An toàn vệ sinh lao động là gì? Những thông tin bạn cần phải biết

Theo dõi work247 tại
Trương Thanh Thanh tác giả work247.vn Tác giả: Trương Thanh Thanh

Ngày đăng: 30-03-2024

Trên các bản tin thời sự hay các phương tiện truyền thông đại chúng, bạn sẽ bắt gặp những tin tức về tai nạn lao động cùng với cụm từ được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần là “an toàn vệ sinh lao động”. Vậy an toàn vệ sinh lao động được hiểu như thế nào? Nó có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi đó.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc Làm An Toàn Lao Động

1. Khái quát về an toàn vệ sinh lao động

Khái quát về an toàn vệ sinh lao động

1.1. Khái niệm an toàn vệ sinh lao động

An toàn vệ sinh lao động hay còn gọi là bảo hộ lao động được hiểu một cách khái quát như sau:

- Đây là một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến an toàn, sức khỏe, phúc lợi của người lao động.

- Bao hàm mọi hoạt động trên các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, tổ chức, hành chính, khoa học kĩ thuật, xã hội,…

An toàn vệ sinh lao động (bảo hộ lao động) là một môn khoa học nghiên cứu về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, có nghĩa là bao quát toàn bộ các khía cạnh của môi trường lao động. Đồng thời, môn khoa học này còn giúp tìm ra nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sản xuất, sự cố cháy nổ trong sản xuất, bảo toàn tính mạng và sức khỏe cho người lao động.

Nôi dung chủ yếu của an toàn vệ sinh lao động bao gồm hai phần là an toàn lao động và vệ sinh lao động. Hai phần nội dung này sẽ được phân tích ở các mục 1.2 và 1.3.

1.2. An toàn lao động là gì?

An toàn lao động là toàn bộ các giải pháp nhằm phòng và chống các yếu tố gây nguy hại, đảm bảo cho người lao động không bị thương tật hay tử vong trong khi tham gia lao động, sản xuất. Công tác an toàn lao động không thực hiện tốt sẽ gây ra tai nạn lao động (tức tai nạn xảy ra khi tham gia lao động do sự tác động có tính chất đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố gây nguy hiểm, có thể gây thiệt mạng hoặc gây tổn thương hoặc phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận bất kì trên cơ thể).

1.3. Vệ sinh lao động là gì?

Vệ sinh lao động là toàn bộ các giải pháp phòng và chống tác động của mọi yếu tố gây ra bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe, thể lực của con người khi tham gia lao động, sản xuất. Nếu vệ sinh lao động không được đảm bảo sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp (là các bệnh phát sinh do các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, sản xuất ảnh hưởng và tác động với tần suất liên tục trong thời gian dài lên cơ thể người lao động, đồng thời, hiện trạng bệnh lý còn mang tính chất đặc trưng của nghề nghiệp hoặc có liên quan đến nghề nghiệp)

2. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

2.1. Khái niệm

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là các hoạt động để cung cấp những kiến thức và nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề an toàn, vệ sinh trong lao động. Nhờ đó, giảm thiểu tình trạng mất an toàn, rủi ro trong lao động, giảm số vụ tai nạn lao động, giảm tỉ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cả người lao động lẫn người sử dụng lao động.

2.2. Đối tượng tham gia

Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là những người thuộc cơ sở kinh doanh, sản xuất bao gồm:

- Người quản lý, phụ trách an toàn vệ sinh lao động

- Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

- Người lao động tham gia các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

- Người lao động không thuộc các nhóm theo Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 14 Luật An toàn vệ sinh lao động 2024

- Người phụ trách công tác y tế, chăm sóc sức khỏe

- An toàn vệ sinh viên.

Xem thêm: Việc làm an toàn lao động tại Hà Nội

3. An toàn vệ sinh lao động có những mục đích gì?

An toàn vệ sinh lao động có những mục đích gì?

An toàn vệ sinh lao động nhằm vào ba mục đích chính như sau

- Mục đích thứ nhất là bảo đảm an toàn cho thân thể người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động vì một khi tai nạn lao động xảy ra, người lao động sẽ chịu tổn hại rất lớn về mặt thể chất (thậm chí là về tính mạng) và về mặt tài chính. Doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại về tài chính trong việc chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người lao động, chi phí bù đắp thiệt hại do tai nạn lao động và tệ hơn nữa làm sụt giảm nghiêm trọng hoặc đánh mất hoàn toàn sự tin tưởng của người lao động, của các đối tác dành cho doanh nghiệp.

- Mục đích thứ hai là đảm bảo sức khỏe cho người lao động, không để người lao động mắc phải bệnh nghề nghiệp. Một khi sức khỏe của người lao động được đảm bảo thì doanh nghiệp cũng đảm bảo được năng suất lao động. Người lao động có sức khỏe tốt thì mới có thể làm việc và gắn bó với doanh nghiệp lâu dài, đồng thời mang lại thu nhập ổn định, bền vững cho chính mình và gia đình.

- Mục đích thứ ba là nhanh chóng hồi phục thể lực và khả năng lao động cho người lao động. Người lao động ở trong tình trạng sức khỏe suy kiệt và đe dọa trong một thời gian dài thì không thể tạo ra thu nhập và doanh nghiệp cũng bị thiệt hại về năng suất lao động vì không thể tìm ngay được người thay thế và phải chi trả một khoản chi phí rất lớn cho người lao động khám chữa bệnh và hồi phục sức khỏe.

Xem thêm: Việc làm an toàn lao động tại Hồ Chí Minh

4. Ý nghĩa của an toàn vệ sinh lao động

Ý nghĩa của an toàn vệ sinh lao động

Ý nghĩa của an toàn vệ sinh lao động được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Về chính trị: Con người là động lực và mục tiêu phát triển, là vốn quý nhất nên phải được bảo vệ và phát triển

- Về xã hội: Con người là yếu tố hình thành gia đình, xã hội, bảo hộ lao động chính là bảo hộ cho cuộc sống của người lao động, góp phần xây dựng xã hội.

- Về kinh tế: Bảo hộ lao động tốt chính là mang lại lợi ích kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm thiểu thiệt hại về tiền bạc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Những điểm cần chú ý trong Luật An toàn vệ sinh lao động 2024

Những điểm cần chú ý trong Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

Trong Luật An toàn vệ sinh lao động 2024 có một vài điểm cần chú ý như sau:

- Về mặt khái niệm, quy định trong bộ luật này đã phân định rõ an toàn vệ sinh lao động gồm: an toàn lao động và vệ sinh lao động. Đồng thời, bộ luật cũng làm rõ các khái niệm liên quan như: Cơ sở sản xuất, kinh doanh; yếu tố có hại; yếu tố nguy hiểm; quan trắc môi trường lao động;…

- Bộ luật này cũng quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là 0,5%; quy định các doanh nghiệp không được trốn tránh hay chậm trễ khi đóng loại bảo hiểm này.

- Luật An toàn vệ sinh lao động 2024 còn có các quy định khác như sau:

+ Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

+ Các trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động

Quyền lợi của người lao động khi gặp sự cố lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp
+ Người lao động được phép rời khỏi môi trường làm việc không đảm bảo an toàn, được nhận đủ lương và phải báo cáo ngay khi có tình trạng mất an toàn xảy ra tại nơi làm việc.

+ Luật cũng cấm các doanh nghiệp thay thế bồi dưỡng bằng hiện vật nhằm khắc phục các yếu tố nguy hiểm và độc hại trong môi trường lao động bằng các hình thức khác.

+ Thời hạn phạt tù dành cho những trường hợp vi phạm về Luật An toàn vệ sinh lao động 2024.

Xem thêm: Thẻ an toàn nhóm 3 là gì? Những điều cần biết về thẻ an toàn này

6. Không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động – hậu quả khôn lường

Không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động – hậu quả khôn lường

Việc không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động sẽ gây ra những hậu quả khôn lường và gần như không thể khắc phục được, nhất là đối với sức khỏe người lao động. Họ sẽ là người gánh chịu trực tiếp hậu quả của việc không đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Người lao động khi phải chịu tác động của những yếu tố gây nguy hại trong thời gian dài sẽ suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, có thể thiệt hại về tính mạng. Gia đình của họ cũng sẽ chịu mất mát rất lớn không thể bù đắp được nếu người thân của họ gặp tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và không may qua đời hoặc mất khả năng lao động. Có thể thấy, thiệt hại về con người do không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là không có gì bù đắp được.

Việc một doanh nghiệp không đảm bảo an toàn lao động sẽ là một điểm trừ rất lớn trong mắt các đối tác của họ. Các đối tác của doanh nghiệp nếu biết công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không được chú trọng và gây ra hậu quả không thể cứu vãn thì sẽ rất khó để hai bên hợp tác tiếp vì sự tin tưởng đã không còn vì những tai nạn lao động đó đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế, năng suất lao động và hình ảnh của doanh nhiệp. Các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp sẽ không yên tâm với chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp không an toàn.

Bên cạnh đó, người lao động sẽ không thể yên tâm tham gia sản xuất trong một môi trường tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ gây hại cho họ. Hãy đặt mình vào vị trí của họ, liệu bạn có dám bước chân lên một giàn giáo không được gia cố vững chắc ở một công trường xây dựng hay không? Bạn có dám bước vào làm việc nhà máy hóa chất, nhà máy điện tử khi không có bất cứ đồ bảo hộ nào trên người không? Chắc chắn là không vì tính mạng con người chỉ có một và sức khỏe là vô giá, một khi mất đi không thể lấy lại nên không ai muốn liều mình làm việc trong những môi trường nguy hiểm cả. Dù họ có làm việc ở đó nhưng chắc chắn rằng họ cũng sẽ phải nhanh chóng tìm cho mình một nơi an toàn để làm việc và không muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Người lao động khi cảm thấy mất an toàn về tính mạng và sức khỏe ở nơi làm việc sẽ tìm cách rời bỏ và tìm đến một nơi tốt hơn. Một doanh nghiệp không làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động thì sẽ mất đi nguồn nhân lực quý giá và không thể tìm người thay thế ngay lập tức được.

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về an toàn vệ sinh lao động. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của an toàn vệ sinh lao động và những hậu quả to lớn do mất an toàn vệ sinh lao động gây ra.

mẫu cv xin việc
Bài viết liên quan
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3599 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT