Trưởng phòng kinh doanh (Sale Manager) là nhân sự chịu trách nhiệm về tất cả hoạt động của phòng kinh doanh như tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm khách hàng và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Trưởng phòng kinh doanh giữ trách nhiệm quản lý, đồng thời hỗ trợ đội ngũ nhân viên kinh doanh/bán hàng của công ty.
Mô tả công việc
Xây dựng tài liệu, cập nhật thông tin và quản trị các tài liệu bán hàng cho từng loại sản phẩm
- Xây dựng và quản lý các công cụ Marketing
- Sản xuất nội dung marketing: viết content trên hệ thống mạng xã hội,…
- Thiết kế hình ảnh, banner, ấn phẩm truyền thông, bộ nhận diện thương hiệu
- Thiết kế ấn phẩm truyền thông nội bộ
- Hoạt động out sourcing: làm việc với các đối tác thiết kế, in ấn catalogue, brochure,…
- Báo cáo hằng ngày, định kỳ, đột xuất cho quản lý các công việc được phân công, bàn giao
- Hỗ trợ các hoạt động marketing nội bộ của công ty
- Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Ban Giám đốc và quản lý cấp trên
- Quản trị hệ thống website của công ty:
Lên kế hoạch, thực hiện, quản trị và nâng cấp website công ty - Quản trị, vận hành và tối ưu website: giao diện - trải nghiệm người dùng (UX/UI) - Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa cho SEO; lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để đẩy từ khóa. - Phối hợp với các phòng ban khác để đảm bảo sự phát triển của website gắn liền với định hướng phát triển của thương hiệu. - Cập nhật nội dung, hình ảnh, giá bán, chương trình khuyến mãi các sản phẩm trên website theo kế hoạch được duyệt - Lên kế hoạch tăng trưởng cho kênh website dựa trên các chỉ số như lượt truy cập, lượt check out, doanh thu v.v. - Quản trị mạng và hỗ trợ các vấn đề về công nghệ thông tin cho công ty như cài đặt phần mềm, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống máy tính nếu cần - Quản lý theo dõi website qua: google webmaster và google analytics - Xây dựng và quản lý quảng cáo Google Adword, GDN - Các công việc được phân công bởi Quản lý
Người quản lý: Trưởng phòng kinh doanh quản lý và chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động bán hàng, doanh số và hiệu quả công việc của đội ngũ kinh doanh.
Người đào tạo: Trưởng phòng kinh doanh đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ kinh doanh.
Người dẫn dắt: Trưởng phòng kinh doanh nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên, từ đó điều hướng, cổ vũ và tạo động lực cho họ phát huy thế mạnh.
Người tạo chiến lược: Trưởng phòng kinh doanh định hướng, tham mưu cho ban lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh tối ưu, đem lại doanh thu cao cho doanh nghiệp.
+ Quản lý con người, nhân sự
Đối với lĩnh vực quản lý nhân sự, trưởng phòng kinh doanh thực hiện các đầu việc sau:
Lên kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn trong công việc cho từng khối nhân sự thuộc phòng kinh doanh, đảm bảo tính thực tế và khả thi.
Thúc đẩy, tạo động lực cho các thành viên trong công việc, hướng đến mục tiêu chung đã đề ra.
Đảm bảo hoạt động của đội ngũ kinh doanh đạt hiệu quả theo KPI đã đặt ra.
Huấn luyện, đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho nhân sự.
Trực tiếp setup nhân sự, tuyển dụng người mới theo từng dự án, chiến lược.
+ Quản lý công việc kinh doanh
Bên cạnh yếu tố nhân sự, trưởng phòng kinh doanh sẽ tập trung vào chuyên môn của mình, chính là đưa công ty đạt đến các cột mốc hiệu suất như kỳ vọng:
Xác định mục tiêu kinh doanh, bao gồm mở rộng thị trường, tăng doanh thu, thu hút khách hàng.
Xây dựng chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch cho các chương trình, dự án nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Phân tích các dữ liệu liên quan đến khách hàng, công việc bán hàng, kết quả kinh doanh để đưa ra được những dự đoán về doanh thu trong các giai đoạn tiếp theo.
Tính toán ngân sách, chi phí cần thiết cho hoạt động kinh doanh.
Làm việc với các phòng ban khác, đặc biệt là bộ phận Marketing, Chăm sóc khách hàng, để đạt được mục tiêu về doanh số.
+ Quản lý về nhu cầu khách hàng
Dành thời gian cho người tiêu dùng/khách hàng của công ty cũng là một đầu việc vô cùng quan trọng của trưởng phòng kinh doanh:
Duy trì và mở rộng các mối quan hệ tiềm năng, giúp gia tăng người mua hàng của doanh nghiệp.
Làm cầu nối giữa người mua hàng và doanh nghiệp.
Nghiên cứu, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược, kế hoạch để làm hài lòng khách hàng, gia tăng lượng khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng, tìm phương án giải quyết trong trường hợp khách phàn nàn, hoặc tiếp thu những góp ý và trao đổi cùng các phòng ban liên quan để đưa ra giải pháp gia tăng giá trị sản phẩm, chất lượng dịch vụ.
Những nhiệm vụ khác
Ngoài các công việc chính ở trên, trưởng phòng kinh doanh còn thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
Trách nhiệm của phòng kỹ thuật chính là lập hồ sơ thiết kế, quản lý, giám sát kỹ thuật các dự án mới, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo các vấn đề kỹ thuật của các sản phẩm mới của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, đảm bảo yếu tố an toàn cùng các tính năng, công dụng của sản phẩm.
- Phối hợp với các phòng ban khác trong việc chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, tham gia đầu thầu.
- Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho các dự án; xác định các loại phương tiện, máy móc, thiết bị thi công và các nguồn lực cần thiết khác cho việc thực hiện dự án . Bên cạnh đó còn xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với các công trình, dự án của công ty.
- Kiểm tra khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư và xác định mức hao phí phù hợp với cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt.
- Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện dự án, kế hoạch thi công về mặt kỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường cũng như các vấn đề về máy móc thiết bị sử dụng trong dự án.
- Hướng dẫn các bộ phận, đơn vị liên quan lập hồ sơ nghiệm thu và quyết toán dự án, phối hợp bàn giao và nghiệm thu công trình.
- Phối hợp cùng bộ phận nhân sự trong công tác tuyển dụng nhân sự cho phòng kỹ thuật. Xây dựng kế hoạch đào tạo cho nhân viên mới, kế hoạch kiểm tra tay nghề và các chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho đội - ngũ nhân viên hiện tại. Đồng thời hỗ trợ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân sự cho phòng kỹ thuật trong dài hạn.
- Đề xuất cho Ban lãnh đạo công ty các biện pháp cải thiện công tác quản lý kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
- Phối hợp, liên kết với các phòng ban, bộ phận có liên quan để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
- Ra quyết định đình chỉ, xử lý kỷ luật đối với các cá nhân, đội nhóm khi phát hiện
các sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý kỹ thuật, an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ và báo cáo cho Ban lãnh đạo công ty để có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.
- Đề nghị khen thưởng, tăng lương, thăng chức và một số quyền lợi, đãi ngộ khác với các tập thể và cá nhân thuộc quyền quản lý của phòng kỹ thuật
Mô tả công việc hành chính nhân sự
Quản lý các văn kiện, hồ sơ và giấy tờ
Tiếp nhận công văn, các đơn thư, giấy tờ đề nghị, các văn bản hoặc tài liệu được chuyển đến doanh nghiệp, giải quyết các văn bản trong phạm vi quyền hạn của mình, lưu trữ các văn bản này vào kho dữ liệu của doanh nghiệp
Tiếp nhận các giấy tờ có thông tin của nhân sự doanh nghiệp như giấy xin nghỉ phép, giấy báo ốm, giấy giải trình,...
Theo dõi, quản lý các hoạt động liên quan đến duy trì văn hóa của doanh nghiệp
Theo dõi, quản lý các văn bản liên quan đến chế độ lương, thưởng của nhân sự công ty
Lưu giữ các cơ sở dữ liệu, hồ sơ lao động
Hay còn có tên gọi khác là quản lý hồ sơ nhân sự của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của công việc này chính là lưu trữ hồ sơ lao động đã được ký kết giữa doanh nghiệp và nhân sự.
Quản lý các tài sản, thiết bị chung của doanh nghiệp
Theo dõi, quản lý, bàn giao, nhận bàn giao các thiết bị, máy móc thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đến các bộ phận hoặc nhân sự liên quan
Thực hiện theo dõi lịch bảo trì, đổi mới máy móc, thiết bị. Trong trường hợp thiết bị, máy móc bị hư hỏng cần thay mới, bộ phận hành chính nhân sự sẽ làm đề xuất để được mua mới máy móc hoặc thiết bị đó
Thực hiện kê khai các văn phòng phẩm theo yêu cầu của các phòng ban khác hàng tháng
Xử lý bảng lương
Hỗ trợ bộ phận kế toán trong việc xử lý bảng lương. Một số công việc liên quan như theo dõi bảng chấm công, làm danh sách lương và thưởng hàng tháng, thực hiện chi trả, thanh toán lương đúng hạn.
Hỗ trợ công tác lễ tân
Tiếp đón khách hàng, khách đến công ty
Tiếp nhận một số giao dịch bằng hình thức trao đổi bằng điện thoại hoặc trực tiếp
Tham gia hỗ trợ các sự kiện của công ty (nếu có), các sự kiện nội bộ để phát triển văn hóa doanh nghiệp