CV Producer - “Sản xuất” CV ra sao để nắm bắt cơ hội cho mình?
Theo dõi work247 tạiProducer được biết đến là vị trí quan trọng trong việc sản xuất các bộ phim, các sản phẩm âm nhạc hay các chương trình truyền hình hiện nay. Nhìn chung, đây là vị trí không thể thiếu trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí truyền hình hiện đại. Và với xu thế phát triển hiện nay thì càng ngày càng có nhiều ứng viên quan tâm đến công việc Producer này. Tuy nhiên, để có thể nắm bắt được việc làm đóng vai trò chủ chốt và quyết định này thì trước hết bạn cần “sản xuất” cho mình một bản CV producer đầy ấn tượng và hấp dẫn.
1. Những nội dung cần chú trọng trong CV Producer
CV Producer được biết đến là một yếu tố không thể thiếu với các ứng viên định ứng tuyển vào vị trí nhà sản xuất hiện nay. Là một nguồn cung cấp thông tin về trình độ cùng với những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc liên quan thì CV Producer đóng vai trò là công cụ truyền tải tốt nhất cũng như chi tiết nhất.
Thông thường, một bản CV online Producer sẽ bao gồm các nội dung chính sau đây như Thông tin chung, Trình độ học vấn và bằng cấp, Mục tiêu nghề nghiệp, Kinh nghiệm làm việc và các Kỹ năng liên quan. Tuy nhiên, không phải phần nào các bạn cũng phải viết thật dài hay thể hiện được tất cả những nội dung liên quan. Sẽ có những nội dung cần chú trọng làm nổi bật và có những nội dung các bạn chỉ cần trình bày một cách vừa đủ thông tin hay nói cách khác đó là đúng - trúng - đủ.
Với vị trí Producer - nhà sản xuất thì những nội dung các bạn cần tập trung để thể hiện được những phẩm chất của mình thực sự phù hợp đó là các phần: Thông tin cá nhân, Kinh nghiệm làm việc cùng với các giải thưởng đạt được và Kỹ năng làm việc. Đây được coi là 3 nội dung chính để nhà tuyển dụng có thể ấn tượng với bạn cũng như giúp bạn trở thành một ứng viên tiềm năng cho vai trò nhà sản xuất.
1.1. Cách giới thiệu bản thân một cách đầy đủ nhất
Giới thiệu bản thân chính al phần đầu tiên xuất hiện trong CV producer của bạn. Đầu tiên đó chính là việc cung cấp các thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ email và địa chỉ thường trú. Đây là những thông tin cơ bản về bạn để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn thông qua những thông tin được cung cấp trong phần này.
Lưu ý khi đưa ra các thông tin trong phần này đó chính là hãy đưa ra số điện thoại và địa chỉ email mà bạn có tần suất sử dụng một cách thường xuyên nhất. Thêm vào đó, địa chỉ email cũng cần một sự chuyên nghiệp nhất định, bởi bạn đang ứng tuyển vị trí nhà sản xuất - người cầm cân và nắm quyền quyết định tất cả một ekip sản xuất cũng như chương trình thực hiện đó.
Bên cạnh những thông tin liên lạc cơ bản thì trình độ học vấn cũng là điều mà bạn nên giới thiệu để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn. Tuy nhiên, với vị trí Producer thì đây là vị trí có tính chất thiên hướng nghệ thuật, nên việc bạn không hề được đào tạo chính quy nhưng vẫn có khả năng đảm nhận vị trí này. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng cấp bằng các chứng chỉ chuyên môn hay các bằng cấp liên quan đến lĩnh vực của nhà sản xuất để thể hiện năng lực chuyên môn của mình.
1.2. Kinh nghiệm làm việc và các giải thưởng - Dấu ấn cá nhân đặc biệt
Kinh nghiệm và giải thưởng được coi là điều quan trọng nhất mà bạn cần làm nổi bật trong CV producer của mình. Với phần này, bạn cần thể hiện được những dấu ấn cá nhân của bản thân mình với nhà tuyển dụng để cho họ biết được vị trí Producer này dành cho bạn. Đặc biệt khi phần kinh nghiệm và giải thưởng sẽ là phần giúp bạn có thể thay thế được cho phần trình độ bằng cấp chuyên môn còn hạn chế của mình.
Những kinh nghiệm liên quan đến vị trí Producer sẽ có thể là việc từng làm việc với các ca sĩ, nhóm nhạc, làm việc trong hậu trường các chương trình, sự kiện,...đều sẽ là những điều khiến nhà tuyển dụng tăng thêm sự ấn tượng với vốn kinh nghiệm của bạn.
Bên cạnh đó, nếu như là một người có niềm đam mê cũng như có được các cơ hội trở thành một Junior Producer hay các Executive Producer,.. thì bạn sẽ thực sự trở thành một nhân tố tiềm năng và đầy triển vọng mà nhà tuyển dụng muốn có được. Việc ký hợp đồng với các nhãn hàng hay các dự án nào đó cũng sẽ trở thành một “vũ khí mang tính sát thương khá cao” với nhà tuyển dụng, qua đó, tăng cơ hội để bạn nắm bắt được vị trí việc làm hấp dẫn cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai.
Ngoài ra, để làm sáng thêm cho bản CV Producer của bạn thì những giải thưởng mà bạn đạt được trong quá trình học tập cũng như trải nghiệm chuyên môn của mình sẽ giúp bạn đạt được hiệu ứng mà mình mong muốn.
Tổng hợp được những kinh nghiệm và giải thưởng liên quan đến vị trí Producer sẽ giúp bạn khẳng định được những phẩm chất và năng lực trình độ chuyên môn để làm nổi bật CV Producer cũng như tạo nên điểm nhấn cho mình trong vô vàn ứng viên khác.
1.3. Kỹ năng làm việc - Sự hỗ trợ thiết yếu
Bên cạnh kinh nghiệm thì kỹ năng chính là điều mà nhà tuyển dụng rất quan tâm ở ứng viên. Bởi đây sẽ là một sự hỗ trợ đắc lực cần thiết để đảm bảo được khả năng làm việc của ứng viên với vai trò là một nhà sản xuất.
Với vị trí Producer thì các kỹ năng cần có sẽ được chia làm 2 loại kỹ năng cụ thể. Bao gồm kỹ năng sử dụng trong lĩnh vực làm việc nghệ thuật và kỹ năng sử dụng các công cụ hay phần mềm hỗ trợ. Với mỗi loại kỹ năng khác nhau sẽ có mục đích sử dụng và ứng dụng khác nhau. Do vậy, khi đưa ra các kỹ năng bạn cũng cần nói rõ tính ứng dụng của nó với công việc Producer mà bạn đảm nhận.
Đầu tiên, với kỹ năng trong lĩnh vực nghệ thuật thì ứng viên cần sở hữu cho mình các kỹ năng liên quan như:
- Kỹ năng về nhạc lý
- Kỹ năng cảm thụ và phân tích âm nhạc
- Kiến thức về các hình thức nghệ thuật
- Kiến thức về các trường phái nghệ thuật,...
Tiếp đến chính là kỹ năng sử dụng các công cụ, phần mềm trong quá trình làm việc. Các kỹ năng có thể kể đến như:
- Kỹ năng sử dụng các nhạc cụ như guitar, trống, kèn, Piano,...
- Kỹ năng sử dụng các thiết bị như máy tính, outboard gear,....
- Có sự hiểu biết và sử dụng các phần mềm hỗ trợ như FL Studio, Ableton,...
Đây sẽ là những công cụ khá cần thiết và quan trọng với một Producer, do vậy, nếu như muốn khẳng định mình là một ứng viên tiềm năng thì những kỹ năng cơ bản trên là điều bạn cần có.
Tuy nhiên, không vì thế mà bạn cố gắng liệt kê ra một loạt các kỹ năng liên quan. Việc đưa ra các kỹ năng cũng phải là những kỹ năng mà bạn có cũng như bạn đã vận dụng tốt trong công việc sản xuất của mình.
Đây được coi là 3 nội dung chính bạn cần chú trọng đầu tư cũng như tạo ra được những điểm nhấn cho mình thông qua bản CV Producer. Việc biết tận dụng được các điểm mạnh của mình và làm nổi bật được nó cũng được coi là một kỹ năng cần thiết của một nhà sản xuất để có thể tạo ra được những sản phẩm ấn tượng nhất.
Xem thêm: Việc làm Nghệ thuật - Điện ảnh được cập nhiệt liên tục và đầy tiềm năng tại work247.vn
2. Lựa chọn hình thức CV Producer sao cho chuyên nghiệp?
Là một nhà sản xuất có tư duy và thiên hướng nghệ thuật nên bên cạnh nội dung thì hình thức của bản CV producer cũng cần được đầu tư và quan tâm. Vậy, lựa chọn phong cách và màu sắc CV producer như thế nào để thực sự ấn tượng.
Xem thêm: Cơ hội ứng tuyến Editor Video hot nhất hiện nay trên work247.vn
2.1. Phong cách CV Producer nên lựa chọn?
Thông thường, vị trí Producer thì các bản CV sẽ được thiết kế với phong cách đậm chất nghệ thuật cũng như khá ngầu và thể hiện được chất riêng của mình. Ví dụ như với vị trí nhà sản xuất âm nhạc thì những hình ảnh được đưa vào trong CV có thể kể đến như hình ảnh của đàn, trống, các nốt nhạc, khuông nhạc,... Hay vị trí nhà sản xuất phim thì các icon được ưa chuộng như hình ảnh cuộn phim, camera,...
Các phong cách được ưa chuộng trong CV Producer sẽ thường khá “bụi bặm” và mang yếu tố đậm chất nghệ thuật khá cao. Nhìn vào bản CV sẽ thường toát lên được màu sắc mà nhà sản xuất cũng như ứng viên đó hướng tới.
Bên cạnh đó, với ảnh đại diện được đưa vào trong CV Producer thường sẽ được chỉnh sửa và lựa chọn bức ảnh mang tính nghệ thuật cao. Điều này khác với những ảnh đại diện trong CV xin việc thông thường khác.
2.2. Những màu sắc nào làm nổi bật CV Producer?
Với màu sắc trong CV Producer thì các màu sắc chủ đạo thường được lựa chọn sẽ là những màu sắc thể hiện phong cách nghệ thuật cá nhân hoặc là những màu sắc tạo nên một sự phản xạ mang tính tích cực từ mắt.
Các tone màu ấm như đỏ, cam sẽ thường được kết hợp với màu đen để vừa thể hiện được sự nổi bật cho CV nhưng vẫn đem lại một sự bí ẩn cần được khám phá cho bản CV Producer. Thêm vào đó, các gam màu như xám, đen cũng thường được các ứng viên “nhà sản xuất phim” lựa chọn bởi thiên hướng nghệ thuật thứ 7 này đem đến cảm giác khá cũ kỹ cũng như đầy chiều sâu được thể hiện và bao trùm trong đó.
Việc lựa chọn các gam màu pastel như hồng, tím hay xanh cũng sẽ là một điểm nhấn màu sắc khá thu hút nếu như bạn thích phong cách âm nhạc acoustic nhẹ nhàng,...
Lưu ý cho các bạn trong việc lựa chọn màu sắc trong bản CV Producer của mình chính là việc phù hợp với phong cách mà bản CV hướng đến. Điều này sẽ giúp cho bản CV có sự hài hòa và thống nhất về mặt hình thức, tạo sự ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên với nhà tuyển dụng trước khi bước vào việc đọc chi tiết nội dung bản CV producer của bạn.
Nếu như bạn lựa chọn theo kiểu chắp vá thì CV producer sẽ dễ dàng có tình trạng không có sự đồng nhất, dẫn đến việc bị đánh giá là “kém thẩm mỹ” là điều rất dễ xảy ra. Mà một nhà sản xuất thì không nên sở hữu kỹ năng này một chút nào.
Tổng thể, việc chọn phong cách và màu sắc cho CV đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo CV. Bởi đây được coi là một công đoạn “make up” cho bản CV Producer của bạn thêm ấn tượng và bắt mắt hơn rất nhiều. Thêm vào đó nó còn thể hiện được gout thẩm mỹ cũng như phong cách cá nhân của một “nhà sản xuất chuyên nghiệp” trong tương lai.
3. Những yếu tố giúp bản CV producer trở nên hoàn hảo hơn
Nội dung ổn, hình thức thu hút, thế nhưng bản CV producer vẫn chưa thể được coi là hoàn hảo nếu như còn tồn tại những yếu tố sau đây:
- Lỗi sai chính tả, ngữ pháp trong CV producer.
- Cách trình bày văn bản trong CV producer thiếu chuyên nghiệp khi bố cục được phân chia không rõ ràng, lỗi về font chữ, nội dung quá dài.
- Những thông tin đưa ra thiếu sự chính xác và đảm bảo độ tin cậy.
- Bản CV producer được in ra hay gửi đi thiếu sự chuyên nghiệp trong việc lựa chọn định dạng phù hợp cũng như chất lượng in.
Đây được xem là những lỗi rất cơ bản và dễ mắc phải của các ứng viên trong quá trình tạo lập CV producer cho mình. Vì thế, để bản CV producer được hoàn hảo và phát huy được hết các công năng của mình thì bạn cần:
- Kiểm tra và rà soát thật kỹ để đảm bảo không có lỗi chính tả hay ngữ pháp nào còn xuất hiện trong CV xin việc producer của mình.
- Lựa chọn các font chữ phổ biến để bản CV dễ đọc và chuẩn nhất. Ví dụ như Times New Roman, Arial,... Độ dài của CV cũng chỉ nên gói gọn từ 1 - 2 trang A4 mà thôi.
- Các thông tin đưa ra cần đúng sự thật cũng như có độ tin cậy cao khi sử dụng các từ khóa là những con số hay chỉ sự thăng tiến, khen thưởng.
- Với CV producer nên lựa chọn định dạng PDF để gửi cho nhà tuyển dụng cũng như chọn lựa chất lượng giấy in phù hợp, đảm bảo bản CV producer được in ra đúng như mẫu đã thiết kế. Đây được coi là một yếu tố thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong những công việc nhỏ nhất với vai trò của một nhà sản xuất.
- Sử dụng các mẫu CV Producer có sẵn. Đây được coi là một giải pháp an toàn để các bạn có thể có cho mình một bản CV producer chuyên nghiệp cũng như chuẩn chỉnh về mặt hình thức và các nội dung cần thể hiện.
Có thể nói, CV producer sẽ phát huy được những thế mạnh của mình nếu như nó được đầu tư một cách đúng đắn. Và những thông tin trên đây về CV Producer mong rằng đã giúp các bạn hiểu được rõ hơn về loại CV này cũng như nắm bắt được cho mình cơ hội việc làm nhà sản xuất hấp dẫn.
1401 0