[Procurement Manager là gì] Vị trí hấp dẫn trong bộ phận mua hàng

Theo dõi work247 tại
Phùng Hà tác giả work247.vn Tác giả: Phùng Hà

Ngày đăng: 11-05-2024

Để đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả cần có nguồn cung đảm bảo chất lượng và số lượng. Để thực hiện công việc này, các doanh nghiệp thường tuyển dụng vị trí Procurement Manager để quản lý hoạt động mua hàng của công ty. Đọc những chia sẻ trong bài viết này để tìm thấy đáp án cho Procurement Manager là gì và các vấn đề liên quan bạn cần phải biết và trang bị kiến thức cho bản thân.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm Quản Lý

1. Định nghĩa về Procurement Manager là gì trong công ty?

Procurement Manager là thuật ngữ được chỉ dùng để chỉ đến vị trí quản lý mua hàng trong công ty hiện nay. Đặc biệt là với các công ty sản xuất thì vị trí quản lý mua hàng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quý trình này rất quan trọng. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản là với một số các doanh nghiệp nhỏ, hoặc các tổ chức thì Procurement Manager để chỉ đến quản lý chi tiêu, người quản lý việc mua sắm các trang thiết bị, vật liệu cho hoạt động của công ty hiện nay.

Định nghĩa về Procurement Manager là gì trong công ty?
Định nghĩa về Procurement Manager là gì trong công ty?

Procurement Manager – quản lý thu mua trong công ty rất quan trọng, họ là người quản lý và quyết định với công việc và giá cả cũng như lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo giá thành, chất lượng sản phẩm cho công ty của mình trong một lĩnh vực cụ thể nào đó hiện nay. Procurement Manager cũng là người đứng giá thương lượng với các đối tác bên cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị về giá cả của sản phẩm, đảm bảo chi phí mua hàng thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất của sản phẩm hiện nay.

Để biết rõ hơn về vị trí Procurement Manager hiện nay trong doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc như thế nào thì phần tiếp theo của bài viết này sẽ cung cấp đến bạn cần thông tin chi tiết về công việc của một quản lý mua hàng trong công ty hiện nay.

2. Những công việc một Procurement Manager cần thực hiện là gì?

Là một quản lý mua hàng - Procurement Manager trong doanh nghiệp công việc bạn cần thực hiện bao gồm các vấn đề và hoạt động như sau:

Những công việc một Procurement Manager là gì và cần thực hiện là gì?
Những công việc một Procurement Manager cần thực hiện là gì?

+ Là người đứng ra thực hiện việc lập kế hoạch và xây dựng chiến lược mua hàng cho công ty và toàn bộ phận mua hàng trong công ty hiện nay.

+ Thực hiện các hoạt động và biên phát cụ thể để duy trì đối với hoạt động mua hàng nói chung tại doanh nghiệp hiện nay.

+ Thực hiện việc tìm kiếm các nguồn khác hàng cung cấp các nguyên vật liệu, dịch vụ cho quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả nhất hiện nay.

+ Thực hiện việc lựa chọn một nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp đảm bảo về cả chất lượng của nguồn cung và giá cả hợp lý.

+ Là người đứng ra đảm phán về giá cả của sản phẩm thu mua, thực hiện ký kết hợp đồng và tạo dựng các điều khoản cần thiết trong hợp đồng mua hàng cần có để đảm bảo quyền lợi của chính công ty bạn khi hợp tác với bên cung cấp nguồn cung hiện nay.

+ Là người đứng ra tổ chức các buổi đấu thầu để lựa chọn một nhà cung ứng phù hợp với công ty.

+ Thực hiện việc ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác và thực hiện công tác chuyên giao sản phẩm cho doanh nghiệp.

+ Là người đứng ra thu thập thông tin và đo lường các số liệu có được đánh giá về hiệu quả của các nhà cung ứng hiện nay. Đảm bảo lựa chọn được một nhà cung ứng phù hợp và tốt nhất cho doanh nghiệp.

+ Là người quản lý đứng giá đảm bảo và duy trì cho sự ổn định trong việc cung ứng sản phẩm, nguyên vật liệu để đảm bảo quá trình sản xuất của công ty được suôn sẻ.

+ Thực hiện công việc giám sát, kiểm tra đối với số lượng hàng giá đến của công ty cung ứng đảm bảo giao hàng chất lượng, đúng thời gian, số lượng hàng hóa theo hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.

Những công việc một Procurement Manager là gì và cần thực hiện những gì?
Những công việc một Procurement Manager cần thực hiện là gì?

+ Là người đứng ra yêu cầu bồi thường hoặc giải quyết các khiếu nại với công ty cung cấp nguồn hàng khi không đảm bảo chất lượng theo đúng thỏa thuận ban đầu giữa hai bên.

+ Thực hiện việc kiểm tra hàng tồn kho để đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ nguồn cung cho quá trình sản xuất được hiệu quả và không bị gián đoạn.

Như vậy bạn có thể thấy được rằng quản lý mua hàng - Procurement Manager trong công ty sẽ thực hiện các công việc như trê, quản lý nhân viên của bộ phận mua hàng và đảm bảo hoạt động mua hàng hiệu quả và tối ưu nhất với công ty. 

Tìm kiếm việc làm

3. Phân biệt thuật ngữ Sourcing, Purchasing với Procurement

Hiện nay có rất nhiều người thường bị nhầm lầm thuật ngữ Sourcing, Purchasing với thuật ngữ Procurement hiện nay. Để giúp các bạn có thể phân biệt được rõ ràng về các thuật ngữ này thì work247.vn đưa ra các định nghĩa rõ ràng cho các thuật ngữ Sourcing và Purchasing như sau:

Thuật ngữ Sourcing – tìm kiếm nguồn hàng, đây là một hoạt động rất nhỏ trong cả một quy trình mua hàng của công ty. Công việc không chỉ là tìm kiếm nguồn hàng mà còn phải đưa ra các phân tích và đánh giá để lựa chọn được một nhà cung cấp nguyên vật liệu hoặc các trang thiết bị phù hợp với các điều kiện mua hàng của công ty. Tìm kiếm nguồn hàng chính là thực hiện các công tác nhằm tìm kiếm các đối tác cung ứng tiềm năng cho doanh nghiệp và có thể đảm bảo cả về chất lượng và giá cả của nguồn cung.

Phân biệt thuật ngữ Sourcing, Purchasing với Procurement là gì trong công ty hiện nay
Phân biệt thuật ngữ Sourcing, Purchasing với Procurement

Thuật ngữ Purchasing – cũng là một thuật ngữ được sử dụng trong bộ phận mua hàng của công ty. Tuy nhiên thì thuật ngữ này mang tính hẹp hơn so với Procurement. Bạn có thể hiểu đơn giản thì Purchasing dùng để chỉ đến 1 loại hàng hóa và dịch vụ nào đó được nhận và thành toán trong doanh nghiệp, với chức năng chủ yếu là thực hiện giao dịch với bên cung ứng vật tư, sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất. Khi công ty thực hiện hoạt động Purchasing hiệu quả sẽ đảm bảo được tạo ra chi phí thấp, chất lượng cung ứng được cải thiện, thời gian để cung ứng nhanh chóng hơn rất nhiều.

Như vậy, bạn có thể thấy rằng hai thuật ngữ Sourcing và Purchasing chỉ mang hàm ý và chỉ đến một hoạt động nhỏ trong cả một quy trình mua hàng của công ty hiện nay. Mặc dù là quy trình rất nhỏ trong một chuỗi Procurement lớn của công ty thì cũng có những vai trò rất quan trọng mà các nhà quản lý thu mua gấc kết hợp các hoạt động lại  với nhau để đảm bảo mua hàng hiệu quả và chất lượng tốt bất với công ty sản xuất hiện nay.

Tìm việc làm trưởng phòng thu mua

4. Một Procurement Manager giỏi cần có những kỹ năng gì?

Khi làm việc tại vị trí Procurement Manager trong công ty, để đảm bảo hoàn thành công việc tốt nhất và trở thành một nhà quản lý giỏi bạn cần phải có những kỹ năng như sau:

Thứ nhất, kỹ năng về đàm phán hiệu quả sẽ giúp bạn có được những nhà cung cấp đảm bảo chi phí thấp với chất lượng tốt. Kỹ năng đàm phán của một Procurement Manager rất cần thiết, đặc biệt trong công việc phải tìm kiếm các đối tác cung cấp nguồn cung cho hoạt động sản xuất của công ty.

Một Procurement Manager là gì để giỏi với những kỹ năng gì?
Một Procurement Manager giỏi cần có những kỹ năng gì?

Thứ hai, khả năng về việc quản lý ngân sách hiệu quả, để thực hiện mua hàng thành công, người Procurement Manager cần phải biết cách quản lý và sử dụng ngân hàng một cách hiệu quả. Với số ngân sách được chi, các nhà quản lý mua hàng cần tìm kiếm các đối tác cung ứng phù hợp với điều kiện được doanh nghiệp đặt ra về chất lượng, số lượng, giá thành và thời gian giao hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

Thứ ba, kỹ năng phân tích dữ liệu và dự đoán sẽ giúp Procurement Manager có được quyết định đúng đắn với lựa chọn một đối tác cung ứng sản phẩm phù hợp. Thông qua kỹ năng phân tích cũng giúp các Procurement Manager đánh giá được rủi ro và đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho hoạt động mua hàng của doanh nghiệp hiện nay.

Thứ tư, cần có tố chất nhạy bén với các biến động trong kinh doanh, đầu óc nhạy bén và nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng sẽ giúp các nhà quản lý mua hàng có được một quyết định đúng đắn, chủ động trong công việc và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao phó của công ty cho bạn.

Thứ năm, kỹ năng phân tích và đưa ra sự cân bằng định tính và định lượng với nhau. Bạn cần phải biết cách cân bằng giữa yêu cầu của công ty đặt ra về nguồn cùng với ngân sách hiện có để đảm bảo cung ứng nguồn hàng tốt nhất và phù hợp nhất với doanh nghiệp.

Thứ sáu, có kỹ năng quản lý rủi ro và quản lý thời gian một cách hiệu quả. Kỹ năng này sẽ giúp giảm rủi ro trong quá trình mua hàng của công và đặc biệt đối với các giao dịch mua hàng và về mặt pháp lý. Đảm bảo thời gian giao hàng chính xác, cung cấp nhanh chóng nguồn ngành cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hiện nay.

Thứ bảy, kỹ năng quản lý nguồn nhân lực, là một người quản lý mua hàng của bộ phận mua hàng trong doanh nghiệp hiện nay bạn cần phải biết cách để quản lý nhân lực của bộ phận để hoàn thành công việc tốt nhất, hỗ trợ và tạo sự đoàn kết của các nhân viên để thực hiện công việc suôn sẻ.

Một Procurement Manager là gì và giỏi cần có những kỹ năng gì?
Một Procurement Manager giỏi cần có những kỹ năng gì?

Thứ tám, kỹ năng sử dụng thành thạo đối với công nghệ như máy tính, các phần mềm về kiểm soát hàng hóa trong kho để đảm bảo luôn cung cấp đủ hàng hóa cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

5. Cơ hội phát triển khi lựa chọn vị trí Procurement Manager trong công ty

Procurement Manager là một vị trí công việc phù hợp với các bạn học chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh hoặc các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế hiện nay ứng tuyển vào. Với sự phát triển đa dạng các ngành sản xuất và các công ty hoạt động với quy mô sản xuất khác nhau. Điều này tạo cơ hội tốt cho các bạn ứng tuyển vị trí Procurement Manager khi nhu cầu tuyển dụng tăng cao.

Đặc biệt làm việc vai vai trò là quản lý mua hàng trong công ty bạn cần phải là người có kinh nghiệm trên 5 năm trong nghề hoặc làm việc tại các lĩnh vực có liên quan, có kỹ năng nghiệp vụ phù hợp để phát triển công việc của mình. 

Cơ hội phát triển khi lựa chọn vị trí Procurement Manager là gì trong công ty
Cơ hội phát triển khi lựa chọn vị trí Procurement Manager trong công ty

Sự phát triển chóng mặt của nền sản xuất công nghiệp hiện nay khiến nhu cầu tìm kiếm các nguồn cung cấp được mở rộng, để đảm bảo các nguồn cũng vừa đạt yêu cầu của doanh nghiệp vừa đảm bảo chi phí thấp nhất cần phải có sự hỗ trợ của Procurement Manager trong công ty. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, môi trường làm việc đa dạng với mức thu nhập hấp dẫn cho người lao động hiện nay.

Tìm việc làm nhân viên thu mua vật tư

6. Hiện nay, mức lương cho một người quản lý mua sắm trên thị trường việc làm là bao nhiêu?

Nếu bạn làm việc trong bộ phận thu mua hiện nay tại các doanh nghiệp khác nhau có mức thu nhập khác nhau. Một nhân viên thu mua trong công ty có mức thu nhập trung bình từ 8 triệu – 12 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu bạn làm ở vị trí quản lý mua hàng - Procurement Manager thì mức thu nhập bạn có thể nhận được trung bình từ 20 triệu – 30 triệu đồng/tháng.

Mức thu nhập cho một Procurement Manager là gì trên thị trường việc làm hiện nay
Mức thu nhập cho một Procurement Manager trên thị trường việc làm hiện nay

Như vậy, bạn có thể thấy được rằng, khi làm việc trong bộ phận mua hàng của các doanh nghiệp hiện nay sẽ được nhận một mức thu nhập rất hấp dẫn. Không chỉ có vậy, cơ hội thăng tiến trong công việc với các bạn sinh viên sau tốt nghiệp, các bạn trẻ năng động và có kỹ năng nghề nghiệp tốt với ngành rất rộng mở.

7. Một số gợi ý công việc khác liên quan đến Procurement

Ngoài vị trí là quản lý mua hàng trong công ty, bạn còn có thể ứng tuyển vào bộ phận thu mua của doanh nghiệp với các vị trí công việc như sau:

+ Nhân viên mua hàng - Purchasing Officer, là người đứng ra đảm bảo cho các dịch vụ hoặc các nguyên vật liệu cung ứng đầy đủ để duy trì tốt nhất với hoạt động sản xuất của công ty.

+ Chuyên viên mua hàng là vị trí công việc với các bạn có kỹ năng và nghiệp vụ thu mua chuyên nghiệp, có kinh nghiệm làm việc trong nghề và ứng tuyển vào nhiều các công ty hiện nay.

Một số gợi ý công việc khác liên quan đến Procurement Manager là gì trên thị trường lao động việc làm hiện nay
Một số gợi ý công việc khác liên quan đến Procurement

Có rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay tuyển dụng vị trí công việc là một chuyên viên mua hàng. Bạn có thể tìm việc làm nhanh chóng cho bản thân với các thông tin tìm kiếm tại work247.vn, hỗ trợ tìm việc làm và ứng tuyển vào các vị trí công việc phù hợp với các bạn nhanh nhất, tạo lợi thế trước nhiều ứng việc và ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Qua chia sẻ về Procurement Manager là gì giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí công việc này trong xã hội và có những thông tin hữu ích cho bản thân với nghề mua hàng tại các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng, với các thông tin chia sẻ trong bài viết này bạn sẽ sớm tìm việc làm việc Procurement Manager phù hợp với bản thân.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4424 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT