Assistant manager là gì? Thông tin cần thiết về Assistant Manager
Theo dõi work247 tạiVị trí assistant manager là gì mà ngày càng được xuất hiện nhiều và chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp như vậy? Công việc cụ thể của một Assistant Manager là gì? Hãy cùng tôi đi tìm hiểu nhé.
1. Khái niệm assistant manager là gì?
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước như hiện nay thì việc các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp mọc lên là điều tất yếu và các vị trí như assistant manager càng không thể thiếu trong công tác quản lý.
Vậy assistant manager ( hay executive assistant manager ) là trợ lý phó giám đốc, giám đốc. Đây là một vị trí trợ lý cấp cao của công ty và luôn là điều mơ ước mà tất cả các nhân viên cấp dưới khác trong công ty đều muốn hướng đến.
Hầu hết ở các doanh nghiệp thì vị trí này đều được xuất hiện trong bộ máy điều hành và ngoài ra assistant manager còn có thể thay mặt đại diện cho cấp lãnh đạo khi không có mặt của họ trong các sự kiện hay cuộc họp nào đó.
Có thể nói đây là vị trí đắc lực nhất được ví như là cánh tay phải của ban lãnh đạo cấp cao trong công ty.
2. Công việc cụ thể của một assistant manager là gì?
Thường thì công việc chính của assistant manager tại doanh nghiệp bao gồm các nhiệm vụ như sau:
- Thứ nhất là hỗ trợ giám đốc điều hành trong công tác hành chính tại công ty.
- Thứ hai là thực hiện nhiệm vụ giám sát, quản lý tiến độ thực hiện công việc của cấp dưới trong công ty và báo cáo lại cấp trên.
- Thứ ba là triển khai và thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao cho một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả nhất có thể.
Đó là các nhiệm vụ quan trọng chính của một trợ lý điều hành trong công ty. Đây là vị trí được tín nhiệm nhất của ban điều hành, họ có được quyền ra quyết định giải quyết các vấn đề xảy ra khi không có mặt ban lãnh đạo. Đó là một vị trí rất quan trọng khi liên hệ trực tiếp với người đứng đầu công ty vì vậy tất cả thông tin mật, thông tin quan trọng về công ty đều cần phải hiểu rõ. Cũng chính vì vậy nên đây cũng được coi là vị trí khá áp lực mà không phải ai cũng có thể đảm nhiệm được khi có vấn đề gì xảy ra.
Tuy nhiên thì bên cạnh những áp lực đó thì đây lại là một vị trí nhận được sự tôn trọng và kính nể của các nhân viên trong công ty có lẽ bởi quyền hạn của nó chỉ đứng sau ban điều hành mà thôi.
Cũng ở vị trí này, nếu bạn là một trợ lý điều hành thì xin chúc mừng bạn, bởi lẽ bạn sẽ có cơ hội học hỏi được rất nhiều kiến thức cũng như các kỹ năng điều hành và lãnh đạo từ những người đứng đầu doanh nghiệp đấy.
3. Các kỹ năng thực sự cần thiết của một Assistant manager là gì
Để trở thành một assistant manager tất nhiên sẽ là niềm tự hào của gia đình bạn tuy nhiên thì để được đứng ở vị trí đó thì bạn là người phải có đủ các yếu tố, kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu của các nhà lãnh đạo. Đó là những kỹ năng gì thì các bạn hãy cùng theo dõi phần bên dưới nhé:
3.1. Kỹ năng lãnh đạo
Là một trợ lý cho người đứng đầu doanh nghiệp thì có nghĩa là bạn cũng phải làm công việc liên quan đến điều hành các bộ phận trong công ty, tất nhiên kỹ năng điều hành là điều không thể thiếu đối với vị trí này.
Làm việc trong công ty với vai trò là một trợ lý điều hành, bạn sẽ là người cần phải giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh liên quan đến công ty dù là trong hay ngoài công ty khi không có mặt ban giám đốc điều hành. Bạn sẽ là người phải ra quyết định để giải quyết các vấn đề phát sinh đó để đảm bảo sự hoạt động bình thường của công ty.
Nếu không có kỹ năng lãnh đạo quản lý thì khi gặp bất cứ một vấn đề phát sinh nào tại công ty thi bạn hoàn toàn không thể đứng ra giải quyết một cách triệt để và nếu giải quyết không tốt còn có thể gây thiệt hại cho công ty.
Vì vậy mà kỹ năng lãnh đạo là cực kỳ quan trọng đối với vị trí trợ lý điều hành, việc bạn quản lý điều hành tốt có thể giảm bớt được một phần gánh nặng công việc của ban giám đốc, khi đó vai trò của bạn mới thực sự được nâng cao và nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của cấp trên hơn.
3.2. Triển khai công việc theo kế hoạch hiệu quả
Đây là kỹ năng cũng khá quan trọng trong khi thực hiện công việc của một assistant manager. Người đầu tiên nhận được các bản kế hoạch của cấp trên và thực hiện triển khai cho các bộ phận không ai khác đó chính là trợ lý điều hành.
Sau khi nhận được bản kế hoạch công việc từ cấp trên giao cho, trợ lý điều hành sẽ là người đọc, hiểu đúng và triển khai kế hoạch cho các bộ phận liên quan trong công ty để họ thực hiện kế hoạch.
Việc triển khai công việc một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng, bởi nó thể hiện được sự hiểu biết và khả năng làm việc của một người trợ lý cấp cao như thế nào. Việc triển khai tốt mà không làm tốn nhiều thời gian công sức của mọi người sẽ góp phần giúp các nhân viên đi đúng hướng và hiệu quả công việc đạt được sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu khâu này, trợ lý lại triển khai không tốt thì hiệu quả công việc sẽ không thu được như mong muốn có thể gây tổn thất cho công ty,...
Nói chung, đây là bước cũng rất là quan trọng và nó thể hiện được trình độ của một trợ lý cấp cao và sự chuyên nghiệp của ban lãnh đạo công ty.
Việc làm thư ký - trợ lý tại Hà Nội
3.3. Kỹ năng ra quyết định giải quyết sự việc
Việc phải ra quyết định khi không có mặt cấp trên là điều tất nhiên và thường xuyên được xảy ra tại công ty. Vì vậy mà để làm tốt được công việc này thì người trợ lý phải có khả năng phân tích, phán đoán và đưa ra quyết định thật nhanh để giải quyết các sự việc phát sinh.
Một người trợ lý giỏi thì sẽ phải có kỹ năng phân tích, đánh giá mọi sự việc xảy ra một cách đúng đắn nhất và đưa ra được quyết định cho các bên đều có lợi nhất. Và đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng phải có nếu muốn trở thành một trợ lý giỏi.
3.4. Khả năng chịu trách nhiệm trong công việc
Sau khi đưa ra quyết định giải quyết sự việc thì việc phải chịu trách nhiệm với những quyết định của mình là điều đương nhiên.
Là một trợ lý điều hành thì tất cả những gì liên quan tới công ty, thuộc về công ty đều phải nắm rõ trong lòng bàn tay. Ngay cả cách thức vận hành, sản phẩm, dịch vụ,... tất tần tật bạn đều phải quản lý được chúng. Khi hiểu rõ chúng rồi bạn sẽ cần phải đưa ra được quyết định linh hoạt đúng đắn nhất về chúng để đảm bảo sự hoạt động liên tục của công ty, doanh nghiệp của mình.
Ngoài việc đảm bảo công việc đúng tiến độ, suôn sẻ thì trợ lý điều hành cũng cần phải đảm bảo sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của mình và đối xử đúng mực nhất đối với nhân viên trong công ty.
Trên đây là những kỹ năng mà người trợ lý cấp cao cần phải có và nó rất quan trọng trong công việc. Để trở thành một assistant manager giỏi thì những kỹ năng nêu trên cần phải được trau dồi thường xuyên và liên tục.
Tất nhiên ngoài những kỹ năng trên thì việc kiến thức về chuyên môn là điều không thể thiếu đối với mỗi một vị trí làm việc, trợ lý cũng vậy, phải có kiến thức về doanh nghiệp, tất cả các kiến thức có liên quan về công ty đều phải hiểu rõ nó thì mới có thể làm tốt được công việc của mình.
4. Cơ hội nghề nghiệp của một assistant manager
Nếu bạn là một assistant manager thì đồng nghĩa với việc bạn đang đứng trên con đường cơ hội sáng lạng mà nhiều người mơ ước có được. Bạn là một người hiểu rõ về công ty, giải quyết được các sự việc xảy ra trong công ty và hơn hết bạn là một người có năng lực tốt trong công việc thì việc được thăng chức chỉ là vấn đề về thời gian mà thôi. Bạn có thể thăng chức tuỳ thuộc vào cơ cấu bộ máy quản lý của từng công ty chẳng hạn như có thể lên giám đốc nhân sự, giám đốc điều hành, giám đốc marketing,...
Hơn nữa, một người giỏi, có được các kỹ năng quan trọng như quản lý, giao tiếp ứng xử, giải quyết nhanh và chính xác sự việc phát sinh thì dù ở môi trường làm việc nào thì cũng có thể tự tin hoàn thành tốt công việc của mình được giao.
Nói chung, đã làm việc ở một vị trí như assistant manager thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội thăng tiến và sẽ rất nhanh chóng bạn sẽ đạt được ước mơ sự nghiệp của mình.
5. Những vị trí việc làm assistant manager là gì bạn đã biết chưa?
Rất nhiều các vị trí trợ lý cấp cao trong doanh nghiệp được hình thành nhằm hỗ trợ bớt phần việc cho các nhà quản lý của công ty. do lượng công việc ngày càng nhiều khiến ban lãnh đạo không thể kiểm soát được hết. Hãy cùng tôi tìm hiểu xem đó là những vị trí gì nhé:
5.1. Phó giám đốc nhân sự hay trợ lý nhân sự:
Đây là vị trí có tính chuyên môn về việc quản lý nhân sự làm việc tại công ty, vị trí này sẽ hỗ trợ cấp trên quản lý và giải quyết tất cả các vấn đề có liên quan tới con người trong công ty như tuyển dụng, giải quyết khiếu nại của nhân viên,...
Đây là một được xuất hiện ở rất nhiều các công ty bởi yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp, có được nguồn nhân lực tốt thì tất nhiên hiệu quả công việc đạt được cũng sẽ được nâng cao. Các bạn có thể ứng tuyển vào vị trí này tại các doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo các yêu cầu cần thiết mà tôi chia sẻ ở trên.
5.2. Trợ lý kế toán tài chính tại công ty:
Đây là vị trí được tuyển dụng khá nhiều bởi hầu hết ở các công ty đều có và ngày càng trở nên quan trọng. Vấn đề tài chính của công ty luôn luôn được coi trọng bởi đây là mục tiêu chính giúp cho doanh nghiệp hoạt động. Làm việc ở vị trí này cần phải cẩn thận khi thường xuyên phải làm việc với các con số rất dễ gây nhầm lẫn.
Các bạn có thể dễ dàng xin được việc đối với vị trí này bởi rất nhiều công ty đang có nhu cầu tuyển dụng những ứng viên giỏi.
5.3. Trợ lý marketing:
Đây là vị trí hỗ trợ cho giám đốc marketing và thực hiện các công việc liên quan tới quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay nói cách khác đó chính là quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty. Để làm tốt công việc này, các bạn cần phải có kiến thức am hiểu về chuyên ngành, nhanh chóng nắm bắt được thông tin nhu cầu của thị trường để có thể đưa ra những giải pháp sản phẩm tốt hơn.
Trên đây là một số vị trí trợ lý điển hình mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn mong rằng có thể giúp cho các bạn hình dung ra các vị trí mà mình cần ứng tuyển. Còn rất nhiều các vị trí trợ lý khác nữa bạn có thể tham khảo thêm trên work247.vn để tìm hiểu thêm.
Qua bài viết này, hy vọng rằng các bạn đã có cho mình thêm kiến thức về assistant manager là gì, các công việc và kỹ năng cũng như cơ hội nghề nghiệp của nó. Dựa vào những thông tin này, các bạn có thể tìm được cho mình những vị trí trợ lý phù hợp nhất với chuyên môn đang có. Nếu yêu thích công việc này thì còn chần chừ gì nữa mà không ứng tuyển ngay để chinh phục ước mơ sự nghiệp của mình.
2933 0