Cách trình bày CV Procurement Manager chuẩn phong cách quản lý
Theo dõi work247 tạiProcurement Manager thường được hiểu là người quản lý mua sắm trong doanh nghiệp. Đây là vị trí rất quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào, chính vì thế mà khi tuyển dụng nhà tuyển dụng cũng sẽ đưa ra những yêu cầu vô cùng khắt khe từ bản CV mà bạn nộp đến. CV Procurement Manager đang là một rào cản lớn với nhiều ứng viên vì bạn không biết trình bày ra sao, thể hiện như thế nào? Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn trình bày CV Procurement Manager chuẩn theo phong cách người quản lý nhất.
1. CV Procurement Manager thể hiện năng lực của bạn
Dường như để ứng tuyển thành công vào vị trí Procurement Manager đang là mục tiêu của rất nhiều người, đặc biệt là với các bạn trẻ hiện nay. Procurement Manager – quản lý mua sắm đang giữ một vai trò đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp, khi tuyển dụng đương nhiên nhà tuyển dụng cũng sẽ chọn mặt gửi vàng, tìm kiếm nhân tài cho công ty của mình.
Chắc hẳn nhiều bạn trẻ sẽ không rõ CV Procurement Manager ngoài việc đáp ứng yêu cầu hồ sơ của nhà tuyển dụng thì nó còn thể hiện điều gì? Đối với một CV Procurement Manager sẽ thể hiện rõ và khái quát nhất năng lực cá nhân của bạn. Thể hiện bạn có khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc và phù hợp với vị trí Procurement Manager đó. Chỉ khoảng 1 trang thông tin ngắn ngủi về bản thân, nhưng nó đã giúp bạn làm sáng từ trình độ chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, kinh nghiệm và thành tích,…đương nhiên đây sẽ là những đặc điểm, tiêu chí mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.
CV Procurement Manager với một vai trò vô cùng quan trọng đối với từng ứng viên, là công cụ hỗ trợ bạn giành điểm tuyệt đối từ con mắt nhà tuyển dụng. Chính vì thế mà bạn sẽ không thể sơ sài với CV xin việc của mình đâu.
2. CV Procurement Manager có bố cục như thế nào?
Để có một bản CV vị trí Procurement Manager hoàn hảo nhất và chuẩn nhất thì bạn cần phải hiểu rõ bố cục của CV Procurement Manager như thế nào? Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhà tuyển dụng cũng khuyến khích sự sáng tạo của ứng viên hơn vì thế mà sẽ không đặt ra bất kỳ một quy chuẩn nhất định nào về bố cục CV. Ứng viên có thể thoải mái lựa chọn phong cách, bố cục mà mình yêu thích, miễn sao nó phù hợp với tiêu chí, yêu cầu chung là được.
Tuy nhiên, đối với vị trí Procurement Manager ở một số doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lại đưa ra các yêu cầu về bố cục sẵn. Nhưng khi trình bày bạn có thể linh hoạt sắp xếp làm sao cho hợp lý, sáng tạo và khoa học là được.
Các nội dung chính cần xuất hiện trong CV Procurement Manager cũng sẽ giống như các CV khác, bao gồm một số nội dung như: Thông tin cá nhân, thông tin trình độ học vấn, thông tin kinh nghiệm, thông tin mục tiêu, thông tin kỹ năng, thông tin về giải thưởng và một số thông tin khác kèm theo. Với các nội dung này được chia thành nhiều kiểu bố cục, sắp xếp khác nhau tùy theo phong cách mà bạn lựa chọn. Hiện nay có một số bố cục được sử dụng khá phổ biến cho vị trí Procurement Manager như:
+ Bố cục cổ điển
+ Bố cục bản đồ
+ Bố cục dòng thời gian
+ Bố cục đồ thị
+ Bố cục kết hợp hình ảnh, icon khác nhau
Tùy vào mục đích cũng như thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng mà sử dụng các bố cục sao cho hợp lý nhất. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết, bố cục chỉ là một phần nội dung nhỏ, nội dung chính vẫn là thông tin và cách trình bày trong CV Procurement Manager của mình.
Tham khảo: CV Purchasing Manager
3. Cách trình bày CV Procurement Manager chuẩn theo phong cách quản lý
Sẽ không giống với những vị trí công việc khác, Procurement Manager là vị trí quản lý mua sắm trong doanh nghiệp chính vì thế mà thông thường người phỏng vấn, xem CV của bạn sẽ là giám đốc, phó giám đốc, những người có vị trí cao trong doanh nghiệp đó. Để có thể tạo được ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng, bạn đừng quên cách trình bày CV Procurement Manager chuẩn nhé.
3.1. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn là điều không thể thiếu
Đầu tiên đối với một Procurement Manager đó chính là trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn của mình. Khi vị trí công việc càng cao, trách nhiệm càng lớn đồng nghĩa với yêu cầu chuyên môn cũng phải đủ để gánh vác công việc. Khi có trình độ học vấn cao thì bạn mới có thể nắm bắt được cách quản lý và lãnh đạo hiệu quả. Trên thực tế, người Procurement Manager không phải chỉ ngồi chỉ tay năm ngón, bắt cấp dưới làm cái này cái kia, mà họ sẽ thường xuyên phải gặp gỡ đối tác, khách hàng của mình bàn công việc, đưa ra các chủ trường chiến lược hiệu quả trong vấn đề thu mua. Đặc biệt với các công ty thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu thì lại càng phải gặp gỡ khách hàng, đối tác của mình hơn.
Trong CV Procurement Manager của mình cần phải làm sao cho phần trình độ học vấn được nổi bật nhất, đầy đủ các thông tin liên quan như: Tên trường học, thời gian khóa học, tên chuyên ngành học, xếp loại bằng, điểm tổng kết,…Khi bạn càng đưa ra những thông tin cụ thể, chi tiết thì lại càng nhận được sự tin tưởng ở phía người đọc. Bởi họ sẽ tin vào những số liệu chính xác hơn là các thông tin mang tính chung chung.
Nếu có các giải thưởng, bằng cấp hay chứng chỉ có liên quan đến vị trí Procurement Manager của mình thì bạn cũng nên đưa luôn vào. Nó giống như một điểm nhấn sáng giúp bạn có thêm điểm cộng trong vòng sơ loại đó.
Ví dụ như:
- Đại học ngoại thương (2024 – 2024)
- Chuyên ngành quản lý chuỗi cung ứng
- Xếp loại bằng: Giỏi, điểm tổng kết 8.7
- Đạt chứng nhận CPIM & CPM năm 2024
- Có chứng chỉ khóa đào tạo quản trị mua hàng năm 2024
Như vậy với một vài thông tin cụ thể về trình độ học vấn của mình rõ ràng và cụ thể về thời gian như vậy sẽ khiến cho CV Procurement Manager của bạn hấp dẫn hơn, thu hút với người xem bởi các thông tin rõ ràng.
Xem thêm tin tuyển dụng: Việc làm Technical Manager
3.2. Kinh nghiệm của một Procurement Manager rất quan trọng
Với vị trí Procurement Manager chắc chắn kinh nghiệm sẽ vô cùng quan trọng, đây cũng là một tiêu chí quan trọng khi tuyển dụng. Ở vị trí của một người quản lý không thể thiếu được những kinh nghiệm thực tế. Do đó nhà tuyển dụng sẽ luôn đặt yêu cầu kinh nghiệm tương đối cao cho ứng viên của mình, thường là từ 3 – 5 năm ở vị trí Procurement Manager hoặc các vị trí khác tương đương.
Trong phần kinh nghiệm bản thân, bạn hãy trình bày các thông tin kinh nghiệm việc làm sao cho chi tiết nhất, cụ thể nhất trong khoảng thời gian làm việc ở môi trường cũ. Trong quá trình đó, nếu như có các hoạt động hay thành tích nổi bật được cấp trên ghi nhận bạn cũng nên đưa vào trong CV nhé.
Đối với người có nhiều kinh nghiệm, bạn cũng chỉ nên lựa chọn 2 – 3 kinh nghiệm phổ biến nhất, nổi bật nhất và có liên quan trực tiếp đến vị trí Procurement Manager mà mình đang ứng tuyển. Với việc trình bày kinh nghiệm này nhà tuyển dụng phần nào cũng nhận ra được cách bạn quản lý và xử lý công việc ra sao. Từ đó đánh giá xem bạn có thật sự phù hợp với vị trí Procurement Manager hay không.
3.3. Làm nổi bật với các thành tích đạt được
Để chứng minh được thực lực cá nhân của mình thì các Procurement Manager sẽ phải đưa ra được thành tích nổi bật, thành tích cụ thể mà bản thân đã đạt được trong những kinh nghiệm hoặc trong quá trình học của bạn. Thành tích sẽ khiến người đọc cảm thấy thuyết phục hơn là khi bạn đưa ra các thông tin chung chung. Nếu như bạn chỉ nói bạn rất giỏi, người đọc sẽ không biết bạn giỏi như thế nào, bạn giỏi trong lĩnh vực gì. Vậy nên khi đưa ra thành tích cụ thể như: Bằng cử nhân, bằng thạc sĩ loại giỏi, các chứng chỉ loại giỏi, giải nhất cuộc thi nào đó, đạt chứng chỉ nào đó, hay đơn giản là được danh hiệu Procurement Manager tốt nhất của năm ở công ty cũ,…. Tất cả những thành tích đó khi được cụ thể hóa sẽ là một điểm cộng tuyệt đối cho bạn đó.
Bạn có thể đưa những thành tích nổi bật của mình vào trong phần giải thưởng, hoạt động cá nhân nhé.
3.4. CV Procurement Manager cần phải thể hiện được phong cách lãnh đạo
Procurement Manager nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt quan tâm đến khả năng lãnh đạo của bạn. Có thể bạn có trình độ chuyên môn cao rất tốt rất phù hợp cho công việc này, thế nhưng ở vị trí quản lý mua sắm, bản thân bạn cũng đã là một người lãnh đạo. Nếu như không có khả năng lãnh đạo tốt thì liệu bạn có thật sự phù hợp hay không? Có thể dẫn dắt nhân viên của mình đạt thành tích cao hay không? Chính vì thế mà khi viết CV Procurement Manager đừng quên thể hiện phong cách lãnh đạo.
Cũng có rất nhiều bạn hỏi phong cách lãnh đạo thể hiện ở đâu, điều gì và làm thế nào để nhà tuyển dụng thấy được? Phong cách lãnh đạo của bạn có thể thể hiện ở kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý công việc, quản lý nhân viên, khả năng sắp xếp công việc hàng ngày, hay đơn giản nó thể hiện rất rõ ở những thành tích bạn đạt được ở công ty cũ. Hãy kết hợp và bao gồm kỹ năng của bản thân vào CV với vị trí Quản lý Mua sắm, điều này sẽ giúp bạn có cơ hội tốt hơn trong quá trình phỏng vấn đó.
4. Một số vấn đề bạn cần chú ý khi viết CV Procurement Manager của mình
Việc triển khai thông tin, cách trình bày trong một CV Procurement Manager không đơn giản. Cũng chính vì thế mà khi viết CV của mình bạn cần phải chú ý đến những vấn đề như sau:
- Bạn cần phải tìm hiểu xác định các yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra, tìm hiểu về công việc của một Procurement Manager để hiểu hơn về nó cũng như đưa ra được mục tiêu làm việc chính xác, phù hợp.
- Hãy luôn luôn nhớ rằng CV Procurement Manager cần phải toát lên phong thái của một người lãnh đạo có kinh nghiệm, chuyên nghiệp trong công việc. Những điều này được thể hiện ở:
+ Độ dài của CV Procurement Manager: Cho dù có nhiều kinh nghiệm đi nữa thì bạn cũng không nên trình bày nội dung dài quá 2 trang giấy A4. Hãy biết chắt lọc nội dung nổi bật nhất của mình để tránh dài dòng, lan man.
+ Nội dung trong CV Procurement Manager cần súc tích, logic, không gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Đặc biệt các thông tin bạn đưa ra phải thật sự chính xác với bản thân.
+ Hình thức của CV Procurement Manager nhẹ nhàng, không quá màu mè, thể hiện phong cách điềm đạm của một quản lý.
+ Tuyệt nhiên không trình bày nội dung lủng củng, sử dụng nhiều icon, biểu tượng không đồng nhất trong CV. Không sai chính tả, không tẩy xóa gạch bẩn trong CV của mình.
+ Bạn cũng không nên để CV Procurement Manager bị nhàu nát, rách, bẩn. Hãy đảm bảo gửi CV online qua email là tệp PDF, còn nếu gửi trực tiếp thì hãy in màu rồi gửi đi nhé.
+ Cho dù bạn có sử dụng bố cục nào đi nữa thì hãy nhớ chỉ sử dụng một font chữ nhất định, căn lề trái phải cho các nội dung được đẹp mắt nhất nhé.
Trên đây chính là toàn bộ các thông tin có liên quan đến CV Procurement Manager, cách trình bày CV sao cho ấn tượng và nổi bật nhất. Rất hy vọng với các thông tin chia sẻ này bạn đã biết cách lấy lòng nhà tuyển dụng chỉ bằng CV Procurement Manager.
1506 0