Managing Director là gì? Những đặc điểm cụ thể của chức danh này

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 09-05-2024

Chúng ta nhắc khá nhiều đến một vị trí, chức danh như Chief executive officer (CEO) và đều biết danh đó là một người đứng đầu một doanh nghiệp. Thế nhưng, ở một số nước khác thì vị trí tưởng như đứng “top” ấy lại có tên gọi khác là Managing Director, hay còn được gọi tắt là MD. Điều này hẳn tạo một sự băn khoăn đó là không biết Managing Director là gì. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó qua bài viết dưới đây nhé!

 
Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm Việc Làm Quản Lý

1. Khái quát về từ Managing Director 

1.1. Managing Director là gì?

Managing Director là gì?
Managing Director là gì?

Managing Director là một danh từ tiếng Anh được ghép bởi hai thành tố gồm trợ từ và danh từ. Trong đó Managing là biến thể từ động từ “manage” có nghĩa là quản lý, khi thêm đuôi “-ing” thì managing trở thành một tính từ đóng vai trò bổ sung nghĩa cho danh từ đứng sau nó ý chỉ về nhiệm vụ quản lý. Hậu tố sau managing là director có nghĩa là Giám đốc. Đây cũng là một danh từ tạo ra từ động từ gốc là "direct" có nghĩa là chỉ đạo. Vậy nên khi manage và direct kết hợp với nhau trong trường hợp từ ghép là “Managing director”, nó càng khẳng định thêm trách nhiệm lãnh đạo cao cả của người được mang chức danh đó. Nói tóm lại thì managing director có thể hiểu là một giám đốc điều hành.

Mặc dù đóng vai trò là một người “cầm cân nảy mực” chính cho cả một doanh nghiệp song Managing Director thực chất vẫn chịu sự quản lý và theo dõi của Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị sẽ là những người đánh giá và biểu quyết về sự tín nhiệm đối với một Managing Director, ngược lại Managing Director lại là người quyết định cuối cùng đối với các dự án, định hướng phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên cả  2 mối quan hệ này cùng chịu ảnh hưởng lẫn nhau, MD vừa nắm trong tay quyền lực cũng vừa đứng trên ranh giới mong manh, chỉ cần làm không tốt có thể bị Hội đồng Quản trị đồng lòng “giáng chức”. 

1.2. Sự sử dụng từ Managing Director trong cuộc sống hằng ngày 

Sự sử dụng từ Managing Director trong cuộc sống hằng ngày
Sự sử dụng từ Managing Director trong cuộc sống hằng ngày 

Managing Director lần đầu tiên được sử dụng tại Anh, một quốc gia vốn khá chú trọng về lễ nghi, xưng hô đúng chức danh. Chính vì vậy bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào tại Vương quốc Anh cũng đều có sự phân định rõ ràng về từng vị trí và chức vụ. Tại đây, Managing Director được đặt cho người có quyền hành về quản lý, chỉ đạo các công việc của toàn bộ công ty, có thể ví như một thuyền trưởng đang chèo lái con thuyền là doanh nghiệp của mình. Điều này khiến chúng ta nhầm lẫn rằng Managing Director sẽ đóng vai trò như một CEO. Tuy nhiên thực chất, nếu chúng ta gọi một Managing Director ở CEO có thể ở một vài trường hợp sẽ bị coi là “lộng quyền”, ngược lại nếu gọi một CEO là Managing Director là một hành động vô tình giảm đi quyền hạn của người đứng đầu đó. 

Managing Director với xuất phát điểm của nó thường chịu trách nhiệm về kết quả công việc chung của cả tập đoàn, công ty. Cho nên sẽ thường dễ hiểu khi một MD ở Anh có thể có đầy đủ các kỹ năng về từng chuyên môn nghiệp vụ lẫn vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, sau khi dần phổ biến sang các nước khác, điển hình là Mỹ thì Managing Director trở thành một tên gọi chức danh với những người có phần đa di năng hơn. Họ vừa có thể là một CEO, founder cũng có thể là một MD trực tiếp điều hành cả doanh nghiệp của mình. Với sự phát triển đến chóng mặt của các doanh nghiệp hiện nay, MD gần như dần biến mất và thay thế bằng CEO. Chỉ duy nhất trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng đến nay, người ta vẫn dùng chức danh Managing Director để nói về Giám đốc điều hành của cả chuỗi khách sạn, nhà hàng đó. 

1.3. Yêu cầu đối với vị trí Managing Director 

Yêu cầu đối với vị trí Managing Director
Yêu cầu đối với vị trí Managing Director 

Nhiều người cho rằng những vị trí cao như Managing Director thì sẽ có được do thăng tiến từ từ, song ở nhiều doanh nghiệp họ vẫn sẵn sàng tuyển dụng một MD mới tinh. Thế nhưng để trúng tuyển được vào vị trí ấy, chắc chắn ứng viên đó phải đáp ứng những đòi hỏi cao về kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc. Cụ thể: ứng viên phải mang đến được một CV và bộ hồ sơ đã được chứng minh về sự thành công trong quản lý thương mại hoặc quản lý cấp cao, tốt nhất là trong một ngành liên quan đến lĩnh vực mà công ty đó đang làm. Đặc biệt ứng cử viên sáng giá cho vị trí Giám đốc điều hành phải ít nhất đã có 10 năm kinh nghiệm cấp cao về quản lý con người và doanh nghiệp. Bên cạnh đó các chứng chỉ, bằng cấp tốt nghiệp về trình độ trí tuệ tốt nhất trong một chuyên ngành quản lý hoặc trình độ chuyên môn là một điều không thể thiếu. 

Một Managing Director như đã nói ở trên phải có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn kinh doanh, marketing và ngành làm việc. Đương nhiên để chứng minh được điều đó thì ắt ứng viên phải thể hiện thông qua các câu trả lời cho thấy rõ sự hiểu biết của mình, cùng với đó là kiến thức về quản lý tài chính cũng như nguyên tắc trong lãnh đạo doanh nghiệp. Không những thế trong vai trò của MD còn phải xây dựng các mối quan hệ cho nên họ cũng bị đòi hỏi cần có kỹ năng chính trị và trình bày với sự đánh giá cao các yêu cầu của lợi ích xung đột và đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Cuối cùng đó là những kỹ năng cơ bản nhất của một người lãnh đạo đó là: giao tiếp, tổ chức, phân tích và giải quyết vấn đề thuần thục. 

2. Những trọng trách lớn lao của một Managing Director 

2.1. Lên kế hoạch, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp 

Lên kế hoạch, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp
Lên kế hoạch, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp 

Đối với một Giám đốc điều hành thì sứ mệnh quan trọng nhất của họ là phải đưa doanh nghiệp phát triển với doanh thu khủng. Để làm được điều đó thì họ phải làm các công việc gồm cả về chiến lược kinh doanh lẫn marketing. Trách nhiệm của MD là chuẩn bị một kế hoạch của công ty và kế hoạch kinh doanh hàng năm và theo dõi tiến độ so với các kế hoạch này để đảm bảo rằng công ty đạt được các mục tiêu của mình là hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất có thể. Bên cạnh đó, họ cũng phải cung cấp tư vấn và hướng dẫn chiến lược cho chủ tịch và các thành viên của hội đồng quản trị, để họ biết về những phát triển trong ngành và đảm bảo rằng các chính sách phù hợp được phát triển để đáp ứng nhiệm vụ và mục tiêu của công ty và tuân thủ tất cả các quy định liên quan và các quy định khác.

Song song đó là trọng trách về phát triển và duy trì một chiến lược tiếp thị và quan hệ công chúng hiệu quả để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh của công ty trong cộng đồng rộng lớn hơn. MD còn là người xây dựng và duy trì các chương trình nghiên cứu và phát triển để đảm bảo rằng công ty luôn đi đầu trong ngành, áp dụng các phương pháp và phương pháp hiệu quả nhất về chi phí, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hàng đầu và duy trì lợi thế cạnh tranh.

2.2. Chỉ đạo và quản lý nguồn nhân lực 

Chỉ đạo và quản lý nguồn nhân lực
Chỉ đạo và quản lý nguồn nhân lực 

Không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp, Managing director còn là phải chú ý đến nguồn nhân lực của công ty. Đây được xem là yếu tố tiên quyết cho việc thực thi các định hướng, chiến lược trong nhiệm vụ đã nêu ở trên được thành công. MD sẽ chỉ đạo và kiểm soát công việc và nguồn lực của công ty và đảm bảo việc tuyển dụng và duy trì số lượng và loại nhân viên được đào tạo, được đào tạo và phát triển tốt để đảm bảo rằng nó đạt được nhiệm vụ và mục tiêu của mình. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ấy, các Giám đốc điều hành còn phải luôn theo sát và tìm cách để cải tạo năng suất làm việc của nhân viên thông qua việc phát triển, thúc đẩy và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách cơ hội bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của công việc. Kèm theo đó là chỉ đạo việc thực hiện các chính sách và thủ tục để đảm bảo rằng công ty tuân thủ tất cả các sức khỏe và an toàn và các quy định theo luật định khác.

Tìm việc làm giám đốc điều hành

2.3. Đại diện cho doanh nghiệp và ký kết các hợp đồng quan trọng

Đại diện cho doanh nghiệp và ký kết các hợp đồng quan trọng
Đại diện cho doanh nghiệp và ký kết các hợp đồng quan trọng

Nếu chúng ta đã từng xem các bộ phim truyền hình Hàn Quốc và Trung Quốc hẳn sẽ nhớ hình ảnh của các tổng tài uy nghiêm trong các buổi phỏng vấn với báo chí hoặc ký kết quan trọng. Vì là một người có trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành doanh nghiệp, cho nên Managing Director đương nhiên sẽ là bộ mặt đại diện của cả một doanh nghiệp trước những vấn đề quan trọng liên quan đến định hướng phát triển hay vị trí của doanh nghiệp, dù đó là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. MD sẽ đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán với khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan chính phủ và các liên hệ quan trọng khác để đảm bảo cho nó các điều khoản hợp đồng hiệu quả nhất. Điều này không chỉ cho thấy tầm quan trọng của một Giám đốc điều hành mà còn là sự tôn trọng với phía đối tác trong việc để một người có quyền hạn cao nhất ngồi ngang hàng để nói chuyện với phía bên còn lại. 

2.4. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp 

Thiết lập và duy trì các mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp
Thiết lập và duy trì các mối quan hệ có lợi cho doanh nghiệp 

Thứ tư, đối với con đường phát triển của một doanh nghiệp chắc chắn không bao giờ thiếu các mối quan hệ, bao gồm cả mối quan hệ về đối tác đến các mối quan hệ có lợi khác trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Vậy nên MD là người duy nhất có thể lôi kéo được những mối quan hệ đó nhằm phục vụ cho lơi ích của doanh nghiệp. Các Giám đốc điều hành sẽ chịu trách nhiệm về thiết lập và duy trì các liên kết chính thức và không chính thức hiệu quả với các khách hàng lớn, các cơ quan chính phủ có liên quan, chính quyền địa phương, những người ra quyết định quan trọng và các bên liên quan khác, để trao đổi thông tin và quan điểm và để đảm bảo rằng công ty đang cung cấp phạm vi và chất lượng dịch vụ phù hợp. Có thể MD không trực tiếp là người có mặt trong các cuộc gặp mặt hay tạo quan hệ đó, song MD lại là người đứng đằng sau các cuộc “mua chuộc” đối tác, quan hệ thông qua những buổi họp mặt, hợp tác và hỗ trợ đôi bên cùng có lợi. 

2.5. Giám sát việc thực hiện ngân sách 

Giám sát việc thực hiện ngân sách
Giám sát việc thực hiện ngân sách 

Và cuối cùng một trọng trách nữa của một Managing Director đó chính là giám sát việc thực hiện ngân sách, công quỹ của doanh nghiệp. MD là người quyết định việc chi tiêu, đầu tư và hay “rót” vốn vào một dự án, kế hoạch nào đó của từng phòng ban. Song nếu như không có sự giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt thì lạm phát cũng như “biển thủ” công quỹ rất dễ xảy ra. Vậy nên trong quá trình thực hiện việc chi tiêu ngân sách đó thì các Giám đốc điều hành cũng phải sát sao về nguồn tiền đã được dùng như thế nào, đúng mục đích hay không. MD phải chuẩn bị, đạt được sự chấp nhận và giám sát việc thực hiện ngân sách hàng năm để đảm bảo rằng các mục tiêu ngân sách được đáp ứng, dòng doanh thu được tối đa hóa và chi phí cố định được giảm thiểu. Bên cạnh đó thì giám sát việc chuẩn bị báo cáo và tài khoản hàng năm của công ty cũng là một trách nhiệm của MD trong việc đảm bảo sự chấp thuận của họ bởi hội đồng quản trị.

Tìm việc làm quản lý dự án xây dựng

Hy vọng rằng bài viết trên đã trả lời đầy đủ nhất cho các bạn câu hỏi Managing Director là gì. Thông qua đó, các bạn cũng có thể bồi đắp cũng như trau dồi những kỹ năng, phẩm chất còn thiếu trên con đường chinh phục vị trí cấp cao này. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3942 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT