Thương nhân là gì? Tìm hiểu đặc điểm pháp lý của thương nhân

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Hiện nay có rất nhiều hình thức hoạt động thương mại theo cá nhân và tổ chức, mỗi hình thức đều có tên gọi riêng. Thương nhân là tên gọi để chỉ các cá nhân hoạt động kinh doanh cực kỳ thông dụng chắc mọi người đã quen thuộc. Cùng work247.vn tìm hiểu kỹ về thương nhân cùng những đặc điểm pháp lý liên quan.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm

1. Khái niệm về thương nhân

Căn cứ vào Luật thương mại năm 2005 điều 6 quy định về thương nhân như sau: các cá nhân hoạt động thương mại theo hình thức độc lập có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Nhà nước gọi là thương nhân.

Thương nhân có quyền hoạt động kinh doanh về mọi lĩnh vực, ngành nghề trên mọi hình thức và phương pháp được sự cho phép của pháp luật trên địa bàn cả nước. Nhà nước sẽ bảo hộ cho thương nhân các quyền hoạt động thương mại nếu hợp pháp. 

Đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ nhất định có thời hạn hoạt động thì Nhà nước sẽ tiến hành độc quyền khi thương nhân kinh doanh trên các địa bàn quy định để đảm bảo lợi ích của quốc gia, khi đăng ký kinh doanh thì sẽ có những quy định cụ thể của Chính phù về danh sách các loại hàng hóa đó. 

Thương nhân là gì?
Thương nhân là gì?

Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh

2. Các thông tin liên quan đến thương nhân

Theo như pháp luật thực định của Việt Nam thì có 3 khái niệm xét về ngoại diên và nội hàm thì khá tương đương nhau là thương gia, thương nhân và doanh nghiệp. Trong đó định nghĩa về 3 khái niệm này theo pháp luật hiến pháp như sau:

- Doanh nghiệp là chỉ các tổ chức được đăng ký theo tên riêng có tài sản và trụ sở giao dịch cố định, quy trình thập lập công ty với mục đích kinh doanh và được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

- Thương nhân là các cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động thương mại theo hình thức độc lập và thường xuyên được thành lập hợp pháp có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Thương gia là cá nhân thực hiện hoạt động thương mại cho chính mình và chọn đó là nghề nghiệp chính thống của mình để thực hiện kinh doanh. 

Phân biệt giữa 3 khái niệm doanh nghiệp, thương nhân và thương gia
Phân biệt giữa 3 khái niệm doanh nghiệp, thương nhân và thương gia

Về bản chất thì doanh nghiệp hay thương nhân đều ám chỉ các các thể được đăng ký giấy phép kinh doanh hợp pháp để thực hiện hoạt động thương mại chỉ khác nhau về hình thức tổ chức. Tuy nhiên giữa hai khái niệm đó vẫn có những khác biệt riêng nhưng không rõ rệt về nội hàm.

Thông thường người ta hay hiểu Luật thương mại là luật của các thương gia vì vậy ngay cả khái niệm về thương gia cũng được xác định rõ ràng trong pháp luật các nước trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Muốn trở thành một thương nhân thì cần phải đáp ứng 2 điều kiện tối thiểu đó là thực hiện các hoạt động thương mại và tổ chức các hoạt động mang tính nghề nghiệp thường xuyên. Bên cạnh đó thì trong Bộ luật thương mại còn áp thêm 2 điều kiện nữa để tạo tính rõ ràng về khái niệm thương nhân trong pháp luật đó là hoạt động được thực hiện mang danh nghĩa của cá nhân và mục đích đem lại lợi ích cho chính mình.

Thương nhân là những người có năng lực hoạt động kinh doanh và thực hiện theo hình thức độc lập lấy đó làm nghề nghiệp chủ đạo vì mục đích đem lại lợi ích cá nhân. Các thương nhân có thể là một cá nhân, pháp nhân hoặc hộ gia đình, tổ hợp tác hoạt động kinh tế có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Các thuộc tính cơ bản của thương nhân bao gồm:

- Các hoạt động thương mại của thương nhân đều phải thực hiện theo hình thức độc lập.

- Các hoạt động thương mại phải được diễn ra thường xuyên

- Bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật

Các thuộc tính cơ bản của thương nhân
Các thuộc tính cơ bản của thương nhân 

Xem thêm: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và những vấn đề cần phải lưu ý

mẫu cv xin việc

3. Đặc điểm pháp lý của thương nhân

Có 5 đặc điểm pháp lý chính được áp dụng cho thương nhân đó là:

- Thứ nhất: Thương nhân bắt buộc phải thực hiện hoạt động thương mại

Đây là một trong những đặc điểm không thể tách rời khi định nghĩa về thương nhân, đồng thời là căn cứ quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa thương nhân và các chủ thể khác.

- Thứ hai: Mọi hoạt động thương mại của thương nhân đều thực hiện theo hình thức độc lập trên danh nghĩa của mình và mục đích đem lại lợi ích cá nhân.

Dựa vào điều này để xác định các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế thương mại có được coi là thương nhân hay không vì trong đó có rất nhiều người khác cũng tham gia hành vi kinh doanh như nhân viên, người làm công ăn lương, quản lý điều hành,... 

Vậy nên cần dựa trên tính độc lập của hành vi thực hiện để xác định tư cách thương nhân của cá thể. Đồng thời các hoạt động đó phải được thực hiện trên danh nghĩa của thương nhân với mục đích đem lại lợi nhuận cho chính mình và phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ khi thực hiện hành vi đó.

Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên theo hình thức độc lập
Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên theo hình thức độc lập

- Thứ ba: Các hoạt động thương mại của thương nhân phải mang tính nghề nghiệp thường xuyên.

Cho dù chủ thể có hoạt động thương mại nhưng không được diễn ra thường xuyên thì đó không được coi là thương nhân, điều này được quy định rõ trong pháp luật thương mại của tất cả các nước. Nghĩa là các hoạt động đó phải được lặp đi lặp lại mang tính nghề nghiệp, những hành vi mang tính tạm thời thì sẽ không được coi là thương nhân ,ví dụ như gia đình thuê giáo viên cho con học trong thời điểm ôn thi đại học sẽ không được tính là thương nhân nhưng nếu hộ gia đình đó thuê giáo viên về dạy thành trung tâm vận hành quanh năm thì là thương nhân.

Đồng thời hoạt động thương mại phải mang tính nghề nghiệp được diễn ra thường xuyên với mục đích tạo lợi nhuận cho cá nhân. Đây không chỉ là dấu hiệu nhận biết mà còn là quy định bắt buộc của Luật thương mại Việt Nam đối với thương nhân, trong trường hợp không đảm bảo được tính thường xuyên của hoạt động sẽ bị tước giấy phép kinh doanh và giải thể hoạt động đó.

Hoạt động thương mại phải mang tính nghề nghiệp
Hoạt động thương mại phải mang tính nghề nghiệp

- Thứ tư: Thương nhân phải là người có năng lực hoạt động thương mại

Hiểu đơn giản là khi trở thành thương nhân thì cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định kèm theo trách nhiệm về các hoạt động của mình.

Theo như quy định của pháp luật thì những người bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự sẽ không được coi là thương nhân, đó là công dân chưa đủ tuổi vị thành niên vì chưa đảm bảo về khả năng nhận thức khi thực hiện hành vi của mình đồng thời không có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý nếu có vấn đề xảy ra trong quá trình hoạt động thương mại. Để đảm bảo lợi ích của nhà nước và xã hội, người tiêu dùng hay chính họ thì pháp luật không công nhận các trường hợp đó là thương nhân.

- Thứ năm: Thương nhân bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

Đây là yếu tố bắt buộc đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào muốn hoạt động theo hình thức kinh doanh. Giấy phép kinh doanh là văn bản ghi nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận cho sự xuất hiện về mặt pháp lý của thương nhân. Đăng ký kinh doanh đem lại ý nghĩa cả về mặt thông tin và luật pháp:

Về mặt luật pháp, đây là văn bản được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận về sự xuất hiện, thành lập của thương nhân được tính từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận. Khi đó thương nhân sẽ nhận được quyền hoạt động kinh doanh cũng như bảo hộ của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Về mặt thông tin, mọi thông tin kinh doanh về thương nhân sẽ được kê khai đầy đủ trong sổ sách đăng ký, khi cần thực hiện điều tra hay tìm hiểu thông tin về một danh tính cụ thể thì cần đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh để xác thực.

Tất cả các thủ tục, giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh đều phải được thực hiện theo quy trình mà pháp luật đã ban hành áp dụng trên toàn quốc. Hiện nay có rất nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp khác nhau nên việc đăng ký kinh doanh của thương nhân sẽ được căn cứ tùy theo các văn bản pháp luật phù hợp.

Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh
Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh

Xem thêm: Việc làm chuyên viên kinh doanh

Bên trên là những thông tin cơ bản về thương nhân cùng những đặc điểm pháp lý quan trọng cần phải biết về hình thức hoạt động thương mại này. Để tìm hiểu thêm các bài viết liên quan đến pháp luật thương mại truy cập website work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2066 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT