Team leader là gì? Mô tả công việc team leader một cách đầy đủ nhất
Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng
Team leader là một trong những vị trí được nhiều người mơ ước, nhưng để hoàn thành được công việc của một vị trí trước tiên bạn phải biết được những mô tả công việc team leader trước. Người ở vị trí này cần có những yếu tố và phẩm chất như thế nào để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu nhé.
1. Team leader là gì?
Team leader được hiểu nôm na là người lãnh đạo, đây là người giúp tập thể hai hoặc nhiều người trở lên. Đồng thời giúp mình mà team đi đúng hướng và được hoạt động một cách có hiệu quả. Một team leader giỏi phải là người biết nhìn xa trông rộng, cần lập kế hoạch và đề ra mục tiêu công việc một cách cụ thể, ngoài ra họ còn thực hiện công việc giám sát, đôn đốc công việc của các thành viên trong team.
Người lãnh đạo phải là người có đầu óc, biết nhìn người và đưa ra các công việc phù hợp với từng thành viên. Một team giỏi là một team có các thành viên gắn kết lại với nhau và tạo nên sức mạnh để cùng nhau hoàn thành các công việc đã đề ra. Muốn gắn bó đoàn kết như vậy thì người trưởng nhóm phải có tinh thần và luôn luôn giúp đỡ mọi người, tạo không môi trường tốt để cùng nhau làm việc.
Xem thêm: Quản lý kho? Mô tả công việc của quản lý kho chi tiết nhất
2. Mô tả công việc team leader
Bản mô tả công việc team leader sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn để có thể đặt ra những mục tiêu và tiến vào vị trí một cách thích hợp. Làm tại vị trí team leader giúp bạn rèn luyện được nhiều đức tính và hiểu được các nhiệm vụ được giao.
2.1. Có khả năng nhìn người
Là một lãnh đạo, người có tầm nhìn xa trông rộng phải có khả năng nhìn người. Nhìn người ở đây không phải là nhìn về ngoại hình bình thường mà là có con mắt tinh tường để có thể tìm ra những ứng viên sáng giá giúp team của mình phát triển. Người lãnh đạo là người có thể biết làm hết công việc, nhưng chưa chắc bạn đã là người giỏi nhất trong tất cả mọi việc, vậy bạn phải làm sao để tìm cho mình những cộng sự giỏi và có khả năng về chuyên môn.
Những người này phải đủ bản lĩnh và có tinh thần làm việc nhóm, vì theo hình thức team leader thì một nhóm gồm nhiều người sẽ làm với nhau chứ không phải một người làm cả nhóm hưởng. Vì vậy bạn phải đưa ra bộ tiêu chí đánh giá riêng để có thể tìm cho mình những thành viên ưng ý, không chỉ có năng lực chuyên môn mà bạn phải lựa chọn những người có tính cách phù hợp, có đặc điểm tương đồng càng nhiều mặt sẽ cho bạn một teamwork hiệu quả nhất.
2.2. Biết phân chia công việc
Là một team leader bạn không những phải lựa chọn cho mình những cánh tay đắc lực mà còn phải biết phân chia công việc cho họ. Phân công các công việc cho team là một việc rất quan trọng, bạn phải biết điểm mạnh và điểm yếu cũng như năng lực và các kỹ năng chuyên môn liên quan đến công việc để phân chia một cách hợp lý.
Bạn không thể để cho người giao tiếp kém đi gặp khách hàng hay người hoạt ngôn ở nhà làm một chỗ, mọi thứ sẽ không mang đến năng suất cũng như hiệu quả cao khi bạn biết phân chia công việc hợp lý. Nếu bạn làm ngược lại thì nguồn lực sẽ bị lãng phí.
Chính điều này tạo ra sự mất cân bằng không vốn có và nó sẽ tạo thành một áp lực vô hình gắn trên vai của bạn. Do vậy bạn phải đặt mình vào từng cá nhân để có thể thấu hiểu được đồng đội của mình mà đưa ra công việc phù hợp.
2.3. Kiểm tra đôn đốc công việc
Là một người trưởng nhóm, tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình làm việc nhưng người trưởng nhóm vẫn phải có mặt trong mọi khâu làm việc, công việc của bạn là quan tâm sát sao quá trình làm việc, chỉnh sửa cũng như đóng góp ý tưởng để có thể hoàn thiện sản phẩm một cách tốt nhất.
Không chỉ vậy bạn còn phải là trung gian kết nối mọi người lại với nhau, thúc đẩy tinh thần đoàn kết. Đôi khi bạn sẽ đóng vai trò là cầu nối kết nối công việc với các thành viên trong team và kết nối người trong team với nhau, giải quyết những mâu thuẫn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Việc kiểm tra đôn đốc tiến độ công việc cũng phải thực hiện qua các cuộc họp, các buổi đánh giá công việc và việc thông tin phải diễn ra thường xuyên thì người lãnh đạo mới có thể nhanh chóng nắm bắt tiến độ công việc để hoàn thành dự án.
Xem thêm: Cập nhật bản mô tả công việc của quản lý khách sạn hay nhất
3. Yêu cầu và kinh nghiệm khi làm team leader
Khi đã có trong tay những mô tả về công việc team leader thì bạn nên tìm hiểu cả yêu cầu và các kinh nghiệm mà một người lãnh đạo cần có. Vậy những yêu cầu đó là gì cùng work247 tìm hiểu những thông tin dưới đây:
3.1. Yêu cầu tối thiểu đối với vị trí team leader
Để có thể trở thành một người xứng đáng với vị trí team leader bạn phải đáp ứng đủ các yêu cầu công việc, những yêu cầu đó không quá khắt khe hay đòi hỏi những điều gì cao siêu mà chủ yếu bạn phải là người có đủ bản lĩnh, cũng như sự tự tin để có thể vững vàng trong vị trí này.
Một số yêu cầu tối thiểu đối với các vị trí lãnh đạo nhỏ có thẻ làm tiền đề cho công cuộc quản trị lớn sau này. Người ở vị trí team leader cần có một số yếu tố sau:
Yêu cầu về mặt kỹ năng: về kỹ năng bạn phải là một người lãnh đạo tốt, có khả năng quản lý về cả con người lẫn công việc. Là một người lãnh đạo, bạn phải có kỹ năng của một người đứng đầu, cho mọi người nhìn thấy được điểm mạnh của mình và quan trọng hơn hết là phải có các kỹ năng trong công việc. Một người có chuyên môn giỏi chưa chắc đã giỏi lãnh đạo, nhưng một người vừa có chuyên môn vừa có các kỹ năng mềm thì công việc lãnh đạo không có gì là khó khăn.
Tầm nhìn: là một trưởng nhóm, công việc của bạn cũng sẽ trở lên áp lực hơn rất nhiều. Nếu là một nhân viên bình thường thì họ có thể chỉ cần hoàn thành công việc đúng chỉ tiêu, nhưng khi là một người lãnh đạo bạn là người quyết định cũng như phải đôn đốc các thành viên hoàn thành tốt các công việc được giao. Có tầm nhìn xa trông rộng thể có thể mở rộng quan hệ làm ăn cũng như tạo cơ hội phát triển, từ đó mang lại sự cạnh tranh trong doanh nghiệp cũng như nâng tầm giá trị của bản thân và đem lại cho mình một vị trí làm việc đẹp nhất.
Việc trang bị đầy đủ các kỹ năng là rất cần thiết đối với người thực hiện công việc của team leader, vậy nên nếu bạn đang có hướng và mục tiêu của bạn ở vị trí này bạn phải học hỏi và trau dồi nhiều kinh nghiệm. Một người có đầy đủ kiến thức kỹ năng sẽ sáng suốt trong mọi việc.
3.2. Kinh nghiệm mà một team leader cần có là gì?
Việc tìm cho mình một team làm việc ăn ý đã khó, chọn leader cho team càng khó hơn khi mọi người đều có trình độ cũng như sở trường khác nhau, vậy leader khác những thành viên trong team là gì và một leader cần có kinh nghiệm thế nào?
Là một leader bạn cần có một cách làm việc khác với mọi người, không chỉ là những công việc với chuyên môn mà còn phải quan tâm đến các thành viên trong team, biết phân công cũng như phân bổ công việc hợp lý cho từng người. Là một team leader bạn còn phải là người am hiểu nhiều điều, không nhất thiết phải giỏi nhưng nếu tầm nhìn xa kết hợp với hiểu biết rộng sẽ làm tăng năng suất làm việc. Nhiều người có xu hướng thích làm việc với người giỏi nên nếu leader là một người cầu toàn thì mọi việc sẽ nhanh chóng được giải quyết.
Như vậy bài viết trên đã giúp mọi người hiểu được mô tả công việc team leader, để làm một leader giỏi bạn cần chuẩn bị nhiều yếu tố không chỉ có chuyên môn mà còn các kỹ năng mềm, khả năng lãnh đạo,… Chuẩn bị một kho kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng sẽ giúp cho người ở vị trí team leader hoàn thành công việc một cách tốt nhất.