Văn hóa giao thông là gì? Bí quyết cải thiện văn hóa giao thông
Theo dõi work247 tại“Văn hóa giao thông” là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Nhắc đến nhiều song không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó và thực hiện tốt. Vậy văn hóa giao thông là gì? Nó có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Dành chút thời gian để cùng work247.vn khám phá những thông tin về chủ đề này nhé!
1. Giải mã khái niệm văn hóa giao thông là gì?
Không chỉ là văn hóa ứng xử trong giao tiếp, để có được một xã hội hiện đại văn minh thì chúng ta không thể không thực hiện văn hóa giao thông.
Trong văn hóa công cộng, văn hóa giao thông là một phần không thể thiếu, tất cả những cách ứng xử, hành động chuẩn mực là biểu hiện của việc chấp hành văn hóa giao thông.
Văn hóa giao thông chỉ được diễn ra khi mọi người cùng nhau chấp hành đúng các nội quy quy định của Nhà nước về giao thông. Nếu bạn và tất cả mọi người cùng thực hiện đúng quy định, tôn trọng người chấp hành nhiệm vụ thì sẽ giảm thiểu được khá nhiều rủi ro về tính mạng con người, đồng thời cũng duy trì được hình ảnh nền văn hóa văn minh.
Khái niệm về văn hóa giao thông cũng được hiểu đơn giản là ý thức, thái độ của mọi người khi tham gia giao thông. Nó là một tập hợp của những cách ứng xử và thực hiện những quy định của Pháp luật về giao thông. Qua cách hành xử trong giao thông, người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển của dân trí của một quốc gia.
Vì vậy phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, sau đó mới đến việc chấp hành đúng quy định.
xem thêm: Việc làm kỹ sư giao thông
2. Những ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông
Văn hóa giao thông vẫn là một trong những điều mà chúng ta vẫn thường nhắc nhở nhau thực hiện hàng ngày. Vậy bạn có biết việc duy trì văn hóa giao thông sẽ có ý nghĩa gì?
Việc duy trì văn hóa giao thông sẽ có tác dụng vô cùng cấp thiết đến tình hình giao thông hiện tại. Cụ thể là giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông với điều kiện hạ tầng hiện tại. Trong khi các khu đô thị lớn chưa kịp theo sự phát triển của xã hội thì việc thực hiện văn hóa giao thông trong thời gian dài sẽ là tiền đề vững chắc nhất để đất nước có một nền văn hóa giao thông hiện đại. Khi ấy tính mạng của con người cũng sẽ được đảm bảo hơn, chúng ta sẽ được sống trong một môi trường thân thiện, nhân ái.
Văn hóa giao thông không chỉ được thực hiện từ một phía, nó là sự kết hợp giữa những người trực tiếp tham gia giao thông và lực lượng làm nhiệm vụ liên quan. Một khi cả 2 cùng làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thì đất nước sẽ có nền văn hóa tốt đẹp, mọi ùn tắc sẽ được giải quyết một cách triệt để.
Mỗi người công dân Việt Nam từ giờ hãy tự ý thức, nâng cao trách nhiệm khi tham gia giao thông. Thực hiện tốt văn hóa giao thông không những là đang tự bảo vệ bản thân mà bạn còn đang bảo vệ những người khác nữa.
3. Biểu hiện của văn hóa giao thông bạn đã nắm rõ?
Nhiều người cho tới giờ vẫn chưa biết những biểu hiện của văn hóa giao thông là gì? Hãy cùng tôi tham khảo những thông tin sau đây
3.1. Nghiêm túc chấp hành luật giao thông
Khi tham gia giao thông, bạn có cảm thấy bị khó chịu khi có người không chấp hành luật lệ giao thông, những hành động đó có thể làm ảnh hưởng tới bạn và những người chấp hành khác.
Trong đó, đi đúng làn đường hay chấp hành điều khiển theo đèn giao thông là điều cần thiết, nó đã được thực hiện rất tốt ở một số quốc gia phát triển như là Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, mặc dù mọi thứ đã được quy định thành luật thế nhưng dường như người dân vẫn cố tình không hiểu và không làm theo, còn rất nhiều người vẫn không đội mũ bảo hiểm khi ra đường, sử dụng các chất kích thích như rượu bia khi tham gia giao thông gây nguy hiểm cho chính mình và những người khác.
3.2. Không tiếp tay cho người vi phạm giao thông
Chẳng cần phải hành động gì quá ghê gớm, ngay khi bản thân bạn không chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông thì đã là chống đối pháp luật rồi. Đây là một việc làm không thể làm ngơ hoặc cho qua nếu bị phát hiện, ấy vậy mà vẫn xảy ra tình trạng bao che hoặc giúp đỡ những người vi phạm.
Khi nhiều người cùng thực hiện sai thì đó có thể là xu hướng, rất ảnh hưởng tới tâm lý của những người khác nữa, tất nhiên đó chính là nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông để lại hậu quả đáng tiếc.
3.3. Hợp tác với cơ quan cảnh sát khi được hỏi đến
Khi xảy ra tai nạn giao thông hoặc gặp sự cố bất kỳ nào trên đường, người tham gia giao thông cần phải có cách hành xử văn minh, cần phối hợp nhịp nhàng với cơ quan chức năng để sự việc được nhanh chóng xử lý.
Khi gặp người bị nạn, nếu bạn biết sơ cứu thì hãy thực hiện một cách nhanh chóng nhất, những người khác có thể giúp lực lượng chức năng phong tỏa hiện trường để giải quyết nhanh gọn.
3.4. Giúp đỡ người già, trẻ em hay người khuyết tật khi tham gia giao thông
Có lẽ trong số chúng ta ở đây đều đã được học bài học giúp đỡ người già, trẻ nhỏ khi nhìn thấy họ tham gia giao thông từ những bài học vỡ lòng rồi. Những hành động này thực sự rất đáng trân trọng và nó góp phần tạo dựng nên hình ảnh một nền văn hóa vô cùng văn minh.
Không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên Thế giới cũng đã thực hiện rất tốt, điển hình như Nhật Bản. Vậy nên nếu làm tốt điều này thì có nghĩa là bạn đang góp phần làm văn hóa giao thông ngày càng lớn mạnh ở Việt Nam đấy.
Xem thêm: Tìm hiểu Các biển báo giao thông chi tiết để đi đúng luật giao thông
4. Thực trạng và giải pháp nâng cao văn hóa giao thông
4.1. Thực trạng văn hóa giao thông ở nước ta hiện nay
So với những quốc gia khác, giao thông Việt Nam luôn ẩn chứa nhiều hạn chế, văn hóa giao thông Việt Nam đã được ví như một quả bóng, bạn dẹp được chỗ này nhưng chỗ khác lại bị phình ra.
Nhìn vào những số liệu thống kê của Uỷ Ban An toàn giao thông quốc gia, chưa bao giờ số vụ tai nạn giao thông của cả nước là thuyên giảm, lúc nào báo đài cũng báo tăng đột biến hoặc là khá nhiều, trong đó số lượng người chết, người bị thương toàn chạm mốc báo động.
Phần lớn, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng văn hóa giao thông yếu kém tại Việt Nam là do ý thức người dân còn quá kém. Hàng loạt những hành vi vi phạm luật giao thông liên tiếp xảy ra như lạng lách, đánh võng, sử dụng rượu bia khi lái xe,...
Bên cạnh đó, một phần cũng là do kiến thức về luật giao thông của người dân còn hạn chế, khi tham gia giao thông còn điều khiển phương tiện theo cảm tính đã dẫn đến các vụ tai nạn không mong muốn,...
Xảy ra các vụ tai nạn cũng là do cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, tình trạng đường vừa làm xong nhưng vẫn có nguy cơ lún, sụp khi nhiều phương tiện trọng tải lớn thường đi lại.
Xem thêm: Vai trò của ngành giao thông vận tải trong kinh tế và xã hội
4.2. Giải pháp để nâng cao văn hóa giao thông
Làm sao để nâng cao nền văn hóa giao thông với người dân Việt Nam? Đây là một câu trả lời khó chứa đầy sự nan giải. Hãy cùng tôi tìm hiểu về nó để biết thêm thông tin về vấn đề quan trọng này nhé:
Thứ nhất, từng cá nhân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với bản thân khi tham gia giao thông, tuyên truyền cho người thân và gia đình để tất cả cùng thực hiện tốt nhất nền văn hóa vốn được cả nước tuyên truyền này.
Thứ hai, cần giảm thiểu tình trạng bán hàng rong ở lề đường, tình trạng bày bán các sạp hàng tràn lan ra đường khiến tầm nhìn bị hạn chế, làn đường bị lấn chiếm cũng là nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn thương tâm. Những hành vi này cần phải nghiêm khắc xử lý để làm gương cho những người khác.
Thứ ba, với những tuyến đường thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, không có đèn báo giao thông thì lực lượng chức năng cần kiểm tra và phân luồng nhanh chóng, xử lý nghiêm các đối tượng cố tình vi phạm an toàn giao thông để Việt Nam sớm có một nền văn hóa giao thông tốt đẹp.
Bài viết trên đây đã đem đến cho bạn một số kiến thức hữu ích liên quan đến văn hóa giao thông, hy vọng sau khi tham khảo bạn sẽ hiểu rõ văn hóa giao thông là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Mỗi người cần nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của văn hóa giao thông để nâng cao tinh thần tự giác, đồng thời cũng kêu gọi mọi người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh để cùng nhau xây dựng một nền văn hóa văn minh và hiện đại.
1094 0