Bản mô tả công việc producer cực chi tiết với mọi lĩnh vực!
Theo dõi work247 tạiNhắc đến producer, bạn nghĩ đến hình ảnh gì? Đó có phải là nhà sản xuất âm nhạc không? Đúng nhưng chưa đủ! Vì producer còn dùng để gọi tên nghề nghiệp của nhà sản xuất phim, nhà sản xuất chương trình, những con người tài hoa luôn đóng góp thầm lặng trong ngành giải trí. Trong bài viết này, chúng ta sẽ được cung cấp những kiến thức chung về producer ở từng lĩnh vực riêng và khám phá công việc của mỗi nghề.
1. Mô tả công việc producer trong âm nhạc
Khi nhắc đến producer trong âm nhạc, người ta sẽ ngầm hiểu đây là công việc nhà sản xuất âm nhạc. Đằng sau những bài hát hot đình đám trên các bảng xếp hạng, không thể không nhắc đến sự nỗ lực của producer.
Nếu bạn đã xem chương trình The Remix (Hòa âm ánh sáng), hẳn bạn sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của nhà sản xuất âm nhạc. Những cái tên đình đám trong nghề sản xuất âm nhạc tại Việt Nam có thể kể đến như là: Đỗ Hiếu, Slim V, Khắc Hưng, Hoàng Tourliver, Huy Tuấn, Nguyễn Hải Phong, Đức Trí, Quốc Trung,...
1.1. Nhà sản xuất âm nhạc làm gì?
Nhà sản xuất âm nhạc chủ yếu làm việc trong phòng thu âm để giúp các nghệ sĩ tạo album. Nhiều người cũng kiêm luôn sáng tác nhạc hoặc trở thành ca sĩ. Nhưng từ producer mà trở thành ca sĩ thì rất hiếm. Đa số producer đều có xuất thân ban đầu là ca sĩ, đó là trường hợp phổ biến có thể thấy ở Việt Nam và thế giới. Điển hình như Sơn Tùng M-TP cũng là một minh chứng cho việc ca sĩ cũng có thể trở thành producer chuyên nghiệp.
Các nhà sản xuất âm nhạc chịu trách nhiệm sản xuất toàn bộ công việc tạo ra âm nhạc thị trường. Họ làm việc chặt chẽ với các nghệ sĩ thu âm và kỹ sư thu âm để đảm bảo mọi thứ chạy trơn tru và theo kế hoạch trong một phiên ghi âm. Họ giám sát và kiểm soát các khía cạnh kỹ thuật của phiên, như vị trí micrô, các bản nhạc được sử dụng, âm thanh và hiệu ứng, nhu cầu của nhạc sĩ và bất kỳ thứ gì khác ảnh hưởng đến chất lượng của âm nhạc cũng như xem các nhu cầu khác của nhạc sĩ và ghi âm.
Producer trong ngành âm nhạc có thể xem xét các nghệ sĩ mới tiềm năng, duy trì mối quan hệ với các nghệ sĩ hợp đồng và có thể đàm phán hợp đồng và thu âm. Họ cũng là người chuyên hòa phối các bản nhạc để có được bản ghi âm hoàn hảo trước khi công bố bài hát đó với công chúng.
1.2. Yêu cầu đối với nhà sản xuất âm nhạc
Để trở thành producer âm nhạc, bạn cần phải có một số kỹ năng chuyên môn như: biết chơi ít nhất một loại nhạc cụ nào đó, am hiểu về âm nhạc, biết sáng tác nhạc, biết các kỹ thuật thu âm,... Đồng thời, producer âm nhạc cũng phải có đầy đủ phòng thu âm và các dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc sáng tạo. Do đó, producer âm nhạc cũng phải là người có nguồn tài chính khá khẩm ngay từ lúc mới bước chân vào nghề.
Bên cạnh đó, producer âm nhạc phải có kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp để mở rộng các mối quan hệ, tương tác nhiều hơn với ca sĩ, biết sắp xếp các đầu việc theo trình tự hợp lý,... Vì producer là công việc mang tính chất liên quan đến cảm hứng sáng tạo nên bạn sẽ phải thật tỉnh táo để không đưa chuyện cá nhân vào chuyện công việc và có chế độ sinh hoạt phù hợp.
2. Mô tả công việc producer trong phim
Bất cứ bộ phim nào cũng có sự hiện diện của nhà sản xuất phim. Nhà sản xuất phim ở đây có thể hoạt động theo hình thức cá nhân hoặc một tập thể, tổ chức.
2.1. Nhà sản xuất phim làm gì?
Một nhà sản xuất phim là người giám sát việc sản xuất phim, được thuê bởi một công ty sản xuất hoặc làm việc độc lập. Các nhà sản xuất phim sẽ lập kế hoạch và điều phối các khía cạnh khác nhau của công đoạn sản xuất phim. Chẳng hạn như: chọn kịch bản, phối hợp viết với biên kịch, chỉ đạo và chỉnh sửa từng khung hình, thu xếp kinh phí cho đoàn làm phim.
Trong "giai đoạn khám phá", nhà sản xuất phim sẽ tìm và chọn diễn viên đáp ứng được đầy đủ yêu cầu và có yếu tố triển vọng để phát triển nhân vật. Sau đó, trừ khi bộ phim dựa trên một kịch bản có thật, nhà sản xuất phim sẽ phải thuê một nhà biên kịch và giám sát sự phát triển của kịch bản. Khi một kịch bản được hoàn thành, nhà sản xuất phim sẽ dẫn đầu một ekip để đảm bảo sự hỗ trợ tài chính để bộ phim có thể được đưa lên màn ảnh chứ không chỉ đơn thuần nằm trên tờ giấy.
Producer của phim cũng giám sát các giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất và hậu kỳ của quá trình làm phim. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là thuê giám đốc và các thành viên chủ chốt khác. Trong khi đạo diễn đưa ra các quyết định sáng tạo trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất thường quản lý các hoạt động kinh doanh và hậu cần, mặc dù một số đạo diễn cũng sản xuất các bộ phim của riêng họ. Nhà sản xuất được giao nhiệm vụ đảm bảo bộ phim được trình chiếu đúng thời hạn và chi tiêu vừa đủ trong ngân sách và có quyền được góp ý về bộ phim.
Cuối cùng, nhà sản xuất sẽ giám sát đầu ra của bộ phim đó, quyết định xem bộ phim này sẽ được phát sóng ở đâu, trên truyền hình hay trên rạp,...
Vì nhiều lý do, nhà sản xuất không thể luôn giám sát tất cả các khâu sản xuất. Trong trường hợp này, nhà sản xuất chính hoặc nhà sản xuất điều hành có thể thuê và ủy thác công việc để liên kết nhà sản xuất, trợ lý sản xuất, nhà sản xuất dây chuyền hoặc quản lý sản xuất đơn vị.
2.2. Yêu cầu đối với nhà sản xuất phim
Nếu bạn là người đã tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh và có bằng Cử nhân liên quan đến chuyên ngành Biên kịch, sản xuất phim thì đây sẽ là một điểm cộng lớn. Bởi để làm tốt với cái nghề này, bạn phải có một quá trình tìm hiểu sâu và khai thác các yếu tố thành công trong phim kỹ càng từ trước đó.
Hơn nữa, producer làm trong lĩnh vực về phim ảnh phải biết khai thác và tận dụng tối đa chất liệu của cuộc sống để đưa vào phim, nhằm tăng tính cảm xúc và truyền tải thông điệp chân thật nhất đến khán giả. Ngoài ra, bạn còn phải liên tục tự trau dồi tư duy phản biện để có được cái nhìn đa chiều về các vấn đề.
Tương tự như producer trong âm nhạc, nhà sản xuất phim cũng phải có khả năng giao tiếp để công việc không gặp khó khăn, gián đoạn, có kỹ năng lắng nghe, suy nghĩ tích cực, sắp xếp thời gian, khả năng lãnh đạo,... Đây là tất cả những kỹ năng mềm mà nhà sản xuất phim cần đáp ứng được.
Tìm việc làm kỹ thuật dựng phim
3. Mô tả công việc producer trong chương trình
Những chương trình game show giải trí mà bạn thường hay thấy trên truyền hình đều không phải ngẫu nhiên mà có. Tất cả đều là kết quả sáng tạo của nhà sản xuất chương trình. Với mỗi chương trình thành công xuất sắc, nhận được sự yêu thích của khán giả chính là động lực to lớn để đoàn sản xuất chương trình tiếp tục phấn đấu, nỗ lực làm việc để cống hiến cho khán giả.
Tại bất cứ đài truyền hình nào, chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy nhà sản xuất chương trình. Nhà sản xuất chương trình thường là những người đã có kinh nghiệm và tiếp xúc lâu năm với truyền hình nên họ mới hiểu được mong muốn và sở thích của khán giả là gì để tạo ra những chương trình phù hợp với văn hóa và mục đích của họ.
3.1. Nhà sản xuất chương trình làm gì?
Nhà sản xuất chương trình/nhà sản xuất truyền hình là người giám sát một hoặc nhiều khía cạnh của sản xuất video trên một chương trình truyền hình. Một số nhà sản xuất đóng vai trò điều hành nhiều hơn. Khi đó, họ sẽ nghĩ ra các chương trình mới và đưa chúng lên truyền hình.
Nếu những ý tưởng, đề bạt của họ được chấp nhận, nhà sản xuất truyền hình sẽ phải tập trung vào các vấn đề ngân sách, kinh phí, hợp đồng, duy trì lịch trình làm việc của cả ekip để đảm bảo chương trình mà họ đưa ra ý tưởng có thể phát sóng.
Trong lúc ấy, một số nhà sản xuất khác tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hàng ngày như viết kịch bản, thiết kế và chỉ đạo.
Nhà sản xuất có thể nghĩ ra một chương trình mới hoàn toàn, chưa từng có trước đây trên màn ảnh để trở thành món ăn tinh thần mới với khán giả. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn rất thiếu những nhà sản xuất truyền hình được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản.
Do đó, một số chương trình được phát sóng hiện nay hầu như được mua bản quyền từ bên nước ngoài vì nội dung hay và đã từng thành công ở các nước đó. Một số ví dụ của những chương trình Việt Nam được mua lại bản quyền từ nước ngoài có thể kể đến như: The Voice, Vietnam’s Got Talent, Hãy chọn giá đúng, Ai là triệu phú,... Còn một ví dụ cho chương trình do đài Việt Nam tự sản xuất là chương trình Chúng tôi là chiến sĩ.
Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên dựng phim
3.2. Yêu cầu đối với nhà sản xuất chương trình
Đầu tiên, bạn phải là người ưa thích sự náo nhiệt, vui nhộn, không khí đông người và các gameshow. Phần lớn các chương trình được sản xuất đều là gameshow hoặc những chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực để thu hút nhiều đối tượng khán giả.
Ngoài ra, trong quá trình làm chương trình, producer phải có một hiểu biết nhất định về chủ đề của chương trình đó. Trong trường hợp thiếu kiến thức, nhà sản xuất phải hợp tác với các chuyên gia, cố vấn hoặc tổ chức đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng. Bên cạnh những kỹ năng mềm, producer cũng phải là người có khả năng xử lý tình huống để kịp thời xử lý những sự cố không may trong quá trình ghi hình.
Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu xong về công việc của producer trong ngành giải trí công nghiệp. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về producer và không mặc định producer chỉ là cụm từ dùng để ám chỉ nhà sản xuất âm nhạc. Có thể nói, producer là một kiểu nghề nghiệp rất thú vị, rất đáng để trải nghiệm nhưng đòi hỏi sự đam mê, bản lĩnh và chất tài hoa, nghệ thuật của những người dám mơ và dám làm.
4756 0