vẻ, tạo ra sự gần gũi cho trẻ.”

Xem thêm: [Tiết lộ] Thông tin chi tiết về hồ sơ xin việc giáo viên mầm non

2. Một số câu hỏi khác được nhà tuyển dụng sử dụng khi phỏng vấn

Một số câu hỏi khác được nhà tuyển dụng sử dụng khi phỏng vấn
Một số câu hỏi khác được nhà tuyển dụng sử dụng khi phỏng vấn

Ngoài những câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non phổ biến trên đây thì còn những câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra trong các cuộc phỏng vấn. Các bạn cần tham khảo để có kế hoạch chuẩn bị trước những câu trả lời phù hợp mà gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

- Bạn quản lý lớp học của mình như thế nào?

- Bạn có thể giúp trẻ học theo nhóm hay không? Bằng cách nào?

- Bạn nhận thấy phụ huynh của trẻ có những vai trò như thế nào trong công tác giáo dục trẻ mầm non?

- Hãy trình bày lịch trình giảng dạy và hoạt động một ngày trong lớp mầm non của bạn.

- Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu lớp của bạn có một trẻ vi phạm kỷ luật?

- Bạn đối phó thế nào với phụ huynh nóng tính?

- Bạn thường cho trẻ chơi những trò chơi nào? Ý nghĩa của từng trò chơi ra sao?

- Nếu bạn vô tình làm lạc một trẻ, bạn sẽ xử lý ra sao?

- Bạn kêu gọi phụ huynh phối hợp với mình trong việc giáo dục trẻ như thế nào?

- Rất nhiều phụ huynh không đón con đúng giờ, bạn sẽ làm thế nào trong trường hợp này?

- ...

Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi trong quá trình phỏng vấn, đó là những câu hỏi về kiến thức, kỹ năng và tình hình. Bạn cần tìm hiểu kỹ tính chất của từng câu hỏi để có kế hoạch chuẩn bị các câu trả lời phù hợp nhất với mình.

Xem thêm: Tiết lộ bản mô tả công việc giáo viên mầm non

3. Một số câu hỏi bạn có thể đưa ra cho nhà tuyển dụng?

Câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non - Một số câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng đưa ra
Câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non - Một số câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng đưa ra

Trong quá trình phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng đã đưa ra những cầu hỏi cần thiết, các ứng viên có thể nhận nhận được yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng về việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Hoặc, nếu nhà tuyển dụng không đưa ra vấn đề đó thì bạn cũng có thể đặt vấn đề để có thể hỏi nhà tuyển dụng một số câu hỏi mà bạn muốn được giải đáp. Lưu ý rằng những câu hỏi mà bạn đặt ra cho nhà tuyển dụng nên hạn chết hết mức có thể về lương, chỉ khi được nhà tuyển dụng hỏi thì bạn mới trả lời về vấn đề này.

Những câu hỏi mà bạn đặt ra cho nhà tuyển dụng cần phải hướng đến trẻ nhỏ và những tính chất giảng dạy của trường, các quy định hoặc những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của trường/cơ sở mầm non.

Một số câu hỏi mà bạn có thể hỏi lại nhà tuyển dụng như sau:

- Trường/Cơ sở mầm non có bao nhiêu lớp?

- Mong anh/chị cho tôi biết định hướng phát triển của trường/cơ sở mình là gì?

- Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc mỗi buổi học là như thế nào?

- Những quy định mà trường đưa ra cho các giáo viên mầm non là gì?

- ...

Những câu hỏi trên đây thực sự giúp bạn hiểu rõ hơn về trường/cơ sở mầm non mà bạn đang ứng tuyển, đồng thời cũng có thể cho nhà tuyển dụng thấy được bạn thực sự quan tâm đến công tác giảng dạy của trường, đồng thời có mong muốn trở thành một giáo viên làm việc trong trường/cơ sở.

Tìm việc làm online

4. Những lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non

Những lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non
Những lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non

Khi bạn tham gia vào buổi phỏng vấn giáo viên mầm non, bạn cần phải chuẩn bị thật tốt cả về những kiến thức và tinh thần để có thể vững vàng và tự tin trước nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị trước những câu hỏi và câu trả lời trước khi tham gia buổi phỏng vấn sẽ giúp các bạn cảm thấy tự tin và nâng cao khả năng trúng tuyển hơn.

Trong quá trình phỏng vấn, bạn cần nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng, tuy nhiên không phải là cách nhìn chằm chằm không rời mắt khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, bạn cần phải thể hiện sự chú tâm vào những gì nhà tuyển dụng đang nói, thể hiện bằng ánh mắt, thỉnh thoảng sẽ phải đưa ra hướng khác nhưng vấn sẽ thể hiện được sự tập trung vào từng lời nói của nhà tuyển dụng.

Nếu khi trả lời phỏng vấn, bạn không nhìn vào nhà tuyển dụng mà đưa ánh mắt đi hướng khác, điều đó sẽ khiến bạn làm mất ấn tượng tốt của nhà tuyển dụng, khiến bạn toát lên vẻ thiếu tự tin và đó cũng chính là điểm trừ dành cho bạn.

Hãy nhớ rằng, bạn cần phải có cách nhìn và quan sát vừa phải và khéo léo để không gây cảm giác khó chịu cho nhà tuyển dụng mà vẫn thể hiện dược sự tôn trọng với nhà tuyển dụng rằng bạn đang rất chăm chú lắng nghe những gì họ nói.

Cùng với đó, bạn hãy sử dụng ngôn ngữ xưng hô phù hợp và thể hiện được sự chuyên nghiệp, thay vì bạn xưng “tớ” hoặc sử dụng tên riêng của mình thì hãy xưng “tôi” hoặc “em” nếu bạn ít tuổi hơn người phỏng vấn để thể hiện được sự trang trọng và tôn trọng nhà tuyển dụng.

Hãy sử dụng giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe, rõ ràng, mạch lạc để càng thêm nhấn mạnh cho nhà tuyển dụng biết được rằng bạn là người thực sự thích hợp với nghề giáo viên mầm non.

Luôn giữ nụ cười trên môi và hãy tự tin khẳng định những gì bạn có để nhà tuyển dụng thêm vững tin và khả năng và sự phù hợp của bạn trong nghề giáo viên mầm non.

Như vậy, với bộ câu hỏi phỏng vấn Giáo viên mầm non được work247.vn nghiên cứu và cung cấp, hy vọng các bạn sẽ vận dụng tốt và dành được nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Đừng quên truy cập vào website work247.vn để ứng tuyển vị trí công việc này một cách nhanh chóng, dễ dàng tìm được những tin đăng phù hợp và cũng sẽ dễ dàng đăng tuyển dụng tìm việc gây được sự chú ý với các nhà tuyển dụng tại các trường/cơ sở mầm non.  

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem8186 lượt comment0

Capcha comment
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT