Operation manager là gì? Và những vấn đề xung quanh

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 04-04-2024

Trong doanh nghiệp có rất nhiều tên gọi cũng như chức vụ khác nhau đảm nhận những công việc khác nhau. Một trong những vị trí vô cùng quan trọng đó ta phải kể đến Operation manager. Vậy Operation manager là gì? Nó có  vai trò của operation manager trong doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Work247.vn tìm hiểu nhé!

Tìm việc quản lý

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Câu trả lời hoàn hảo nhất cho Operation manager là gì?

Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định, tạo lên thành công trong công việc của hoạt động công ty cũng như doanh nghiệp.Operation manager có thể nói là những người chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt hoạt động cũng như thu chi của công ty, doanh nghiệp mà mình đảm nhận. Những người quản lý này có vai trò đứng ra xác định hướng đi cho doanh nghiệp và mục đích doanh nghiệp cần phải hướng tới.

Các operation manager cần xác định được yếu tố nào là yếu tố cần thiết cần có trong công ty, trong doanh nghiệp. Từ đó họ kết nối và cùng các thành viên để giải quyết vấn đề xảy ra trong một doanh nghiệp. Các operation manager có thể phân tích các tình huống rồi đưa ra hướng giải quyết dẫn đến lợi ích tốt nhất của cả doanh nghiệp hơn là cá nhân, nhân viên thông thường

Từ đó suy ra, operation manager cần giải quyết xung đột trong doanh nghiệp khi chúng phát sinh. Các vấn đề này rất có thể xuất phát từ các nhân viên với nhau, cách làm việc và các chính sách.

Câu trả lời hoàn hảo nhất cho Operation manager là gì?
Câu trả lời hoàn hảo nhất cho Operation manager là gì?

2. Operation manager nên có những yếu tố chủ đạo nào?

Một operation manager giỏi cần phải hội tụ đủ các kỹ năng cần thiết, có sự kết hợp của cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Các operation manager cần có các kĩ năng liên quan và phù hợp với từng ngành nghề.

Ta có ví dụ về operation manager như sau: Là một người kỹ sư, có chuyên môn cao về máy phát điện, hiểu về nguyên lý hoạt động, cách vận hành cũng như xử lý máy phát điện khi nó bị lỗi. Không những vậy, một operation manager này cần phải có lĩnh vực chuyên sâu liên quan đến tài chính, ngân sách, kế toán để có thể xử lý mọi tình huống trong doanh nghiệp nếu có chuyện gì xảy ra.

Kỹ năng giao tiếp cũng như làm việc với khách hàng và làm việc với nhân viên cũng là yếu tố quan trọng. Nó quyết định quan trọng đến khả năng và tài năng lãnh đạo của bạn.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

3. Trong doanh nghiệp Operation manager có vai trò như thế nào

3 vai trò chủ đạo trong hoạt động quản lý kinh doanh cũng như nhân lực của doanh nghiệp mà một operation manager cần có.

3.1. Kiểm tra, theo sát thông tin về tài chính, ngân sách hoạt động của cả doanh nghiệp

Hầu hết công việc chủ yếu của một Operation manager là kiểm tra và theo sát trong việc tạo dựng ngân sách trong từng lĩnh vực của công ty. Ở một doanh nghiệp lớn sẽ có các quản trị viên luôn luôn theo dõi chi phí xuất và nhập. Họ là người có quyền và sẵn sàng cắt giảm chi tiêu của doanh nghiệp nếu cần thiết để giữ ngân sách cho doanh nghiệp. Họ cũng là người tham gia vào phân tích lợi ích hay thiệt hại về chi phí của doanh nghiệp. Từ đó tìm kiếm được nguyên vật liệu với giá cả hợp lý, không những vậy còn giám sát được phương thức sản xuất một cách tốt nhất.

3.2. Quản lý nhu cầu cung cấp và hàng tồn đọng trong kho  

Trong từng doanh nghiệp sẽ có nhiều lĩnh vực. Từng lĩnh vực đó thì việc giám sát hàng tồn đọng trong kho và nhu cầu cung cấp đều có các cách thức không giống nhau

Để biết một đội sản xuất có hiệu quả hay không thì điều quan trọng trước tiên là nguồn nguyên liệu ổn định. Giống như vậy, một khi công việc của họ hoàn thành, sản phẩm cũng phải hoàn chỉnh và được kiểm tra đúng cách sau đó mới được chuyển lên chuỗi và cung cấp cho các nhà bán lẻ hoặc khách hàng trực tiếp từ doanh nghiệp.

Nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp và công ty tự giác thực hiện hết các phần việc mà mình được giao phó, còn về phần chức vụ operation manager thì quản lý chung các hoạt động của doanh nghiệp và các khía cạnh khác của công việc.

Trong doanh nghiệp Operation manager có vai trò như thế nào
Trong doanh nghiệp Operation manager có vai trò như thế nào

3.3. Quản lý tốt nguồn nhân sự và làm việc

Để quản lý tốt nguồn nhân sự cũng cần thì trước tiên phải xử lý tốt yêu cầu nhân sự của tổ chức. Cần làm việc kỹ càng với nhân sự để thuê và đào tạo nhân viên mới một cách bài bản để tăng nguồn nhân lực tốt cho doanh nghiệp, một khi đã có nguồn nhân lực tốt thì doanh nghiệp đó sẽ đi lên. Các operation manager luôn luôn nhận thức được điều đó và điều chỉnh quy trình làm việc cũng như phân bổ, phân công các nhiệm vụ sao cho phù hợp để cải thiện hiệu quả hoạt động một cách tốt nhất.

Nói tóm lại Operation manager là gì? là quản lý hoạt động của một doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp không thể thiếu operation manager. Muốn doanh nghiệp của mình phát triển lớn mạnh thì bạn cần lựa chọn một operation manager thật cẩn thận. Đây phải là những người thật sự có tâm huyết và năng lực. Như vậy việc quản lý doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng hơn. 

Để làm tốt những vai trò này thì các operation manager cần chuản bị cho mình một số kỹ năng cơ bản như sau:

- Luôn nở nụ cười: Dù cho có đang cáu gắt hay bực mình thì các Operation manager hãy nhớ là luôn nở nụ cười với những người xung quanh, như vậy sẽ tạo thiện cảm với nhân viên, đồng nghiệp trong công ty.

- Ngủ đủ giấc: Dù bận đến đâu cũng nên có giấc ngủ và ngủ đủ giấc, như vậy sẽ khiến các nhà quản lý hoạt động của chúng ta luôn khỏe mạnh để cống hiến cho công việc.

Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh

4. Những khó khăn mà một Operation manager thường gặp phải

Nhìn là vậy, một công việc ổn định, một thu nhập mơ ước và một con người có tiếng nói trong doanh nghiệp… mọi thứ đều hoàn hảo. Thế nhưng những Operation manager lại gặp phải những khó khăn và vướng mắc đặc trưng của họ. Hãy cùng work247.vn liệt kê những khó khăn và vướng mắc mà các operation manager của chúng ta thường gặp:

4.1. Không thể làm vừa lòng hết các vị trí, nhân viên trong doanh nghiệp

Đây không phải là vấn đề riêng của mỗi chúng ta, mà các operation manager dù tài giổi đến đâu cũng sẽ mắc phải. Vì là quản lý hoạt động của cả một doanh nghiệp nên không thể lúc nào cũng chấp nhận hay đồng ý duyệt hoạt động cho một vị trí khác trong công ty. Nếu hoạt động của vị trí này được duyệt trong thời gian này thì đồng nghĩ với hoạt động của vị trí sẽ sẽ không được duyệt hoặc sẽ phải hủy bỏ hoạt động đó. Mà trong doanh nghiệp vị trí nào cũng muốn hoạt động của mình được duyệt. Chính vì thế đòi hỏi một operation manager, một nhà quản lý hoạt động phải đưa ra quyết định, dù có không được lòng các vị trí khác nhưng đó là lựa chọn đúng dắn nhất, mang lại lợi ích nhất cho doanh nghiệp, nên dù không vừa lòng các vị trí khác cũng phải chịu vì đó là lợi ích chung.

4.2. Áp lực thường xuyên

Các operation manager đòi hỏi phải làm việc ở một cường độ cao, nên họ thường xuyên gặp áp lực và cáu gắt, đó là một điểm yếu của các nhà quản lý hoạt động trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, đòi hỏi các operation manager luôn biết cách kiềm chế để không xảy ra việc gì quá nghiêm trọng, giữ cho mình một cái đầu lạnh vì không chỉ trong công việc mà đối với nhân viên hay đối tác, đều nên cóa cách cư xử đúng mực nhất.

Những khó khăn mà một Operation manager thường gặp phải
Những khó khăn mà một Operation manager thường gặp phải

5. Định hướng phát triển nghề Operation manager

Chắc hẳn rằng các bạn sinh viên vừa ra trường luôn nao nức để tìm một công việc phù hợp và đúng mong muốn của bản thân. Với lợi thế về tuổi trẻ và sự nhiệt huyết, đây chắc chắn là ưu điểm lớn đối với các bạn.

Để thành một Operation manager trước tiên các bạn phải định hướng cho mình từ rất sớm, vì đây là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp và nó đòi hỏi sự thông thạo và hiểu biết sâu rộng. Định hướng từ sớm sẽ giúp các bạn trau dồi được bản thân, tích lũy nhiều kiến thức khi còn trên giảng đường Đại học để khi ra trường bạn có đầy đủ hành trang trở thành một operation manager giỏi, được doanh nghiệp tin tưởng và giao phó.

Operation manager khác với các vị trí và ngành nghề khác trong doanh nghiêp. Đây là một vị trí phải được học và đào tạo bài bản, lâu dài cùng thời gian, phải tích lũy đủ kinh nghiệm và sự từng trải chứ không thể đào tạo ngày một ngày hai mà có thể làm việc.

Để được một doanh nghiệp tín nghiệm tại vị trí operation manager bạn cần hội tụ đầy đủ các yếu tố trên trong cả một quá trình dài. Vì vậy đừng quá nôn nóng trong việc chuẩn bị, mà hãy vững chắc, chuẩn bị tốt nhất để trở trành một operation manager.

Có thể bạn sẽ không được tín nghiệm và giao vì trí này ngay từ ban đầu, nhưng đừng ngần ngại thể hiện năng lực với doanh nghiệp. Theo thời gian bạn sẽ nhận lại được những gì mình muốn.

Như đã nêu ở trên vị trí Operation manager là một vị trí hay thành phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn. Vị trí này giúp các doanh nghiệp phát triển hơn, lớn mạnh hơn. Đây được xem là một trong những ngành nghề đang “Hot” trong giới trẻ hiện nay. Nó không chỉ mang đến nguồn thu nhập cao,ổn định mà giúp các bạn trẻ operation manager có chỗ đứng,có tiếng nói trong doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ khả năng để theo nghề vì một operation manager cần hội tụ rất nhiều yếu tố. Như đã nói ở trên chúng ta cần tích lũy nhiều kiến thức được học từ nhiều lĩnh vực khác nhau, thành thục tốt cả kĩ năng cứng và mền, luôn luôn trao dồi và học hỏi. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng operation manager với chế độ lương thưởng vô cùng hấp dẫn, bạn có thể tìm hiểu thêm các công việc đó tại timviec.com để chọn lựa và định hướng nghề nghiệp cho mình.

Việc làm điện - điện tử

Định hướng phát triển nghề Operation manager
Định hướng phát triển nghề Operation manager

Qua bài viết này Work247.vn hi vọng bạn đọc đã có cái nhìn tốt hơn và định hướng cho công việc cũng như tương lai của mình, đặc biệt các bạn đang có ý định và muốn trở thành một operation manager chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công.

Muốn doanh nghiệp của mình phát triển lớn mạnh thì bạn cần lựa chọn một operation manager thật cẩn thận. Chắc chắn là những người có lòng nhiệt huyết và khả năng thật sự. Như vậy việc quản lý doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng hơn. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ về Operation manager là gì? hiểu được vai trò của Operation manager sẽ là con đường nhanh nhất phát triển doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3050 lượt comment0

Capcha comment
Bài viết liên quan
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT