Tìm hiểu Các biển báo giao thông chi tiết để đi đúng luật giao thông
Theo dõi work247 tạiNắm rõ về các biển báo giao thông và ý nghĩa của chúng sẽ giúp ta có thể tự tin tham gia giao thông một cách an toàn và không lo lắng về vấn đề vi phạm pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho chúng ta có thể dễ dàng nắm rõ về các biển báo giao thông quan trọng.
1. Các nhóm biển báo giao thông hiện nay
Hiện nay, nước ta có tất cả 6 nhóm biển báo giao thông bao gồm:
- Nhóm biển báo giao thông “cấm”.
- Nhóm biển báo giao thông “nguy hiểm”.
- Nhóm biển báo giao thông “hiệu lệnh”
- Nhóm biển báo giao thông “chỉ dẫn”
- Nhóm biển báo giao thông phụ
- Nhóm biển báo giao thông “vạch kẻ đường”
Ngoài 6 nhóm biển báo giao thông cơ bản trên đây còn có các nhóm biển báo giao thông khác đó là “Biển báo trên đường cao tốc” và “biển báo GMS”.
Để hiểu rõ hơn về các nhóm biển báo giao thông thì chúng ta hãy đào sâu nghiên cứu ở những phần tiếp theo.
Xem thêm: Việc làm vận tải - lái xe
2. Danh sách các biển báo giao thông
Dưới đây sẽ là thông tin của từng nhóm biển báo giao thông giúp cho các bạn nắm vững kiến thức về các biển báo.
2.1. Biển báo cấm
Đối với biển báo cấm, đây là loại biển báo quan trọng để người tham gia giao thông không vi phạm luật giao thông. Biển báo cấm cho chúng ta biết những điều mà chúng ta cần phải chấp hành.
- Đặc điểm: Biển cấm có hình tròn, nền màu trắng, viền đỏ bao bên ngoài, hình bên trong có màu đen.
- Các loại biển cấm đặc biệt:
+ Cấm đi ngược chiều & dừng: nền màu đỏ, hình vẽ màu trắng.
+ Cấm dừng xe, đỗ xe, cấm dừng xe vào ngày lẻ, cấm đỗ xe vào ngày chẵn: nền màu xanh, hình màu đỏ và màu trắng.
+ Biển “Hết cấm vượt”, “Hết hạn chế về tốc độ tối đa”,... hết các lệnh cấm: nền màu trắng, viền màu xanh, hình màu đen.
Trong hệ thống biển báo cấm thì có tất cả là 40 loại biển báo, đánh số từ 101 cho tới 140.
2.2. Biển báo Nguy hiểm
Những biển báo nguy hiểm có vai trò giúp cảnh báo những tình huống vô cùng nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước. Người tham gia giao thông khi nhìn thấy các loại biển báo nguy hiểm thì sẽ có thể đề phòng, chú ý hơn để tham gia giao thông một cách cẩn thận.
Khi gặp biển báo nguy hiểm, người tham gia giao thông nên giảm tốc độ của xe, tiếp theo là quan sát xem biển báo cảnh báo nguy hiểm gì để có hướng xử lý phù hợp.
- Đặc điểm: Biển báo nguy hiểm sẽ có hình tam giác, nền màu vàng, viền màu đỏ, hình vẽ màu đen.
- Biển báo nguy hiểm bao gồm 46 loại, số thứ tự của loại biển báo này được đánh số bắt đầu từ 201 cho tới 246.
Xem thêm: Việc làm lái xe du lịch
2.3. Biển báo Hiệu lệnh
Biển báo Hiệu lệnh có vai trò chính là để thông báo cho người tham gia giao thông biết họ cần phải tuân theo luật giao thông.
- Đặc điểm: Biển có hình tròn, màu xanh nước biển không có đường viền, hình bên trong có màu trắng.
- Biển hiệu lệnh có 9 loại tất cả, được đánh số từ 301 cho tới 309.
Trong đó:
+ BHL 301a: các xe chỉ được đi thẳng
+ BHL 301b: các xe chỉ được rẽ phải
+ BHL 301c: các xe chỉ được rẽ trái
2.4. Biển báo Chỉ dẫn
Biển Chi dẫn sẽ cung cấp các thông tin cần thiết giúp cho những người tham gia giao thông có thể thuận lợi trong quá trình di chuyển.
- Đặc điểm: biển có hình chữ nhật hoặc là hình vuông, nền của biển có màu xanh và không có đường viền, hình vẽ bên trong màu trắng (đối với các biển chỉ dẫn đường đi) và hình màu đen nền trắng thì là biển chỉ dẫn các địa điểm (trạm xăng, trạm sửa chữa...).
- Biển chỉ dẫn hiện nay có 48 biển được đánh số từ 401 cho tới 448.
Tham khảo: Mẫu CV xin việc
2.5. Các biển báo phụ
Biển báo phụ sẽ được sử dụng để bổ sung thêm các nội dung của biến báo chính đi kèm với các loại biển báo còn lại. Biển báo phụ sẽ được đặt sau biển báo chính.
- Đặc điểm: Biển có hình chữ nhật hoặc là ngang, nền biển màu trắng và có viền bên ngoài màu đen, hình vẽ màu đen. Tuy nhiên có một số loại biển phụ có màu đỏ.
- Hiện nay biển phụ có 10 loại biển, đánh số bắt đầu từ 501 cho tới 510.
2.6. Vach kẻ đường
Vạch kẻ đường là yếu tố quan trọng diều hướng người tham gia giao thông, nằm trực tiếp trên mặt đường. Đây được xem là một dạng biển báo giao thông quan trọng đẻ định hướng mọi người nắm được các phần đường quy định.
Vạch kẻ đường có hai loại đó là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang. Hiện nay trong hệ thống các biển báo giao thông thì vạch kẻ đường có 23 loại đánh số từ 1.1 cho tới 1.23.
Các vạch kẻ đường thường gặp đó là:
- Vạch kẻ đường phân chia làn đường 2 chiều là vạch đơn và nét đứt
+ Đặc điểm: Vạch đơn, có nét đứt theo từng đoạn ngắn. Đối với lọa vạch kẻ đường này dành cho đường có từ 2 đến 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa.
+ Trong các trường hợp cần thiết thì các phương tiện giao thông sẽ được phép lấn làn và đè lên vạch kẻ đường.
- Vạch kẻ đường chia làn đường 2 chiều là vạch đơn và có nét liền
+ Dành cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có giải phân cách ở giữa.
+ Đối với loại vạch kẻ đường này thì xe không được phép lấn làn và không được phép đè lên vạch.
- Vạch kẻ đường chia 2 chiều xe chạy là vạch đôi có nét liền
+ Vạch này dùng cho đường có 4 làn trở lên và không có dải phân cách ở giữa, là dạng vạch đôi có nét liền.
+ Đối với loại vạch kẻ đường này thì xe không được phép lấn làn và cũng không được phép đè lên vạch kẻ đường.
- Vạch kẻ đường chia 2 chiều, là vạch đôi trong đó 1 vạch có nét liền và một vạch là có nét đứt
+ Loại vạch kẻ đường này dùng cho xe chạy từ 2 làn đường trở lên và không có dải phân cách.
+ Có vạch đôi, trong đó có một vạch là nét liền và một vạch là nét đứt.
+ Đối với xe đang đi bên làn đường tiếp giáp với vạch liền thì sẽ không được phép lấn làn hay đè lên vạch.
+ Đối với xe đang đi bên làn đường tiếp giáp với vạch đứt thì được phép lấn làn và được phép đè lên vạch.
Trên đây là thông tin về các biển báo giao thông cơ bản mà bất cứ ai khi đang tham gia giao thông đều cần phải nắm rõ để đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, đặc biệt là đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người ngồi trên xe trong suốt quá trình tham gia giao thông.
1238 0