Tại ngoại là gì? Tìm hiểu những kiến thức căn bản cần biết về tại ngoại

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 25-03-2024

“Tại ngoại” là một từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực pháp luật. Song nó lại được nhắc đến và xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Bởi lẽ đây là kiến thức căn bản mà bất kì người dân nào cũng nên biết để phục vụ cho quyền hạn và trách nhiệm dân sự của mình cũng như người thân, đặc biệt khi không may bị vướng vào các vụ án hình sự. 

Việc làm ngành luật

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giải thích tại ngoại là gì?

Tại ngoại là gì - Định nghĩa của tại ngoại

Tại ngoại là gì - Định nghĩa của tại ngoại

Dịch nghĩa thô, chúng ta có thể hiểu “tại” là ở và “ngoại” là phía bên ngoài, nghĩa là tại ngoại chỉ sự hoạt động ở bên ngoài của một giới hạn hoặc một vòng kiểm soát nào đó. Trên thực tế chúng ta nghe đến từ “tại ngoại” khi gắn liền đến pháp luật hay vụ án nào đó.  

Trong các vụ án hình sự, khi một người bị Cơ quan điều tra quyết định khởi tố bị can sẽ trở thành bị can và sẽ bị tiến hạnh tạm giam nhằm phục vụ cũng như tránh được trường hợp xấu nhất làm cản trở công tác điều tra của Cơ quan chức năng. Thế nhưng, trong một vài trường hợp tùy thuộc vào mức độ của vụ án và điều kiện lĩnh án mà bị cáo sẽ không bị tạm giam. Trường hợp đó được gọi là tại ngoại.

Từ đó, chúng ta có thể hiểu tại ngoại là một hình thức được miễn tạm giam đối với đối tượng thuộc diện bị điều tra của cơ quan Điều tra. Điều này đã được quy định rõ trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Chương VII, mục 1, Điều 121. Nó được gọi bằng một cái tên khác về mặt pháp lý là Bảo lĩnh.  

Mặc dù là được tại ngoại, tuy nhiên để phục vụ cho quá trình điều tra bị can, bị cáo vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra khi có lệnh triệu tập. Và cho đến khi có quyết định về phạm tội thì bị can được tại ngoại vẫn phải chịu mọi hình phạt như các trường hợp khác đúng như quy định của pháp luật.

2. Tại ngoại và những điều kiện để được áp dụng

Điều kiện để tại ngoại

Điều kiện như thế nào để được tại ngoại

2.1. Những trường hợp được tại ngoại

Theo khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2024, những trường hợp được tại ngoại hay còn gọi là được miễn tạm giam bao gồm: phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Trừ các trường hợp:

- Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

- Tiếp tục phạm tội;

- Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;

- Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia”.

Ngoài ra, trong trường hợp bị cáo không thuộc diện trên mà vẫn muốn được tại ngoại có thể thực hiện “bảo lĩnh” hoặc “đặt tiền để bảo đảm” khi đáp ứng được một số điều kiện yêu cầu.

Xem thêm: Nghi can là gì? Phân biệt giữa nghi can và bị can, bị cáo

2.2. Điều kiện để tại ngoại

Bị can và gia đình bị can phải đảm bảo thực hiện các điều kiện theo quy định tại Điều 121 và Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2024 với hình thức miễn tạm giam bằng “bảo lãnh” hoặc “đặt tiền để bảo đảm”.   

2.2.1. Điều kiện để tại ngoại khi có người bảo lĩnh

Bị cáo, bị can sẽ được miễn tạm giảm khi có người đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể bão lĩnh và trường hợp nào mới đủ điều kiện để được bảo lĩnh.

- Người đứng ra bảo lĩnh đủ 18 tuổi không có tiền án tiền sự, lý lịch trong sạch, có điều kiện kinh tế và khả năng quản lý được người được bảo lĩnh.

- Người nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc nơi làm việc, học tập.

- Trong quá trình bảo lĩnh, người được bảo lĩnh không được vi phảm các nghĩa vụ quy định và vẫn được thông báo về những tình tiết của vụ án.

- Khi đã được hưởng bão lĩnh mà người đứng ra bảo lĩnh và người được bão linh không đảm bảo quy định cũng như nghĩa vụ thì sẽ bị phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm.

Xem thêm: Tố tụng dân sự là gì? Các vấn đề xoay quanh tố tụng dân sự

2.2.2. Điều kiện để tại ngoài bằng đặt tiền

- Bản thân bị can, bị cáo có thể đặt tiền để miễn tạm giam và làm giấy đảm bảo thực thi các nghĩa vụ được quy định.

- Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.

- Các bộ trưởng cùng cơ quan chức năng có quy đỉnh, và trình tiết chi tiết trình tự, giáo dục, …

Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo.

Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội

3. Thủ tục để xin tại ngoại

Thủ tục để xin tại ngoại

Thủ tục và trình tự để xin tại ngoại

Vẫn trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2024, quy định về thủ tục để xin tại ngoại đã được ghi rõ.  

3.1. Thời gian tại ngoại

Thời gian tại ngoại ít hơn hoặc bằng thời gian cơ quan chức năng điều tra và xét xử vụ án của bị can, bị cáo. Tuy nhiên với trường hợp người bị kết án phạt tù và được hưởng tại ngoại, thời gian bảo lĩnh sẽ chỉ được kéo dài từ khi tuyên án đến trước khi chấp hành án phạt tù. Trong quá trình tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ luôn được theo dõi mọi nhất cử nhất động bởi cơ quan chức năng. Và nếu như phát hiện có sự vi phạm quy định trong quá trình tại ngoại sẽ bị xử phạt.

Người có thẩm quyền để quyết định tại ngoại cho bị can bị cáo bao gồm: Người trong cơ quan điều tra, người trong Viện kiểm sát, người tại Tòa án

Ví dụ: 

Ngày 01/06/2024 Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội tuyên bị cáo Trần Thị B mức phạt là 06 tháng tù giam, thời gian bắt đầu chấp hành bản án là từ ngày 01/08/2024. Như vậy chị B chỉ có thể được tại ngoại từ ngày 01/06/2024 cho đến trước ngày 01/08/2024. 

Xem thêm: Thi hành án dân sự là gì? Thi hành án dân sự có những đặc điểm gì?

3.2. Hồ sơ xin tại ngoại

Sau khi đã tìm hiểu về các trường hợp được tại ngoại, bị can và người thân cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ để nộp về cơ quan Điều tra bao gồm :

+ Giấy cam đoan của người bảo lĩnh

+ Giấy cam đoan của bị can, bị cáo về việc thực hiện đúng các nghĩa vụ.

Tiếp đó, hồ sơ này sẽ được gửi đến cơ quan có Thẩm quyền để xem xét và kiểm tra. Nếu hồ sơ được chấp thuận sẽ được gửi lại thông báo và bắt đầu thực hiện hình thức miễn tạm giam.

Hi vọng bài viết trên đã phần nào cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết liên quan đến tại ngoại và giải đáp được những thắc mắc của bạn. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1547 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT