Tai nạn lao động là gì? Quyền lợi của người tham gia lao động

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ngày đăng: 05-07-2024

Trong quá trình lao động khó có thể tránh khỏi xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn, tùy vào từng trường hợp sẽ được xét thành tại nạn lao động. Vậy tai nạn lao động là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về các trường hợp được coi là tai nạn lao động và quyền lợi của người lao động trong vấn đề này thông qua bài viết bên dưới của work247.vn

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tuyển dụng việc làm

1. Tai nạn lao động là gì? 

Tai nạn lao động được hiểu là những tai nạn gây tổn thương trực tiếp tới bất kỳ chức năng của bộ phận trên cơ thể người lao động, nghiêm trọng hơn là tử vong trong quá trình làm việc, thực hiện các nhiệm vụ nghề nghiệp lao động.

Trong quá trình lao động khó có thể tránh khỏi xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn nên Luật lao động đã có những quy định riêng về vấn đề này và được áp dụng đối với tất cả các đối tượng thực hiện lao động kể cả đang thử việc, học nghề và tập nghề.

Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động là gì?

Xem thêm: An toàn vệ sinh lao động là gì? Những thông tin bạn cần phải biết

2. Những quy định của Bộ luật lao động về tai nạn lao động

Vấn đề về tai nạn lao động luôn là sự mâu thuẫn tồn tại từ nhiều năm trước đây trong quan điểm và cách giải quyết sự việc. Dần dần Bộ Luật lao động đã có những thay đổi rõ ràng hơn trong quy định về tai nạn lao động:

Quy định của Bộ luật lao động về tai nạn lao động
Quy định của Bộ luật lao động về tai nạn lao động

- Về mặt hình thức: theo như định nghĩa thì tai nạn lao động được coi là những loại tai nạn gây tổn thương trực tiếp tới chức năng, bộ phận cơ thể người lao động nghiêm trọng hơn là tử vong. Để đảm bảo chế độ cho người bị tai nạn lao động thì cần phân chia rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của tai nạn gây ra từ bậc tổn thương đến tử vong. 

Nếu như mức độ tổn thương cơ thể không quá lớn thì người bị tai nạn lao động chưa chắc đã được hưởng chế độ này, tuy nhiên cũng có một số trường hợp không gây thương tích bên ngoài nhưng vẫn được tính là tai nạn lao động, ví dụ như ngộ độc cấp, ngạt khói dẫn đến tử vong.

- Về mặt phạm vi, các trường hợp liên quan tới tai nạn lao động có phạm vi rộng không giới hạn nếu xảy ra trong doanh nghiệp, cần phải xác định rõ tai nạn đã xảy ra ở địa điểm nào và người lao động đang trong quá trình nghĩa vụ hoặc nhiệm vụ được giao hay trong trường hợp nào và phải có xác nhận của người sử dụng lao động thông qua văn bản hoặc giấy ủy quyền. 

Nếu như tai nạn xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc thì có thể xác định đó là tai nạn lao động. Ví dụ như tai nạn xảy ra trong quá trình di chuyển đến đơn vị lao động hay ngược lại hoặc đang di chuyển đến các địa điểm thực hiện công tác, nhiệm vụ mà người sử dụng lao động giao cho thì cũng đều tính là tai nạn lao động.

- Về đối tượng áp dụng: những quy định về tai nạn lao động áp dụng với mọi người lao động kể cả là người đang thử việc, học nghề và tập nghề. Những đối tượng chưa có quan hệ lao động hợp đồng chính thức hay mới bắt đầu thực hiện công việc đều được áp dụng và hưởng quyền lợi tương tự đối với người lao động có hợp đồng chính thức.

Tất cả những vấn đề xảy ra trong quá trình lao động như tai nạn, bệnh nghề nghiệp,.. đều phải được khai báo theo quy định của Chính phủ để thực hiện điều tra, thống kê, lập biên bản và báo cáo định kỳ tránh mọi trường hợp có ý định che giấu, khai gian, khai khống nhằm trốn tránh trách nhiệm và xâm hại đến quyền lợi trực tiếp của người lao động.

Mọi đối tượng lao động đều được hưởng những chế độ liên quan đến tai nạn lao động
Mọi đối tượng lao động đều được hưởng những chế độ liên quan đến tai nạn lao động

Xem thêm: Việc làm nhân viên an toàn lao động tại Hà Nội

cv online free

3. Người sử dụng lao động cần có trách nhiệm gì?

Khi xảy ra tai nạn lao động thì người thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người lao động theo như quy định của Luật an toàn - vệ sinh lao động như sau:

Trách nhệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn
Trách nhệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn

- Thành thật trình báo về tai nạn lao động cho những cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền.

- Tiến hành các công tác cấp cứu, sơ cứu kịp thời đối với người bị tai nạn, tạm ứng mọi chi phí thực hiện điều trị cho đối tượng lao động bị tai nạn kể cả quá trình sơ cứu, cấp cứu.

- Có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi xảy ra tai nạn đến khi người lao động được điều trị ổn định.

- Trong thời gian điều trị do tai nạn lao động thì đối tượng lao động đó vẫn được trả đủ tiền lương khi nghỉ việc để phục hồi chức năng lao động.

- Trợ cấp hoặc bồi thường cho người lao động bị ảnh hưởng bảo tai nạn theo như quy định của pháp luật ban hành.

- Có trách nhiệm đưa người lao động bị ảnh hưởng bởi tai nạn đi giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm về khả năng lao động từ đó tiến hành theo các phương pháp điều trị, điều dưỡng nhằm khôi phục chức năng lao động theo quy định của pháp luật.

- Dựa vào kết quả thảo luận của hội động giám định ý khóa đối với người bị ảnh hưởng bởi tai nạn lao động sau khi đã thực hiện điều trị và phục hồi chức năng để sắp xếp lịch trình làm việc phù hợp với điều kiện sức khỏe nếu vẫn tiếp tục làm việc tại đó.

- Có trách nhiệm cùng với gia đình của người lao động hoàn thiện hồ sơ đảm bảo quyền lợi của họ trong bảo hiểm xã hội.

Bồi thường thiệt hại cho người bị ảnh hưởng bởi tai nạn lao động
Bồi thường thiệt hại cho người bị ảnh hưởng bởi tai nạn lao động

Xem thêm: [Cập nhật] Mẫu hợp đồng lao động chính xác khi xin việc 2024

4. Quyền lợi của người lao động khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp

Khi các trường hợp được xác định là tai nạn lao động thì sẽ người bị ảnh hưởng sẽ được hưởng những chế độ riêng theo quy định của Bộ luật lao động điều 145 đó là:

- Khi người lao động đã tham gia và đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng các chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội đề ra.

- Nếu trong trường hợp người bị ảnh hưởng bởi tai nạn lao động mà chưa đóng các loại bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo như Luật bảo hiểm xã hội đã quy định. Việc thực hiện chi trả có thể diễn ra một lần hoặc hàng tháng tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa đôi bên. 

- Trong trường hợp tai nạn đó được xét là bệnh nghề nghiệp mà không phải do lỗi của người lao động và dẫn đến suy giảm khả năng lao động của họ từ 5% trở lên thì cũng nhận được các khoản bồi thường với những mức độ cụ thể như sau:

Tối thiểu tiền lương theo hợp đồng lao động sẽ được hưởng bằng 1,5 tháng lương cơ bản nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 10%, nếu như mức độ suy giảm khả năng lao động tăng lên tới 11 - 80% thì sẽ tiếp tục tăng 1% được cộng thêm vào 0,4 tháng tiền lương được dựa trên hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc tử vong do tai nạn lao động thì họ hoặc thân nhân phải được chi trả bồi thường tối thiểu là 30 tháng lương dựa trên hợp động lao động.

- Nếu tai nạn lao động xảy ra là lỗi của người lao động thì họ vẫn có quyền được hưởng trợ cấp từ người sử dụng lao động ít nhất là một khoản tiền bằng 40% theo mức quy định tại khoản 3 của Bộ luật lao động.

Những quyền lợi cơ bản của người lao động khi xảy ra tai nạn
Những quyền lợi cơ bản của người lao động khi xảy ra tai nạn

Xem thêm: Bệnh nghề nghiệp là gì? Có nguy hiểm không và những lưu ý bạn cần nắm rõ

Những thông tin bên trên đã bao quát về các yếu tố cơ bản về tai nạn lao động mà người tham gia lao động cần phải nắm được, tất nhiên đó là trường hợp bất chắc mà không ai mong muốn xảy ra. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của cá nhân khi tham gia lao động thì cần phải những quy định về pháp luật liên quan đến tai nạn lao động. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến luật pháp hoặc người lao động truy cập website work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem739 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT