Khám phá tất tần tật ngành Marketing gồm những mảng nào

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Ngày đăng: 09-07-2024

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh, đòi hỏi sự tương tác cao giữa doanh nghiệp và khách hàng thì có thể ví von Marketing như là linh hồn của sản phẩm và dịch vụ, gắn kết hai đối tượng này với nhau. Vậy Marketing gồm những mảng nào?

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Công ty tuyển dụng

1. Marketing có những mảng nào?

Để sản phẩm, hình ảnh thương hiệu đi sâu vào tâm trí của khách hàng, các hoạt động Marketing của doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ. Đó là tính liên tục và thống nhất giữa các mảng Marketing.

Nhiều người cho rằng Marketing là tiếp thị, tiếp thị sản phẩm với thị trường, với khách hàng tiềm năng và người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Nhưng như vậy thì chưa bao quát được hết tầng ý nghĩa của Marketing bời vì rằng trong ngành Marketing có rất nhiều các mảng khác nhau, từ các khâu sản xuất nguyên vật liệu đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Nói một cách nôm na để bạn dễ hình dung thì Marketing là quá trình làm việc với thị trường, bằng cách thông qua trao đổi các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có nhằm để thỏa mãn các nhu cầu từ thị trường và đạt được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vậy thì Marketing đa dạng lĩnh vực như thế nào? Những mảng lĩnh vực đấy liệu có thể là miếng bánh béo bở để bạn nên thử hay không? Hãy cùng khám phá ngay:

Marketing rất đa dạng mảng ngành
Marketing rất đa dạng mảng ngành

Xem thêm: Việc làm content marketing

1.1. Brand Marketing - Thương hiệu của doanh nghiệp

Nếu như Marketing nói chung là sử dụng để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng thì Brand Marketing là cách mà doanh nghiệp làm thế nào để định vị, lưu trữ lại hình ảnh của nhãn hàng trên thị trường và giúp các doanh nghiệp giữ chân những vị thượng đế của mình.

Người làm brand Marketing yêu cầu phải có tư duy logic, óc sáng tạo cũng như khả năng định hướng và dự đoán tương lai để lèo lái và xây dựng bộ định vị thương hiệu tốt cho doanh nghiệp.

Thương hiệu là bộ định vị xuyên suốt
Thương hiệu là bộ định vị xuyên suốt

Trong doanh nghiệp, Brand Marketing luôn được ưu tiên để xây dựng trước, sau đấy mới đến làm Marketing. Hình ảnh thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của mọi doanh nghiệp, kể cả khi sản phẩm mà doanh nghiệp bị đào thải thì hình ảnh về doanh nghiệp vẫn luôn tồn tại.

Ví dụ khi nhắc đến dầu gội Dove, bạn sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm phục hồi tóc. Khi nhắc đến bột giặt Aba, điều đầu tiên có lẽ là những video viral có phần “quá đà” chứ không phải là sản phẩm bột giặt của họ.

Và những điều đấy chính là hình ảnh mà họ muốn xây dựng trên thị trường.

Xem thêm: Việc làm brand executive

1.2. Marketing Research - Chiến binh thầm lặng

Nhiều người nghĩ rằng Marketing phải có đầu óc sáng tạo, điều này là hoàn toàn không đúng. Đối với mảng Research, bạn chỉ cần yêu cầu có niềm đam mê số liệu, khả năng đọc, phân tích dữ liệu từ những cuộc khảo sát nghiên cứu.

Từ đấy, người làm Marketing Research sẽ phải đưa ra các câu trả lời làm khách hàng (client) hài lòng và thỏa mãn. Bộ phận này phải có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp vì họ sẽ tiến hành các cuộc nghiên cứu định tính, định lượng dựa trên nhu cầu và dữ liệu của doanh nghiệp đấy.

Những con số biết nói
Những con số biết nói

Ngược lại, doanh nghiệp phải là bên cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin, tình trạng doanh nghiệp thì kết quả nghiên cứu mới có ý nghĩa.

Đối với lĩnh vực này, bạn sẽ học, trau dồi và có nguồn dữ liệu thông tin thị trường, có sự am hiểu nhất định ở từng lĩnh vực. Chỉ cần một sai số nhỏ ở chất lượng mẫu nghiên cứu cũng dẫn đến kết quả sai lệch. Việc phân tích kết quả dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các mục tiêu cho tương lai.

mẫu cv đơn giản

1.3. Creative Agency - Những chú tắc kè hoa Marketing

Đây chính là bộ máy sản xuất linh hồn cho doanh nghiệp. Sau khi team Brand đưa ra chiến lược hình ảnh, bên Research nghiên cứu khách hàng thì Creative Agency sẽ tiếp nhận các brief của doanh nghiệp, phân tích và phép màu hóa các ý tưởng trên giấy thành những . thước phim quảng cáo, TVC hoành tráng hay các sự kiện kết hợp với KOLs, Influencers,..

Tất nhiên, người làm trong lĩnh vực Creative phải có sức mạnh ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú, màu sắc. Ngoài những yếu tố này thì các ý tưởng của bạn phải đi theo brief của client.

Marketing là luôn phải tư duy sáng tạo
Marketing là luôn phải tư duy sáng tạo

Một số vị trí ở lĩnh vực này: Account (Người tiếp nhận brief từ client) , Art Director (Giám đốc sáng tạo), Designer (Người thiết kế), Content Creative (Người sáng tạo nội dung).

1.4. Trade Marketing - Những cú chạm khách hàng tại điểm bán

Nếu như consumer được coi là vị khách tiêu dùng của Brand Marketing thì shopper - những người mua hàng sẽ là mục tiêu của Trade Marketing. 

Tại điểm bán trực của doanh nghiệp trên thị trường như Vinmart, Trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng chính hãng, bạn có thể thấy những PG tiếp thị dùng thử đồ ăn, giới thiệu sản phẩm, không gian bài trí, các kệ để treo đồ, sản phẩm,... đó chính là Trade Marketing. 

Hoạt động sôi nổi tại điểm bán
Hoạt động sôi nổi tại điểm bán

Và tất cả mọi thứ từ chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mãi, cách thức tổ chức phân phối đều phụ thuộc vào người làm Trade Marketing.

1.5. Digital Marketing - Con át chủ bài xu hướng công nghệ

Nhắc tới Marketing, không thể nào bỏ sót con rồng thoắt ẩn thoắt hiện công nghệ số hóa. Một cách dễ hiểu hơn là việc thực hiện các hoạt động, quy trình Marketing trên môi trường công nghệ số. 

Khi mà người tiêu dùng xu hướng online nhiều hơn, sử dụng các ứng dụng, thông qua thiết bị thông minh để thực hiện mọi giao dịch một cách nhanh chóng, tiện lợi thì doanh nghiệp cũng phải chuyển mình để thích ứng nếu không muốn bị loại bỏ khỏi chiến trường khốc liệt.

Trong mảng Digital Marketing, bạn phải biết sử dụng tối thiểu một số công cụ cơ bản hoặc theo chuyên môn để số hóa các thông tin, kênh phân phối và các quy trình mua hàng của người tiêu dùng. Ngoài ra, người làm trong lĩnh vực này cũng cần phải có kiến thức căn bản về Marketing.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên digital marketing

2. Sức ảnh hưởng của Marketing

Không thể phủ nhận rằng Marketing có một sức mạnh to lớn đối với doanh nghiệp, có thể giúp doanh nghiệp phục hồi sau thất bại hoặc cũng có thể biến doanh nghiệp của bạn trở thành hư vô. 

Ví dụ cụ thể là chiến dịch Proudly made in VietNam của Bitis Hunter chẳng hạn. Chắc hẳn bạn đã từng ít nhiều nghe qua cái tên Bitis - thương hiệu giày Việt Nam nổi tiếng với tính “ăn chắc mặc bền”, sản phẩm không có sự mới mẻ và cải tiến về hình dáng, thiết kế, mẫu mã. Những tưởng Bitis sẽ phải chào sân trước những đối thủ mạnh đến từ nước ngoài như Nike, Adidas thì qua chiến dịch marketing trên, Bitis thành công xoay mình lật ngược tình thế, chiếm trọn tâm trí khách hàng, tăng trưởng doanh thu và cứu rỗi một thương hiệu đứng trên bờ vực sụp đổ.

Sức ảnh hưởng của Marketing
Sức ảnh hưởng của Marketing

Bên cạnh đó, đối với bộ phận người tiêu dùng thì Marketing là cầu nối để họ có thể tìm mua, lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm. Trong giữa vô vàn các sản phẩm cùng loại, nhiều mẫu mã đa dạng và nhiều ưu đãi khác nhau, dựa vào cảm tình qua quá trình làm marketing của doanh nghiệp để khách hàng chọn lựa sản phẩm mong muốn. 

Trong chủ đề vừa rồi, work247.vn đã đưa ra cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về Marketing cũng như Marketing gồm những mảng nào. Hy vọng rằng, bạn sẽ tìm được mảng công việc Marketing phù hợp với khả năng của mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1254 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT