Sự khác nhau giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động là gì?
Theo dõi work247 tạiChúng ta đã nghe rất nhiều về đối tượng lao động trong quá trình sản xuất kinh tế. Nhưng chưa chắc đã hiểu rõ về bản chất của đối tượng lao động là gì? Phân biệt giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
Tìm Việc Làm Lao Động Phổ Thông
1. Đối tượng lao động là gì?
Đối tượng lao động là một khái niệm đặc trưng trong nền kinh tế chính trị Marx – Lenin nói về việc lao động của con người tác động vào để biến đổi theo mục đích của mình một bộ phận trong giới tự nhiên.
Xem thêm: Tại ngoại là gì? Tìm hiểu những kiến thức căn bản cần biết về tại ngoại
2. Phân loại đối tượng lao động
Đối tượng lao động gồm có 2 loại:
+ Loại có sẵn trong tự nhiên như: tôm, cua, cá ngoài biển, tài nguyên thiên nhiên khoáng sản trong lòng đất, đất đá ở núi, rừng nguyên sinh. Đối với các loại đối tượng lao động có sẵn này, con người chỉ cần tách chúng ra khỏi mối liên hệ trức tiếp với tự nhiên là chúng sẵn sàng để sử dụng. Các loại đối tượng lao động có sẵn này lại là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp khác.
+ Loại đã qua chế biến, xử lý và là đối tượng lao động của ngành công nghiệp chế biến. Ví dụ gỗ sau khi được khai thác và xử lý sẽ trở thành bàn, ghế và trở thành đối tượng lao động của ngành khác. Có thể nói đó là nguyên liệu nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều trở thành nguyên liệu.
Một số đối tượng lao động của các ngành:
+ Đối tượng lao động của bác sĩ là bệnh nhân;
+ Đối tượng lao động của ngành thủy sản là các loại tôm, cua, cá,…;
+ Đối tượng lao động của ngành chăn nuôi là các loại gia súc, gia cầm,…
Mỗi một ngành sản xuất lại có một đối tượng lao động khác nhau và được tác động nhằm những sự biến đổi khác nhau.
Xem thêm: Tài khoản đối ứng là gì? Những điều cần biết về tài khoản đối ứng
3. Phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động
Quá trình sản xuất tạo ra của cải vất chất là do con người tác động vào các đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên nhàm tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. Quá trình này không chỉ đơn giản là chỉ dùng những vật chất đã có trong tự nhiên là có thể biến những vật vô tri vô giác đó thành những sản phẩm có giá trị cốt lõi. Muốn tạo ra sản phẩm con người có dụng cụ lao động kết hợp với sức lao động bằng cả trí óc và chân tay. Vì vậy, quá trình này phải được liên kết chặt chẽ với nhau qua 3 yếu tố đó là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Lao động là hoạt động có ý thức, mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị cốt lõi để phục vụ, nâng cao đời sống xã hội. Nó là một thước đo để so sánh con người và bản năng của động vật. Tuy nhiên lao động lại khác với sức lao động. Sức lao động là khả năng con người có thể lao động dựa trên trí óc và trí lực. Nhưng muốn tạo ra sản phẩm con người phải tiêu dùng khả năng đó trong hiện thực.
Quá trình lao động cũng là quá trình con người tự phát triển, hoàn thiện bản chất hơn. Con người nhờ có quá trình lao động mà ngày càng khám phá, hiểu biết hơn về tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho con người, hoàn thiện dụng cụ sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất. Có thể thấy nên sản xuất xã hội ngày càng phát triển và nâng cao hơn thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Dần dần trong sản xuất máy móc, thiết bị sẽ sẽ thay thế sức lao động chân tay của con người. Vì vậy năng lực trí óc ngày càng được ưu tiên và nâng cao hơn.
Trong quá trình sản xuất và phát triển của xã hội, vai trò của đối tượng lao động dần dần được thay đổi. Những đối tượng lao động sẵn có trong tự nhiên ngày càng bị giảm sút, còn những đối tượng qua chế biến lại càng tăng. Hơn thế nữa, khoa học càng ngày càng phát triển, với trí lực của con người sẽ tạo ra nhiều các vật liệu nhân tạo để thay thế. Tuy nhiên bản chất của các vật liệu này vẫn có nguồn gốc từ các đối tượng lao động sẵn có.
Tư liệu lao động có thể hiểu đơn giản là những dụng cụ hay hệ thống một số công cụ mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng nhằm mục đích biến đổi nó thành sản phẩm mà con người mong muốn.
Tư liệu lao động gồm có:
+ Công cụ lao động là bộ phận trực tiếp tác động lên đối tượng lao động nhằm làm biến đổi theo mục đích của con người;
+ Bộ phận gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất hay còn gọi là kết cấu hạ tầng như: nhà xưởng, các phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc,…
Trong tư liệu lao động thì công cụ lao động giữ vai trò nòng cốt quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Có thể nói nhìn vào công cụ lao động ta có thể đoán được trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên kết cấu hạ tầng cũng đóng vai trò chủ chốt trong nèn kinh tế. Bởi nó tác động đến toàn bộ nền kinh tế thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy, con người cũng cần chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng.
Nếu quá trình sản xuất kết hợp tốt 3 yếu tố trên thì nền kinh tế sẽ được ổn định và phát triển bền vững.
Việc làm lao động phổ thông tại Hà Nội
4. Phân biệt đối tượng lao động với tư liệu lao động của một số ngành sản xuất
A, Ngành sản xuất nông nghiệp
+ Đối tượng lao động là ruộng đất và các loại hạt giống cây trồng,…
+ Tư liệu lao động là máy móc, trang thiết bị làm nông: cuốc, xẻng,… xe tải, thùng chứa,…
B, Ngành sản xuất giày dép
+ Đối tượng lao động là da, vải, gỗ, đinh,…
+ Tư liệu lao động là máy cắt, máy khâu, búa,…
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về đối tượng lao động, mong bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích khi tham khảo bài viết này.
34910 0