Mô tả công việc Event Production Manager chính xác cho ứng viên

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Event Production Manager mặc dù là một cụm từ khá mới nhưng thực chất công việc này sớm đã tồn tại trong ngành sự kiện và thực sự là một vị trí quan trọng. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ hết về công việc này cũng như trách nhiệm cao cả của một người quản lý sản xuất sự kiện ấy. Vậy bài viết sau sẽ là mô tả công việc event production manager đầy đủ nhất.

 
Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm tổ chức sự kiện

1. Giới thiệu chung về vị trí Event Production Manager 

Giới thiệu chung về vị trí Event Production Manager
Giới thiệu chung về vị trí Event Production Manager 

Event Production Manager là một cụm danh từ tiếng Anh có nghĩa là Nhà quản lý sản xuất sự kiện. Nhìn chung đó là một vị trí thuộc nhóm ngành nghề sự kiện, có nhiệm vụ giám sát cũng như cung cấp các sản phẩm phục vụ cho sự kiện. Nói một cách khác thì Event Production Manager chính là người chỉ huy trong việc kết nối giữa nguồn cầu của sự kiện với các nguồn cung bên ngoài, từ đó đảm bảo sự đầy đủ về thiết bị, vật dụng, … trong sự kiện. Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, vị trí Event Production Manager khá là khó tìm kiếm vì nó thường chỉ có ở những sự kiện lớn hay những công ty sự kiện nước ngoài. Trong khi đó công việc nhiệm vụ chính của quản lý sản xuất sự kiện lại thường hay được sát nhập với nhiệm vụ của những người làm nhiệm vụ về ý tưởng. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng vị trí này gắn liền mật thiết đối với nền văn minh nhân loại. Cho nên khi xã hội và nền kinh tế nước nhà đang ngày càng phát triển thì đồng nghĩa ngành sự kiện của bắt đầu sôi động hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các vị trí việc làm và công việc cụ thể để tổ chức một sự kiện cũng sẽ nhiều hơn. Việc tách biệt hẳn vị trí event production manager là cần thiết để giảm bớt áp lực cho các trưởng nhóm, trưởng ban tổ chức sự kiện. Kèm theo đó thì vị trí này cũng cần đòi hỏi những kỹ năng và chuyên môn nhất định ở người làm. Cho nên event production manager có những tiềm năng nhất định để trở thành một nghề đáng để theo đuổi.

2. Những trách nhiệm công việc chính của Event Production Manager

Vì là một vị trí quản lý cho nên công việc của Event Production Manager cũng chú trọng nhiều hơn về vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, điều phối các nhân viên của mình. Tuy nhiên vai trò quản lý này sẽ thể hiện cụ thể trên các khía cạnh về sản xuất sự kiện, cụ thể là dàn dựng phần cứng chương trình. Trong đó, các nhiệm vụ cũng tương ứng với các khâu mà đội Event Production phải thực hiện và người quản lý sản xuất chính là người dẫn dắt trong từng khâu đó. Cụ thể đó là:

2.1. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm 

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm 

Nhiệm vụ đầu tiên của một quản lý sản xuất sự kiện đó là phân công nhiệm vụ cho các thành viên của mình. Sau khi nhận một bản kế hoạch, ý tưởng từ các bộ nội dung thì nhóm Event Production sẽ bắt đầu tiến hành triển khai các ý tưởng đó. Quản lý sản xuất chỉ phân công và chỉ định từng nhân viên sản xuất để “take care” cho từng mục như: sản phẩm truyền thông, đồ dùng BTC, thiết bị sân khấu, phông bạt, rạp, hệ thống âm thanh, hệ thống ánh sáng. 

Event production manager sẽ phải đảm bảo tất cả các danh mục đều được thực hiện đồng thời và bài bản, đạt hiệu suất chuẩn bị tốt nhất. Đương nhiên để làm được điều này,  quản lý sản xuất sự kiện phải hiểu rõ được ai là người có kinh nghiệm và thế mạnh để có thể phân công công việc có hiệu quả nhất. Đồng thời luôn bám sát việc thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên.

2.2. Xem xét và quyết định lựa chọn các nguồn cung 

Nhiệm vụ thứ hai mà các Event Production Manager phải chịu trách nhiệm hoàn thành đó chính là xem xét và quyết định lựa chọn nguồn cung. Yếu tố về chi phí luôn quan trọng trong tổ chức sự kiện. Cho nên đặc biệt khâu về sản xuất phải đảm bảo được việc cân đối chi tiêu giữa nguồn chi tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo đủ số lượng và chất lượng theo kế hoạch đề ra. Chính vì thế mà người quản lý vẫn cần phải xem lại và quyết định việc sử dụng nguồn cung nào tối ưu nhất.

Xem xét và quyết định lựa chọn các nguồn cung
Xem xét và quyết định lựa chọn các nguồn cung 

Việc xem xét phải được dựa trên 3 yếu tố: thứ nhất đó là giá thành sản phẩm, thứ hai là chất lượng sản phẩm và thứ ba là sự phục vụ. Bên cạnh đó việc cung cấp cũng phải được diễn ra đúng thời gian để đảm bảo tiến độ tổ chức chương trình và sự kiện. Vậy nên, yêu cầu đối với các event production manager phải cực kỳ có kinh nghiệm trong vấn đề này mới có thể đảm bảo được việc hoàn thành nhiệm vụ.  

2.3. Bố trí và điều khiển lắp đặt, bày trí 

Nếu chúng ta để ý, trước khi diễn ra mỗi sự kiện luôn có một người túc trực 24/24h tại các sự kiện đó để bố trí và điều khiển lắp đặt, bài trí thiết bị, bàn ghế, … Mặc dù việc bài trí này trên thực tế đã được thiết kế trên bản vẽ của nhóm design và decor, tuy nhiên khi bắt tay vào hiện thực hóa nó thì cần có một người đứng ra để chỉ đạo. Người đó phải hiểu rõ về kích thước, quy mô, đặc điểm của địa điểm tổ chức để có thể bài trí được sự kiện một cách hợp lý nhất. 

Song song với việc chỉ đạo lắp đặt các hệ thống bàn ghế, đèn chiếu sáng, âm thanh, sân khấu, … thì Event Production Manager cũng phải bố trí từng cá nhân để trông coi và theo dõi các bộ phận đã được lắp đặt đó, tránh việc đổ vỡ hay thiếu xót. Sau đó nhà quản lý sẽ ghi chép lại các phần này để đảm bảo rằng các thiết bị, vật dụng, từng bước diễn ra sự kiện được đảm bảo đúng kế hoạch và tiến độ. 

Bố trí và điều khiển lắp đặt, bày trí
Bố trí và điều khiển lắp đặt, bày trí 

2.4. Tổng duyệt chương trình 

Ngoài chịu trách nhiệm về các phần cứng trong chương trình sự kiện, các event production manager còn có nhiệm vụ tổng duyệt chương trình, chạy thử các thiết bị, bộ phận trước khi bắt đầu. Từ nhóm lễ tân, đón chào và check in, cho đến các nhóm về sân khấu, khán đài đều phải được tập dượt kỹ càng để không xảy ra một lỗi nào. Có thể hình dung ở nhiệm vụ này, quản lý sản xuất sự kiện giống như một “nhạc trưởng” đang chỉ huy “dàn nhạc” của mình.

Mục đích của việc tổng duyệt này chính là để phát hiện các lỗi hay thiếu sót trong khâu sản xuất, đồng thời có những kế hoạch dự phòng giúp cho sự kiện được diễn ra thành công. Không những thế, đây còn là cách để nhà quản lý sản xuất sự kiện có thể chắc chắn lại timeline của chương trình và nhắc nhở về từng lưu ý cụ thể đối với từng nhóm bộ phận tổ chức sự kiện.

Các bạn có thể tham khảo một bản mô tả công việc Event Production Manager cụ thể dưới đây!

 Mô tả công việc EVENT PRODUCTION MANAGER.doc

Mô tả công việc Event Designers

3. Quyền lợi và mức lương đối với Event Production Manager 

Với vị trí Event Production Manager hiện nay cơ hội việc làm là không thiếu, bởi lẽ đó vừa là một công việc mới nhưng cũng đồng thời đang diễn ra trên nền tảng xã hội phát triển. Vậy nên khi các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng tách biệt hẳn một vị trí dành cho quản lý sản xuất sự kiện điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ trả một mức lương hậu hĩnh cho người đảm nhiệm được vị trí này. 

Quyền lợi và mức lương đối với Event Production Manager
Quyền lợi và mức lương đối với Event Production Manager 

Mức lương của một quản lý sản xuất sự kiện hiện nay trung bình ở ngưỡng là 10.000.000đ. Đây là mức lương cứng cơ bản dành cho vị trí này, tuy nhiên sẽ còn những mức thưởng khác theo từng sự kiện và chương trình cụ thể. Nếu sự kiện được diễn ra thành công, thu hút được nhiều nguồn tài trợ và nguồn thu vào của khán giả thì quản lý sản xuất còn được trích thêm hoa hồng, hay còn gọi là lương mềm phụ cấp. Vậy nên mà con số lương thưởng cộng lại cũng có thể lên tới 15.000.000 đồng.

Ngoài mức lương hấp dẫn thì vị trí Event Production Manager còn nhận được rất nhiều quyền lợi đi kèm khác. Chẳng hạn như:

​Tìm việc

4. Tiêu chí tuyển dụng Event Production Manager 

Bất kỳ công việc vị trí nào, đặc biệt là trong lĩnh vực sự kiện thì đều cần ứng viên hội tụ đầy đủ tất cả yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ, … Đối với vị trí Event Production Manager cũng vậy, ứng viên phải vừa có được những kỹ năng chuyên môn của mình trong việc sản xuất sự kiện đồng thời cũng phải sở hữu những khả năng điều phối, lãnh đạo của mình. 

Nhiều người nghĩ rằng Quản lý sản xuất sự kiện chỉ đứng một chỗ và chỉ tay năm ngón thì cần gì những yêu cầu về kỹ năng. Trên thực tế đây lại là một vị trí mà đòi hỏi về kỹ năng nhiều nhất trong các vị trí ngành sự kiện. Bao gồm:

Tiêu chí tuyển dụng Event Production Manager
Tiêu chí tuyển dụng Event Production Manager 

Đặc biệt ưu tiên với những ứng viên đã có kinh nghiệm làm tổ chức sự kiện khoảng ít nhất 2 năm. Một số công ty hoặc sự kiện có quy mô lớn còn yêu cầu ứng viên của mình phải từng đảm nhiệm một vị trí tương đương trước đó. Cho nên đây cũng là áp lực nhất định khi đi ứng tuyển Event Production Manager của ứng viên. 

Không chỉ vậy, các ứng viên ứng tuyển vị trí này còn phải thừa hưởng những phẩm chất, tích cách, tác phong làm việc như:

Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về mô tả công việc Event Production Manager. Các bạn có thể dựa theo những thông tin này để đối chiếu với bản thân xem có thực sự phù hợp với công việc hay không. Vì là một vị trí mới trong ngành sự kiện cho nên nó cũng có những áp lực và cơ hội nhất định. Nếu một ứng viên quyết tâm theo đuổi và có cho mình một định hướng rõ ràng, thì chắc chắn sự nghiệp Event Production của bạn sẽ trong tầm tay.

Tìm việc làm nhân viên sự kiện

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2428 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT