Vĩ mô là gì? Tìm hiểu khái niệm các công cụ quản lý vĩ mô
Theo dõi work247 tạiKinh tế vĩ mô là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và đặt ra mỗi khi nghiên bắt đầu nghiên cứu về nền kinh tế. Vậy để có thể trả lời cho câu hỏi đó hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu Kinh tế vĩ mô là gì?
Kinh tế vĩ mô hay còn được gọi là Macroeconomic, đây là một nhánh của kinh tế học nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế trong tư cách của một tổng thể. Khi phân tích về kinh tế vĩ mô người ta thường sẽ tập trung vào nghiên cứu cơ chế hoạt động của nền kinh tế và tìm hiểu các yếu tố mang tính chiến lược quyết định thu nhập và sản lượng quốc dân, các mức sử dụng lao động, giá cả và cả sự biến động của chúng.
Kinh tế học vĩ mô còn được gọi là kinh tế tầm lớn, là một ngành của kinh tế học tập trung về nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc và các hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô kèm với kinh tế học vi mô là hai cơ sở, lĩnh vực bao quát nhất của kinh tế học. Một bên kinh tế học vi mô sẽ chủ yếu nghiên cứu về những hành vi đơn lẻ có thể kể đến như công ty, hộ gia đình và người tiêu dùng cá nhân thì bên kia, kinh tế học vĩ mô sẽ nghiên cứu về các chỉ tiêu ví dụ như GDP, chỉ số thất nghiệp và những chỉ số về giá cả để tìm hiểu về cách thức hoạt động của cả nền kinh tế nói chung.
Hai khu vực nghiên cứu điển hình của kinh tế học vĩ mô thường gặp có thể kể đến như là:
- Nghiên cứu nguyên nhân và kết quả của những biến động ngắn ảnh hưởng tới thu nhập quốc gia hay còn gọi là chu kỳ kinh tế.
- Thực hiện tham gia nghiên cứu những yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế bền vững.
Theo tìm hiểu thì kinh tế học vĩ mô có bắt nguồn từ các học thuyết trong nền kinh tế chính trị. Nó kế thừa lại hệ thống tri thức của bộ môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô được hình thành từ các nỗ lực tách biệt những luận điểm chính trị ra khỏi các vấn đề liên quan đến kinh tế. Các nhà nghiên cứu về kinh tế học vĩ mô sẽ phát triển những mô hình để lý giải về các mối quan hệ giữa những yếu tố trong nền kinh tế ví dụ như sản lượng, tiêu dùng, lạm phát, thất nghiệp, tiết kiệm, buôn bán, thu nhập quốc gia,... Những mô hình kể trên và các dự đoán do chúng đề ra sẽ được cả chính phủ và những tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ gia tăng cơ hội phát triển và đưa ra các chính sách kinh tế rồi từ đó đưa ra các chiến lược cho quản trị.
Xem thêm: Bạn có biết học ngành kinh tế quốc tế ra làm gì hay không?
2. Tìm hiểu thông tin về các công cụ quản lý vĩ mô.
2.1. Tìm hiểu khái niệm về các công cụ thực hiện quản lý vĩ mô.
Trong hành trình lịch sử phát triển của xã hội loài người, những công cụ quản lý vĩ mô đã từng được Nhà nước ưa chuộng sử dụng như:
- Những chính sách về kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng như chính sách tài khoá, chính sách về tiền tệ, chính sách để đầu tư, chính sách về lao động, các chính sách phục vụ việc điều tiết thu nhập, những chính sách ngoại hối, các chính sách xuất và nhập khẩu, chính sách nhằm trợ giá và trợ cấp từ phía Chính phủ,...
Xem thêm: Sinh viên học Ngành kinh tế đầu tư ra làm gì và làm việc ở đâu?
- Những chương trình, đề án và kế hoạch có tính định hướng về việc phát triển nền kinh tế - xã hội trong ngắn hạn, trung hạn và cuối cùng là trong dài hạn.
- Công cụ cuối cùng trong quản lý vĩ mô đó chính là Hệ thống pháp luật.
Giữa những công cụ được nêu ở trên thì các chính sách kinh tế - xã hội được định hình là vai trò trọng tâm. Các chính sách liên quan vấn đề này có đặc trưng cơ bản là chúng đã được xây dựng và vận hành dựa trên các quy định tôn trọng các quy chuẩn, quy luật về kinh tế và xã hội khách quan, đặc biệt là các quy luật về thị trường.
Chính vì vậy, các chính sách như này chẳng những không làm vơi đi quyền tự chủ vốn có của những chủ thể kinh doanh mà ngược lại, chúng còn góp phần khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực và phát huy được cao độ quyền tự chủ của những chủ thể này trong quá trình tham gia kinh doanh với mục đích đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động kinh tế.
Trong quá trình thực hiện điều tiết, vận hành nền kinh tế thì mỗi công cụ quản lý vĩ mô được kể ở trên sẽ được Nhà nước linh hoạt trong quá trình sử dụng, với mỗi mức độ khác nhau với từng thời kỳ, thời điểm sẽ đem lại những hiệu quả điều chỉnh ở mức cao nhất đối với từng công cụ. Tuy nhiên, đối với các công cụ này chúng cũng có những mối quan hệ tác động qua lại với nhau. chúng chi phối và tác động đến nhau., trong đó nổi bật nhất vẫn là giữa các mối quan hệ giữa công cụ chính sách kinh tế vĩ mô và công cụ pháp luật.
Bằng việc thể chế hóa bằng pháp luật nên các chính sách liên quan kinh tế vĩ mô sẽ có khả năng được thực hiện tốt hơn nhờ tính bắt buộc phải thi hành của pháp luật.
Những loại chính sách vĩ mô sẽ được quy định vào những văn bản pháp luật thuộc từng lĩnh vực pháp luật khác nhau tùy thuộc vào bán chất kinh tế. Ví dụ như chính sách tài khoá lúc nào cũng sẽ được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến tài chính trong khi đó chính sách về tiền tệ quốc gia thì lại được quy định bên trong các văn bản pháp luật về ngân hàng, còn riêng với chính sách lao động về tiền lương và chính sách đầu tư thì lại được quy định trong những văn bản pháp luật đối với lao động hoặc pháp luật đối với lĩnh vực đầu tự,...
Trước đây, trong bối cảnh của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở Việt Nam và cả một số nước chủ nghĩa khác nữa thì các công cụ quản lý vĩ mô như hệ thống về chính sách kinh tế vừa kể trên rất ít dược áp dụng mà thay vào đó là việc Nhà nước sử dụng triệt để các công cụ quản lý có tính chất hành chính ở cái tầm vi mô như một việc chỉ định kế hoạch hoạt động cho các doanh nghiệp và việc điều phối, sắp đặt lại thị trường theo một kế hoạch tổng quan của nền kinh tế quốc dân thống nhất.
Tuy nhiên ở thời điểm trong nền kinh tế thị trường thì các công cụ để quản lý vĩ mô lại được Nhà nước sử dụng rất phổ biến, rộng rãi và vô cùng triệt để. Từ đó tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế được diễn ra theo đúng quy luật mà nó vốn có của thị trường.
Xem thêm: [Hé lộ] Bản mô tả công việc nhà Kinh tế học đầy đủ nhất
2.2. Những yêu cầu cần thiết trong quản lý kinh tế vĩ mô.
Kết hợp quản lý và thực hiện điều hành nền kinh tế vĩ mô theo những mục tiêu đã đề ra để đạt được các cân đối về kinh tế vĩ mô ở trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Những mục tiêu đó bao gồm tăng trưởng kinh tế, cán cân về thương mại và tiêu dùng, cân đối sự thu chi của ngân sách, lạm phát,...
Kết hợp một cách chủ động, kịp thời, thường xuyên, liên tục và thống nhất một cách có hệ thống giữa các cơ quan trong toàn bộ cả quy trình nghiên cứu đề xuất, thực hiện, triển khai những giám sát và đánh giá về các chính sách như tiền tệ, đầu tư và phát triển, giữa thương mại với giá cả, tín dụng,...
Mỗi một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sẽ có một cơ quan thẩm quyền trong phạm vi chức năng để chủ trì phối hợp với các cơ quan khác để cùng đạt được mục tiêu về điều hành, bảo đảm duy trì được sự cân đối giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác nhau.
Đảm bảo tính thống nhất giữa các chủ trương chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề có liên quan đến việc điều hành các chính sách như tài khoá, đầu tư và phát triển, thương mại với giá cả, tín dụng, tiền tệ,...
2.3. Nội dung phạm vi phối hợp trong quản lý vĩ mô.
Phối hợp, liên kết với nhau để tìm hiểu, xây dựng, đề xuất các định hướng mục tiêu về kinh tế vĩ mô qua các năm, trong trung và dài hạn cùng với điều hành thực hiện được các chỉ tiêu về lạm phát, thu chi của ngân sách nhà nước, các cán cân về thương mại và tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Kết hợp, thu nạp và tham vấn các ý kiến, chia sẻ thông tin trong soạn thảo, thực hiện các theo dõi, giám sát và đánh giá, đưa ra giải trình về các kết quả khi thực hiện những chính sách đầu tư và phân phối nguồn lực, tín dụng, tiền tệ, tài khoá và thương mại trong nước, xuất nhập khẩu và quá trình tiêu dùng.
Phối hợp trong quá trình thực hiện việc đẩy cao năng lực phân tích, đánh giá và dự báo về tác động của các chính sách như đầu tư phát triển, tín dụng, tài khoá, thương mại và giá cả đối với những mục tiêu về kinh tế vĩ mô.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên kinh tế
2.4. Quy trình phối hợp quản lý vĩ mô là gì?
Với mỗi chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô thì cơ quan chủ trì sẽ phối hợp đề xuất ra các mục tiêu, giải pháp về chính sách, biện pháp điều hành, đề xuất ra các nội dung mà những nơi phối hợp có ý kiến thực hiện tham gia và loại cơ quan phối hợp phải cung cấp, thời hạn và cả hình thức khi tham gia cung cấp thông tin.
Dựa theo các chức năng và nhiệm vụ do Chính phủ đã đề ra cùng với trách nhiệm của những Bộ quy định tại Quy chế này, các cơ quan có liên quan sẽ phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin, đóng góp ý kiến theo yêu cầu.
Trong quá trình tham gia thực hiện thì các Cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp sẽ có trách nhiệm theo dõi, đánh giá các kết quả của việc tham gia thực hiện các chính sách và mục tiêu của kinh tế vĩ mô trong phạm vi phối hợp của quy chế này. Trong trường hợp các cơ quan phối hợp có phát hiện ra vấn đề thì trong nội dung hoặc khi thực thi các chính sách và mục tiêu kinh tế vĩ mô có liên quan sẽ thông báo với các cơ quan chủ trì bằng văn bản hoặc hình thức khác để báo cáo lên Ban chỉ đạo xử lý hoặc trình bày với Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề đã vượt quá thẩm quyền
Tuỳ thuộc vào từng chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô thì cơ quan chủ trì sẽ tổng hợp lại tình hình và kết quả đã phối hợp để gửi lên Bộ kế hoạch và Đầu tư cùng với những cơ quan phối hợp khác, Bộ KH&ĐT sẽ có trách nhiệm tổng hợp lại rồi báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết để trả lời cho câu hỏi vĩ mô là gì? Bên cạnh đó cũng cung cấp các thông tin về các công cụ quản lý vĩ mô. Hy vọng qua đây có thể giúp bạn hiểu thêm về kinh tế học vĩ mô.
2475 0