TPI là gì? Thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong đa lĩnh vực
Theo dõi work247 tạiKhi nhắc đến thuật ngữ TPI thì những người làm trong một số lĩnh vực cụ thể sẽ cảm thấy quen thuộc nhưng có thể nhiều người chưa biết được TPI được ứng dụng trong đa lĩnh vực với ý nghĩa khác nhau. Cùng work247.vn tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ TPI trong từng lĩnh vực cụ thể nhé!
1. Thuật ngữ TPI ứng dụng trong ngành kỹ thuật - điện tử
TPI là viết tắt của từ Tracks Per Inch hay còn được hiểu theo dõi mỗi inch. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử.
TPI là công cụ đo lường được ứng dụng nhiều trong công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, điện tử. Inch là đơn vị đo chiều dài trong một hệ thống đo lường khác nhau, mọi người thường nhìn thấy đơn vị inch sử dụng đo chiều dài của thiết bị điện tử như màn hình TV, máy tính,... Để đo được đơn vị inch thì cần phải sử dụng đến Tracks Per Inch, ngoài ra công cụ này còn được ứng dụng phổ biến trong một số ngành điều chế và khoa học.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện ra làm gì? Có hay không cơ hội lớn cho bạn?
2. Thuật ngữ TPI ứng dụng trong ngành tài chính - đầu tư
Trong lĩnh vực tài chính - đầu tư thì TPI không còn là viết tắt của Tracks Per Inch nữa mà có nghĩa là Tax and Price Index hoặc Tender Price Index. Cùng tìm hiểu sâu hơn về 2 khái niệm này.
2.1. Tax and Price Index (TPI)
Đối với những người hoạt động trong ngành tài chính cụ thể là chứng khoán thì chắc không lạ gì với thuật ngữ TPI. Tax and Price Index dùng để chỉ các hình thức thuế và chỉ số giá cả của các biểu phí trong lĩnh vực chứng khoán.
- Đối với hình thức thuế trong chứng khoán: khi nhà đầu tư có nhu cầu tham gia vào thị trường chứng khoán thì phải tìm hiểu trước về các thông tin liên quan đến luật pháp, vốn đầu tư, khả năng chi trả và chi phí thực hiện.
Ngoài ra khi tham gia chứng khoán cũng giống như kinh doanh một mặt hàng nào đó mà người đầu tư phải có nghĩa vụ đóng thuế cho từng loại cổ phiếu đang phát hành trên thị trường nếu như mua. Trong đó có các loại thuế cụ thể là:
Thuế thu nhập khi thực hiện chuyển nhượng giá trị bán: từ năm 2024 thì loại thuế này đã được ban hành và áp dụng theo quy định của pháp luật, loại thuế này chỉ áp dụng cho bên bán chứng khoán với mức thuế chỉ 0,1% so với giá trị cổ phiếu.
Thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức tiền mặt: đây là hình thức thuế áp dụng cho các công ty đã ban hành cổ phiếu trên thị trường, nghĩa là các cổ đông trong công ty nhận được cổ tức hay còn lợi nhuận từ cổ phiếu ban hành thì phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân cùng với thuế suất 5%. Tổng số tiền phải đóng là 10% trên thu nhập trung bình đầu quân.
Đây là 2 loại thuế mà tất cả các cá nhân, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp khi thực hiện giao dịch chứng khoán ngoài ra còn có những loại thuế khác như thuế thừa kế chứng khoán, thuế chuyển nhượng cổ phiếu,... Đây chỉ là chi phí phải nộp khi thực hiện giao dịch còn khi tham gia thị trường cổ phiếu thì còn có các biểu phí khác như phí dịch vụ, phí trung gian, phí giao dịch trong và ngoài sàn,...
- Đối với chỉ số giá trong chứng khoán: dựa vào chỉ số giá mà các nhà đầu tư có thể xác định được tình hình cổ phiếu lên - xuống trong một khoảng thời gian nhất định. Các thông số được tính toán dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và hiển thị trên sàn giao dịch và không cố định nhằm thông báo về bình quân gia quyền của từng loại cổ phiếu trên thị trường.
Hiểu đơn giản cách tính chỉ số giá là phép thương của hai thông số đó là tổng mức giá cổ phiếu trong thời điểm hiện tại nhân với lượng hàng hóa hiển thị trong chỉ số giá chia và tổng giá cả thời kỳ gốc của hàng hóa nhân với lượng hàng hóa hiển thị trong chỉ số giá.
Nhờ vào chỉ số giá mà nhà đầu tư có thể quan sát được sự biến động của thị trường chứng khoán từ đó đưa ra những nhận định và dự đoán đầu tư vào các cổ phiếu tiềm năng cũng như phân biệt các lĩnh vực đang làm khống giá với xu hướng lạm phát.
2.2. Tender Price Index (TPI)
Bên cạnh khái niệm bên trên thì TPI còn được hiểu là Tender Price Index - chỉ số giá đầu tư được sử dụng phổ biến trong các hoạt động xây dựng khi nhập các nguyên vật liệu hỗ trợ quá trình thực hiện.
Việc sử dụng TPI trong đầu tư xây dựng nhằm xác định sự biến động trong chi phí đầu tư, chi phí xây dựng, là công cụ tính toán về sự chênh lệch kinh phí dự trù và kinh phí thực tế sử dụng. Vậy nên cực kỳ cần thiết và quan trọng nhằm mục đích quản lý hoạt động đầu tư một cách chính xác và sát với thực tế.
Thông qua những số liệu này thì các cơ quan hành chính cấp địa phương cũng có thể quản lý các dự án về kinh phí đầu tư, hình thức rót vốn theo đúng quy trình kiểm soát. Đây là nghĩa vụ mà các nhà đầu tư cần phải thực hiện để trình lên cơ quan chức năng.
Mọi thông tin liên quan đến chỉ số giá trong đầu tư đều được ban hành rõ ràng trong luật của Bộ xây dựng mà các doanh nghiệp, cổ đông tham gia dự án cần thực hiện và lên kế hoạch cụ thể.
Xem thêm: Việc làm IT phần mềm
3. Thuật ngữ TPI trong các hoạt động động kiểm tra
Ngoài các lĩnh vực kể trên thì TPI còn được ứng dụng trong các dự án kinh doanh với mục đích thử nghiệm và kiểm tra quá trình thực hiện, gọi chung là kiểm tra độ cải tiến của dự án - Test Process Improvement. Đây là khâu cực kỳ quan trọng và cần thiết không thể bỏ qua khi thực hiện bất kỳ dự án nào.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện một dự án thì không thể tránh được những trường hợp phát sinh xảy ra thì cần đến quá trình kiểm tra để tiến hành sửa đổi, thay thế khi cần thiết.
Một số vấn đề thường gặp khi thực hiện dự án:
- Thời gian thực hiện dự án bị kéo dài so với dự kiến ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đội ngũ thực hiện, thi công và tốn thêm kinh phí điều động.
- Trong quá trình thực hiện dự án có những bất đồng quan điểm không được thống nhất gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
- Sau khi hoàn thành đến lúc nghiệm thu thì phát hiện chất lượng dự án chưa đạt yêu cầu đề ra nghĩa là trong quá trình thực hiện đã xảy ra sai sót ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Vậy nên khi thực hiện một dự án bất kỳ thì cần đến hoạt động kiểm tra Test Process Improvement, được tiến thành dựa trên 3 tiêu chí chính đó là giá thành, chất lượng và dịch vụ giao nhận sản phẩm. Từ những tiêu chí này mà các chủ dự án cũng lập kế hoạch xây dựng và triển khai đảm bảo đạt các yếu tố đề ra.
Quá trình kiểm tra hoạt động sẽ được diễn ra trước và sau khi tiến hành dự án và đưa sản phẩm ra thị trường. Trong quy trình TPI có 4 bước thực hiện chính đó là:
- Bước 1: Lên kế hoạch chi tiết cho dự án thực hiện
Đây là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng nhằm xác định nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường. Kế hoạch càng chi tiết và cụ thể thì mới đảm bảo chất lượng đặt ra cũng như dự trù được những chi phí phát sinh trong thời gian thực hiện.
- Bước 2: Tiến hành theo kế hoạch đã đề ra
Sau khi hoàn thành bước lập kế hoạch và đi đến thống nhất thì bắt đầu phân công nhiệm vụ cụ thể và triển khai thực hiện.
- Bước 3: Kiểm tra kết quả sau khi thực hiện
Trong quá trình thực hiện dự án phải theo dõi sát sao và đánh giá kết quả sản phẩm cuối cùng đã đảm bảo chất lượng đề ra hay chưa. Đội ngũ triển khai sẽ rà soát lại sản phẩm trước khi tung ra thị trường rồi đưa phân tích và kết luận về quá trình thực hiện từ đó rút ra kinh nghiệm và cải tiến cho những dự án sau.
- Bước 4: Cải thiện chất lượng sản phẩm
Theo như kết quả phân tích trong quá trình kiểm tra thì đội thực hiện dự án cần phải thực hiện cải tiến và phát triển sản phẩm trong các dự án sau bằng cách đặt thêm những tiêu chuẩn mới, phân tích thị trường, nhu cầu tiêu dùng,.. phù hợp với thị trường sản phẩm doanh nghiệp hướng tới
Xem thêm: Ngành Kỹ thuật cơ điện tử : Là gì? Ra trường làm gì?
Bên trên là những thông tin cơ bản về TPI, trong mỗi lĩnh vực thì TPI được định nghĩa và cách thực hiện khác nhau nhưng nhìn chung đều là một khâu rất quan trọng trong quá trình công tác. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến các lĩnh vực đa dạng truy cập website work247.vn
2391 0