[Leader là gì?] Công thức để tạo nên người thủ lĩnh tài năng
Theo dõi work247 tạiĐã bao giờ bạn tự hỏi: Điều gì đứng sau sự thành công diệu kỳ của một tổ chức? Leader có thể không còn là thuật ngữ quá xa lạ. Chúng ta thường nhắc nhiều về Leader trong thế giới kinh doanh. Nhưng liệu bạn có thực sự định nghĩa chính xác Leader là gì?
1. Đi tìm đáp án Leader là gì?
Theo một cuộc khảo sát của work247.vn khi hỏi về định nghĩa Leader là gì? Rất nhiều người trăn trở, dừng lại suy nghĩ vì một từ ngữ thông dụng mà chúng ta vẫn dùng hàng ngày lại chưa thể xác định ý nghĩa một cách rõ nét nhất. Nhiều khi, chúng ta coi khái niệm về Leader là một điều hiển nhiên, thậm chí đa số cho rằng họ biết một Leader là gì và họ vĩ đại ra sao?
Nhiều ý nghĩa xoay quanh khái niệm về Leader. Đó có thể là một nhà lãnh đạo, một đội trưởng, một người chỉ huy,... Tất cả đều đúng vì khi nói đến Leader, hãy xem đó là một thuật ngữ chỉ một người đứng đầu trong một tập thể, một tổ chức, một đội nhóm,... Leader có trách nhiệm dẫn dắt nhiều người khác trong hành trình đạt đến mục tiêu cuối cùng.
Các Leader chính xác là người kêu gọi, thúc đẩy, tạo động lực cho nhiều người khác hướng đến một tầm nhìn tốt hơn ở tương lai. Mặc dù thúc đẩy không thôi là chưa đủ, nói đến Leader, người ta thường chú trọng và sự đồng cảm, kết nối và thấu hiểu mọi người để thành công. Rất nhiều góc nhìn đa dạng và khác nhau khi nói về một Leader. Bổ sung một số thuật ngữ gắn liền với tên gọi này như sau:
- Team Leader: Còn gọi là người đội trưởng, họ chịu trách nhiệm dẫn dắt từ 2 người trong nhóm trở lên. Hướng đến một mục tiêu đã định sẵn từ trước đó.
- Sub Leader: Hay còn gọi là những người đội phó. Trong một nhóm, Sub Leader chỉ có quyền hạn và tầm ảnh hưởng sau Leader và lớn hơn với những thành viên còn lại.
- Loss Leader: Chỉ một loại sản phẩm được bán rẻ hơn nhằm mục đích quảng cáo.
- Market Leader: Là cá nhân hoặc tổ chức đứng đầu trong một thị trường. Trên cơ sở các tiêu chí về quy mô, doanh thu, lợi nhuận,...
- Cost Leader: Chỉ một doanh nghiệp có sản phẩm giá rẻ nhất thị trường, so với các đối thủ còn lại.
- Shift Leader: Chỉ các cá nhân là Tổ trưởng, Trưởng ca trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng.
- Category Leader: Chỉ một doanh nghiệp cung cấp nhiều mặt hàng nhất thị trường.
Tìm việc làm quản lý văn phòng
2. 3 trách nhiệm lớn nhất khi nói về Leader
Nếu chúng ta thường hay nghĩ đến “L” như một thất bại chán nản (Loss) thì Leader lại mang đến cảm nhận của sự thành công. Hãy thử dừng lại đủ lâu để cảm nhận về nó. Bạn có thể sẽ nhớ về vai trò và tầm quan trọng của một Leader trong một ngôi nhà, một cộng đồng xã hội hay phổ biến hơn là ở nơi làm việc. Một tập thể thành công không vắng đi hình ảnh của một người Leader. Hãy nhìn nhận vai trò của họ qua ba trách nhiệm lớn sau đây:
2.1. Tầm nhìn
Khi nói đến một tấm gương lãnh đạo, thường vai trò của họ chính là sở hữu một tầm nhìn mà họ luôn có niềm tin về chúng. Đức tin luôn luôn quan trọng, vì không có nó, chúng ta không thể sáng tạo, không thể cống hiến và làm việc. Một Leader không sở hữu tầm nhìn bay bổng, họ hướng đến những mục tiêu vô cùng thực tế. Tầm nhìn đó phải làm cho những cá nhân đi xung quanh họ cảm thấy chúng thực sự có ý nghĩa và cần thiết. Tầm nhìn của một Leader cũng gắn liền với sự phù hợp trong một sứ mệnh cao cả hơn của tổ chức.
2.2. Tiêu điểm
Vai trò tiếp theo của một Leader chính là giúp cho những cá nhân họ lãnh đạo tập trung vào điểm quan trọng nhất. Mọi người thường rất dễ mắc phải sai lầm trong cuộc sống. Nhiều dữ kiện sẽ bất ngờ xảy ra khi chưa thể có một dự báo nào trước đó. Do vậy, đa phần chúng ta thường dễ bị phân tâm với chúng. Chúng ta phải công nhận rằng, đôi khi việc thức dậy mỗi sáng làm cảm giác lạc lõng bên trong lại có cơ hội trỗi dậy. Khiến bạn chán nản và dễ bỏ cuộc.
Leader phải là người giữ gìn và duy trì sự tập trung tối đa. Họ giúp những người mà họ đang dẫn dắt thấy được trọng tâm của công việc. Trọng tâm đó gắn với nhiệm vụ gì, thực hiện bằng cách nào và tại sao phải thực hiện? Thực tế luôn cho thấy, nếu không tồn tại sự tập trung, tầm nhìn và mục tiêu sẽ bị quên lãng và công việc của chính mình sẽ mất đi ý nghĩa.
2.3. Tầm ảnh hưởng
Dù nhân viên có duy trì sự tập trung đến đâu, tầm nhìn của Leader có thiết thực, ý nghĩa và rõ ràng đến mấy. Thì sự thật họ vẫn là những con người bình thường, mà lẽ thường tình của họ chính là sự kết nối và tạo ra các mối quan hệ. Sự tin tưởng luôn được tạo nên từ các mối quan hệ lành mạnh. Những người được dẫn dắt sẽ mong muốn được “trải nghiệm” sự phù hợp của một Leader với sứ mệnh cũng như tầm nhìn của một tổ chức.
Ảnh hưởng ở đây xuất phát từ tính chính trực của một Leader. Một nhà lãnh đạo luôn luôn trăn trở về những gì có thể mang đến ích lợi tốt nhất cho tập thể, làm thỏa mãn nhu cầu của mọi người trong tập thể đó. Như cựu Thủ tướng Anh - Lloyd đã từng nói “The leader eats last!” (Tạm dịch: Thủ lĩnh luôn ăn cuối cùng). Leader hay người đứng đầu luôn là người cuối cùng trong những bữa ăn hay cuộc vui. Đơn giản vì chính là là những người phục vụ để tập thể đạt được những mục tiêu cao cả.
3. Leader với Boss có giống nhau không?
Khái niệm Leader có thể khiến bạn mở rộng kiến thức của mình. Bạn sẽ bắt gặp một thuật ngữ khác phát triển song song bên cạnh Leader. Đó chính là Boss. Theo nghĩa đơn giản nhất, Boss chính là người nắm giữ trách nhiệm quan trọng trong một tổ chức nào đó. Boss thường được dùng để chỉ một chức vụ cao nhất của tổ chức, chẳng hạn như các doanh nghiệp.
Leader và Boss có thể đều là những thủ lĩnh đầu đàn của một tổ chức. Tuy nhiên trên thực tế, chúng lại có những đặc điểm dễ dàng phân biệt. Cách phân biệt rõ nhất với hai vị trí này chính là bản chất. Nếu Leader là người dẫn dắt thì chính các Boss là người chỉ đạo. Hay nói đúng hơn, trong một tổ chức doanh nghiệp, Leader là Trưởng nhóm, trưởng phòng, quản lý,... còn Boss là sếp. Dưới đây là một vài cách đối chiếu để nhìn thấu sự khác biệt giữa Leader và Boss:
Nếu lợi nhuận là thứ duy nhất mà Boss hướng tới thì thay đổi tư duy phát triển, tổ chức và con người chính là trọng tâm nhiệm vụ của một Leader.
Trong tổ chức, các tiêu chuẩn chính là nguồn động lực xuất phát để Boss hành động. Trong khi những giá trị bản thân yêu mến lại là nguồn khơi hành động của một Leader.
Boss chú trọng thời gian làm việc hành chính. Leader tập trung vào việc thúc đẩy, truyền động lực để cấp dưới chìm đắm vào công việc bất cứ lúc nào họ muốn.
Boss thường xuyên ra lệnh trong khi Leader là người san sẻ gánh nặng công việc cho cấp dưới.
So với Boss, Leader thân thiện và gần gũi với cấp dưới hơn. Là người có tầm ảnh hưởng và tác động lớn hơn so với Boss trong lòng cấp dưới.
4. Hiểu khái niệm Leadership là gì?
Đi kèm với khái niệm Leader là gì đó chính là Leadership. Leadership hay còn gọi là năng lực hoặc kỹ năng lãnh đạo. Trong thế giới kinh doanh, Leadership là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Đó là cách mà một cá nhân có tác động đến niềm tin của nhân viên thông qua hành động và các thông điệp truyền tải. Người có Leadership là người thường được phân cho những nhiệm vụ dẫn dắt một đội nhóm, một bộ phận trong công ty.
Không chú trọng vào việc ra lệnh, chỉ đạo,... Leadership nói cách khác là năng lực thúc đẩy động lực và tinh thần làm việc hăng say của những người xung quanh. Là người vạch ra đường lối, phương pháp rõ ràng để từng bước dẫn dắt đội nhóm của mình đạt những mục tiêu trước đó.
5. Công thức để tạo nên những người đội thủ lĩnh
Ai trong chúng ta cũng mong muốn được trở thành một Leader trong không gian làm việc mà mình đang cống hiến hàng ngày. Không ai sinh ra đã trở thành một Leader, mà chính xác hơn, đích đến này có được qua quá trình tích lũy, học hỏi và rèn luyện không ngừng. Công thức tạo ra một thủ lĩnh tương lai là gì?
5.1. Bộ kỹ năng cơ bản cho Leader
5.1.1. Tạo ra một tầm nhìn đầy cảm hứng
Tầm nhìn nằm trong trách nhiệm của một Leader. Như đã phân tích, việc sở hữu một tầm nhìn vô cùng quan trọng. Chúng có thể giúp bạn hoạch định được phương hướng, những giá trị trọng tâm cần chú trọng. Từ đó, bạn và những người bạn dẫn dắt sẽ biết cách thực hiện trong khuôn khổ để nỗ lực hướng đến tầm nhìn đó.
5.1.2. Tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên
Đối với một thủ lĩnh, đây là kỹ năng giúp họ bứt phá và uy tín hơn trong mắt nhân viên của mình. Đa phần, nhân viên của bạn sẽ không ngại khó thử thách bản thân nếu như họ cảm thấy năng lực của mình được trân trọng. Một Leader có kỹ năng khơi dậy tinh thần và lòng hăng say bên trong nhân viên của mình. Chắc chắn sẽ hoàn thành kết quả công việc một cách xuất sắc nhất.
5.1.3. Thiết lập kế hoạch
Kế hoạch luôn quan trọng trong hành trình đạt được những tầm nhìn như mong muốn. Không có người lãnh đạo nào làm việc một cách vô kỷ luật. Bạn cần biết cách xây dựng kế hoạch cho mục tiêu mà bạn đang hướng đến. Kế hoạch giúp bạn hành động nhanh hơn, giúp bạn phân bố nhiệm vụ cho từng nhân sự tốt hơn. Lập kế hoạch nhằm hạn chế tối đa những vấp ngã có thể phát sinh trong quá trình tập thể hành động.
5.1.4. Học cách công nhận
Không ai tồn tại ở một tập thể mà năng lực của họ luôn bị chôn vùi. Nhiều nhân viên đều vì lý do này và chán nản nghỉ việc. Đó chính là lý do vì sao, những Leader phải biết cách công nhận tài năng, điểm mạnh và sở trường của nhân viên cấp dưới. Công nhận suy cho cùng chính là một loại phần thưởng mà các nhân viên luôn luôn trân quý. Họ sẽ tiếp tục phấn đấu và nỗ lực để dành lấy các cơ hội hợp với sở trường của họ.
5.1.5. Giao đúng người - đúng việc
Lãnh đạo cần biết “chỉ mặt đặt tên” trong quá trình phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên. Bạn không thể bắt một chú chim bơi dưới nước, cũng như không thể ép buộc một nhân viên thực hiện những nhiệm vụ mà không thuộc sở trường của họ. Do đó, giao đúng người - đúng việc chính là cách tối ưu hóa hiệu quả và năng suất trong công việc mà người Leader nào cũng cần học hỏi.
5.1.6. Đào tạo và huấn luyện
Đây cũng chính là trách nhiệm cơ bản nhất của một người Leader. Để làm được điều này một cách tốt nhất, các Leader phải tìm hiểu đặc trưng về tính cách, năng lực, thái độ và bất cứ những gì liên quan đến nhân viên. Họ cần phát hiện được tố chất của nhân viên, hiểu và giúp họ định hình chuyên môn, kỹ năng trong công việc. Mặc dù một Leader sẽ có những cách đào tạo nhân viên khác nhau. Nhưng suy cho cùng, để làm tốt điều đó, họ cần ưu tiên về trách nhiệm lên hàng đầu.
5.2. Tố chất của một Leader tương lai
5.2.1. Liêm chính và trung thực
Liêm chính là trung thực chính là hai phẩm chất hàng đầu tạo nên sức mạnh của một người lãnh đạo. Leader là người dẫn dắt trong một tập thể, họ thường xuyên phân công và hướng dẫn người khác hoàn thành mục tiêu như mong muốn. Sự dẫn dắt đó sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu như chính bản thân họ không trở thành một tấm gương sáng. Những người lãnh đạo tài ba, liêm chính và trung thực luôn được nhân viên kính trọng, học hỏi và thậm chí là tự nguyện cống hiến một cách âm thầm bên bạn.
5.2.2. Tự tin
Tự tin là liều thuốc thúc đẩy hành động của một Leader. Tự tin ở đây chính là cách mà bạn luôn tin vào tầm nhìn của mình. Các kế hoạch mà bạn đã lập ra, con đường mà bạn đang đi. Tự tin với năng lực chỉ huy, với những gì mà bạn đang nỗ lực cho cả một tập thể. Không nhiệm vụ nào thành công nếu thiếu đi sự tự tin. Leader luôn toát ra một sự tự tin đáng có, như những ánh hào quang có tầm ảnh hưởng đến nhân viên của mình.
Tìm việc làm quản lý hành chính
5.2.3. Luôn luôn đổi mới
Lãnh đạo khác nhân viên bình thường ở chỗ, tư duy của họ luôn có chỗ cho sự sáng tạo. Phải biết cách làm mới mục tiêu nếu nó không còn phù hợp. Làm mới phương thức nếu như chúng mãi làm cho bạn thất bại. Làm mới bản thân để người người học hỏi. Hãy thực hiện hóa lý tưởng của bạn bằng sự sáng tạo bất diệt ngày hôm nay.
5.2.4. Biết cách đồng cảm
Muốn thu phục lòng người, đọc vị người đối diện thì sự đồng cảm chính là yếu tố cốt lõi. Mặc dù thực tế cho thấy, sự độc tài và trách nhiệm tạo ra những Leader luôn khiến họ gặp nhiều khó khăn trong hành trình đồng cảm với người khác. Nhưng suy cho cùng, sự đồng cảm giúp bạn tạo ra những mối quan hệ, những kết nối chặt chẽ trong mạng lưới nhân viên. Thúc đẩy tình đồng đội, đoàn kết để hoàn thành mục tiêu chung hiệu quả hơn.
Leader là gì? Work247.vn vừa chia sẻ giúp bạn những thông tin xoay quanh thuật ngữ này. Hẹn gặp lại độc giả ở những chủ đề blog tiếp theo của work247.vn nhé!
3963 0