Mách nước cho chị em cách quản lý tài chính gia đình hoàn hảo
Theo dõi work247 tạiLàm chủ tài chính trong gia đình quả thực là điều không đơn giản, bạn là người nắm giữ tài chính trong gia đình nhưng bạn lại không phải chỉ chi tiết cho riêng bạn mà phải thường xuyên đau đầu với những khoản chi tiêu chung trong gia đình. Vậy thì bạn cần có cách quản lý tài chính gia đình thật hiệu quả để đảm bảo vừa có của ăn của để lại có thể có được cuộc sống thoải mái, không phải lo lắng chi tiêu chắt bóp.
1. Những quy tắc vàng trong quản lý tài chính gia đình
Có rất nhiều cách thức để quản lý tài chính trong gia đình, với mỗi gia đình thì sẽ đều có những cách quản lý chi tiêu cho riêng mình để sao cho phù hợp nhất với điều kiện kinh tế của từng nhà.
Tuy nhiên, dù là áp dụng theo cách nào đi chăng nữa thì chúng ta sẽ đều phải tuân thủ theo những quy tắc bất di bất dịch để đảm bảo rằng đó là một hướng đi đúng trong quản lý chi tiêu cho tất cả các gia đình.
Dưới đây là những quy tắc để các gia đình có được cách quản lý chi tiêu phù hợp:
1.1. Quy tắc thứ nhất – Tiết kiệm
Tiết kiệm chính là quốc sách, luôn luôn là đức tính đứng trong top đầu mà con người cần phải có. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của đất nước Việt Nam ta cũng có câu răn dạy rằng: Cần – Kiệm – Liêm Chính. Quả thực đó là đức tính mà con người cần phải hướng tới và phấn đấu.
Thực tế, để nói thì rất dễ nhưng khi thực hiện thì đó còn là cả sự nỗ lực đáng kể của từng thành viên trong gia đình. Chính vì vậy mà các gia đình, người nắm giữ tài chính trong gia đình cần phải có kế hoạch để chi tiêu
Để có thể tiết kiệm được tiền thì rõ ràng với các khoản chi tiêu của chúng ta thì không thể nào lớn hơn so với thu nhập được, như vậy sẽ dẫn tới tình trạng bị âm tiền. Ngược lại, để có thể tiết kiệm được thì chúng ta cần phải xác định tiêu ít hơn so với khoản thu nhập hàng tháng của chúng ta.
Bạn hãy tìm cách để có được khoản tiền dư ra trong chi tiêu, bạn có thể ước lượng các khoản chi tiêu trong tháng đó, và khi nhận được khoản tiền thu nhập thì hãy cất ra một khoản tiền để thực hiện tiết kiệm trước, khoản còn lại sẽ được sử dụng trong chi tiêu phù hợp.
Nhiều bạn lại sử dụng cách chi tiêu hết sức thoải mái, đến cuối tháng còn dư thì mới bỏ vào để tiết kiệm, cách này thực sự là khó có thể giúp cho chúng ta có được thói quen tiết kiệm, đồng thời với cách chi tiêu xả láng ngay từ đầu thì sẽ không thể nào có được động lực để tiết kiệm lại một khoản cho mình đâu nhé.
Xem thêm: Cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên tiết kiệm tiền hàng tháng
1.2. Quy tắc thứ hai – Đầu tư
Khi mà bạn đã thấm nhuần nguyên tắc của sự tiết kiệm rồi thì rõ ràng bạn sẽ có thể tiếp tục tạo nền tảng tài chính cho bản thân mình, bạn đã có khoản tiền tiết kiệm lớn, bạn đã yên tâm với nền tảng tài chính của chính mình thì hãy trích một khoản tiền trong gia đình ra, sau đó chia thành những khoản tiền nhỏ hơn.
Với những khoản tiền nhỏ đó thì bạn có thể mang đi đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau. Bạn hãy luôn nhớ quy tắc rằng – không nên bỏ tất cả các quả trứng vào chung cùng một giỏ. Nếu chẳng may bị rơi hay bị va chạm thì sẽ gần như là vỡ cả giỏ trứng.
Đối với tiền đầu tư cũng vậy, bạn không nên mạo hiểm sử dụng toàn bộ số tiền của mình để đầu tư cho một lĩnh vực, hãy chia nhỏ nó ra để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy vào thời cơ và khả năng của bạn và sự phát triển của thị trường mà bạn có kế hoạch đầu tư phù hợp, lựa chọn lĩnh vực đầu tư sao cho phù hợp.
Có một điều đáng chú ý đó chính là có hai khoản đầu tư lớn nhất mà bạn luôn phải có khoản tiền dự trù và đầu tư vào nó bất cứ khi nào đó chính là sức khỏe và học vấn của các thành viên trong gia đình của bạn. khoản đầu tư này của bạn thì quả thực không lo lỗ vốn, nó là khoản đầu tư trường kỳ và liên tục trong suốt cuộc đời của bạn và các thành viên trong gia đình bạn.
Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì
1.3. Quy tắc thứ ba – quy tắc 50-20-30
Nghe thì chúng ta sẽ thấy có vẻ khá là khó hiểu phải không nào? Đối với những bạn mới tìm hiểu và làm quen với quy tắc này thì sự khó hiểu là điều đương nhiên. Quy tắc này thể hiện những con số thiết thực và là căn cứ để giúp cho các bạn có được rất nhiều vấn đề để đảm bảo rằng các bạn dựa vào đó mà thực hiện việc quản lý chi tiêu trong gia đình.
- 50 tức là bạn hãy dành cho mình 50% trong tổng số khoản thu nhập hàng tháng của mình để lo chi phí cho các khoản cố định trong gia đình.
- 20 tức là bạn hãy dành 20% khoản tiền tiếp theo cho mục tiêu trong tương lai.
- 30 tức là bạn hãy dành 30% số tiền còn lại để dùng cho chi tiêu trong sinh hoạt gia đình,
Quy tắc quản lý tài chính gia đình – 50/20/30
Từ phân tích đó thì chúng ta có thể phân rõ rạch ròi đối với các khoản tiêu trong gia đình, cụ thể:
+ Với 50% chi phí cho các khoản cố định: gồm tiền thuê nhà, điện nước, tiền học phí của con cái, tiền biếu bố mẹ hàng tháng...
+ Với 20% trong khoản phí để cho tương lai đó là tiền quỹ dự phòng, các bạn cần xác định khoản tiết kiệm 20% hàng tháng để chăm cánh cho những dự định tương lai xa hơn, thực hiện những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Có khá là nhiều người sử dụng 20% này bằng cách chi cho khoản bảo hiểm nhân thọ để có được biện pháp phòng thân thực sự an toàn và mang tính hiệu quả cao hơn, là tiền đề để giúp cho con cái của bạn có được cơ sở để học hành chỉn chu, đến nơi đến chốn.
Một nền tảng tiền bạc trong gia đình được xây dựng vững chắc trong 20% đó thì các gia đình sẽ không cần phải lo lắng về các vấn đề phát sinh sau này. Các con sẽ luôn có nền tảng vững chắc, đó cũng chính là tiền đề để con phát triển con đường sự nghiệp lớn mạnh khi trưởng thành kết hợp với cách mà cha mẹ giáo dục con cái.
+ Với 30% chi phí trong quy tắc này thì đó là các khoản tiền được dùng một các linh hoạt, chẳng hạn như bạn dùng số tiền trong khoản này để mua quà biếu bố mẹ và hai bên gia đình, tiền chi cho sinh nhật của các con, sinh nhật thành viên trong gia đình, khoản tiền dành cho các kỳ nghỉ được diễn ra...
Nếu như khi mà bạn đã trích ra 30% này để tiêu cho các khoản linh hoạt mà bạn đã thống kê, khoản này dư dả thì chắc chắn bạn nên dùng số tiền dư còn lại chuyển sang khoản 20% tiền dự trữ kia, tích tiểu sẽ thành đại, quan trọng là bạn có đủ động lực để chuyển sang khoản đó hay là bạn sẽ cho bản thân tiêu xả láng.
2. Hướng dẫn chi tiết cách quản lý chi tiêu trong gia đình
Dựa vào những nguyên tắc quản lý chi tiêu trong gia đình, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tìm hiểu cũng như là để tạo ra được nền tảng cho gia đình, tạo ra được những yếu tố nền tảng nhất cho các khoản chi tiêu trong gia đình.
Do đó, các bạn hãy lên kế hoạch để quản lý tài chính trong gia đình mình, giúp cho gia đình mình có được nền tảng tài chính vững vàng.
Xem thêm: Mách nước cho chị em cách quản lý tài chính gia đình hoàn hảo
2.1. Hãy ghi chi tiết những khoản tiền chi tiêu hàng ngày
quả thực, việc ghi ra các khoản chi tiêu mà bạn và các thành viên trong gia đình của bạn đã chi là một điều hết sức cần thiết để biết được hàng tháng gia đình mình đã tiêu hết bao nhiêu?
Bạn hãy chuẩn bị cho gia đình một quyển sổ để tiến hành ghi chép. Bạn hãy vạch ra các khoản cần phải chi tiêu cố định trong gia đình, ghi rõ các khoản tiền lặt vặt trong từng khoản lớn đó để biết rằng mức độ trích ra cho khoản tiền đó có hợp lý hay không.
Ghi chép lại để so sánh tháng này qua tháng khác, xem các tháng có sự chênh lệch nhiều hay ít, xem các tháng có gia tăng số tiền chi tiêu trong mỗi khoản hay có thể tiết kiệm được số tiền nho nhỏ từ các khoản.
Khi ghi ra những khoản chi tiêu cụ thể, đến cuối tháng bạn đã có thể tổng kết lại các vấn đề, tổng kết xem khoản nào cần chi nhiều và khoản nào cần chi ít hơn để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Xem thêm: Việc làm phân tích đầu tư
2.2. Hãy thống nhất lại trách nhiệm tài chính rõ ràng của từng người
Trong gia đình có thể được cấu thành từ rất nhiều thành viên hoặc chỉ có hai vợ chồng và con cái. Gần như lao động chính trong gia đình chính là người vợ và người chồng. Những thành viên khác có thể không có khoản đóng góp trong nhà như là con cái còn nhỏ, cha mẹ đã về già…
Do đó, chủ yếu là vợ chồng sẽ cần phải thống nhất lại về trách nhiệm tài chính của cá nhân trong mỗi gia đình. Do đó, phân định rõ những khoản nào do người vợ phụ trách và những khoản nào do người chống phụ trách.
Từ đó sẽ giảm tải được bớt các gánh nặng đối với mỗi người, không dồn hết kinh tế về một người nếu như gia đình đó thuộc tầm trung hoặc hộ nghèo, không dư giả, không giàu có.
Chẳng hạn người vợ sẽ phụ trách khoản tiền thanh toán hóa đơn điện nước, phí dịch vụ… trong gia đình, người chồng sẽ phụ trách thanh toán khoản tiền lớn hơn như tiền thuê nhà, tiền thuế, tiền cửa hàng, tiền mặt bằng…
Như thế, có rất nhiều cách quản lý tài chính gia đình, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà sẽ có những cách quản lý tài chính khác nhau. Bất cứ ai trong số chúng ta khi đã lập gia đình thì cần thực hiện quản lý chi tiêu trong gia đình, dù điều kiện gia đình giàu hay nghèo thì mục tiêu hướng tới vẫn là có kinh tế vững chắc để phòng những trường hợp bất trắc hay cần dùng tới tiền, và quan trọng nhất là tạo cho con cái nền tảng vững vàng về tài chính ngay từ khi còn nhỏ.
1047 0