Nhà vi bằng là gì và những thông tin bạn cần biết!
Theo dõi work247 tạiNhà vi băng là gì? Nha vi băng do ai tạo lập, có vai trò như thế nào và tạo lập trong những trường hợp nào?... Bài viết sau đây sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của quý khách! Cùng chúng tôi tham khảo ngay sau đây nhé!
1. Nhà vi bằng là gì?
Nhà vi bằng là gì? trước tiên để làm rõ khái niệm này chúng ta cần hiểu vi bằng là gì trước tiên. Vi bằng là một dạng công chứng nhà nước. Theo wikipedia giải thích, Vi bằng là biên bản được tạo ra bởi văn phòng Thừa Phát Lại trực thuộc địa phương nơi bản thân sinh sống cấp, ghi nhận những thông tin như: ngày giờ, địa điểm, giữa các bên liên quan có cam kết về một nội dung nào đó với nhau.
Thừa phát lại là người mà nhà nước trao quyền cho làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng cùng hàng loạt các công việc khác theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại tương tự như việc của người giữ việc báo tin và thi hành các quyết định của tòa án trong xã hội cũ, thêm vào đó là cả việc trông nom tình hình bán các bất động sản của Nhà nước) và chấp hành viên
Như vậy ta có thể hiểu đơn giản Nhà vi bằng là nhà được pháp luật công chứng qua vi bằng rồi mới đến tay người tiêu dùng.
Trong khi bạn tiến hành mua bán bất động sản nhà đất, văn phòng Thừa phát chỉ làm chứng cho hành vi trao đổi tiền giữa bên bán và bên mua. Trong từng vi bằng còn ghi rõ: Các bên mua bán sẽ tự chịu trách nhiệm về tính chân thực của văn bản giấy tờ liên quan.
Bên cạnh đó, Thừa Phát Lại chỉ cung cấp vi bằng có giá trị làm chứng cứ khi tòa án hỏi đến và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng thực việc giao nhận tiền, trao đổi giấy tờ, nhà đất… của các bên mua bán, từ đó lấy làm cơ sở pháp lý để các bên tiếp tục hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, hoặc giúp các bên giải quyết kiện tụng nhanh chóng khi có tranh chấp xảy ra.
Xem thêm: Ngành quản lý đất đai ra làm gì?
2. Nhà vi bằng do ai tạo ra?
Thừa phát lại chính là đơn vị lập nhà vi bằng, có nhiệm vụ ghi nhận hành vi, sự kiện có trong quy định của pháp luật. Đây là loại văn bản này làm chứng cứ để tòa xử án, xét xử và làm chứng cứ trong những quan hệ pháp lý phức tạp khác, đảm bảo trung thực, khách quan.
3. Nhà vi bằng là gì? Vi bằng thường có mấy bản chính?
Cho đến thời điểm này pháp luật quy định vi bằng được sao thành 3 bản chính. Một bản lưu kho tại Văn phòng Thừa phát lại. Một bản đưa cho Sở Tư pháp tỉnh giữ. Bản còn lại do người yêu cầu giữ.
Vi bằng hay nhà vi bằng là một loại văn bản có âm thanh, hình ảnh, video đi kèm. Mặt khác, Thừa phát lại có trách nhiệm ghi nhận, mô tả một cách chân thật, khách quan sự kiện, hành vi lập vi bằng mà Thừa phát lại chứng nhận. Vi bằng chính là chứng cứ xác thực nhất để giúp người mua tránh khỏi những rủi ro trong lĩnh vực pháp luật. Nếu chẳng may có các kiện tụng tranh chấp về hành vi, sự kiện lập vi bằng xảy ra thì chính bản vi bằng này sẽ được lấy ra để làm chứng trước tòa.
Xem thêm: Mô tả công việc thẩm phán
4. Bán nhà qua vi bằng được chứng thực bởi Thừa phát lại là quan niệm đúng hay sai?
Thật sai lầm khi nói rằng bán nhà theo hình thức lập vi bằng công chứng. Nếu bạn thuê cò bất động sản hướng dẫn mình mua bán nhà mà cò phổ biến điều này thì chắc chắn bạn đang bị lừa dối.
Thừa phát lại chỉ được Nhà nước trao quyền để làm các công việc theo quy định của pháp luật về Tống đạt văn bản, Lập Vi bằng, Xác minh điều kiện thi hành án và Trực tiếp thi hành án dân sự. Cụ thể, Thừa phát lại được phép thực hiện những công việc sau với nhà vi bằng:
• Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự;
• Dựa theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà lập ra vi bằng;
• Dựa theo yêu cầu của đương sự để xác minh điều kiện thi hành án;
• Dựa theo yêu cầu của bên mua mà trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, hay các quyết định của Tòa án. Thừa phát lại không chịu trách nhiệm với các nhiệm vụ như thi hành các bản án, mà Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự sẽ chủ động ra quyết định thi hành án.
5. Nhà vi bằng là gì? Mua bán nhà vi bằng có tiềm ẩn rủi ro gì?
Thông thường, việc mua bán qua vi bằng sẽ phải làm nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều đối tượng khách hàng, do đó, việc bạn chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ không theo quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý sẽ đem lại nhiều rủi ro.
Một số trường hợp cho thấy chủ của các căn nhà vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi đã thế chấp tài sản ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác. Những trường hợp này tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Hiện trạng này là nguyên nhân gây ra một số tranh chấp bị phát sinh, gây cản trở to lớn cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý vụ việc và gây thiệt hại về tài sản không nhỏ của người dân.
Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội
6. Có phải mọi nhà vi bằng đều có giá trị pháp lý?
Vi bằng sẽ không có giá trị nếu được đăng ký tại nơi không phải Sở Tư pháp. Một vi bằng có giá trị là vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp. Vi bằng có thời hạn sử dụng là vô thời hạn. Trường hợp Sở Tư pháp từ chối đăng ký vi bằng sẽ không có giá trị làm chứng cứ chứng minh trước Tòa án khi xét xử.
7. Trường hợp nào cần Thừa phát lại lập vi bằng?
Thừa phát lại lập nhà vi bằng trong các trường hợp:
Cần công chứng công nhận hành vi giao nhận tiền, giao nhận tài sản nhà đất; tình trạng nhà, đất, tài sản khi mua, bán, cho thuê; tình trạng tài sản trước khi lấy vợ chồng, ly hôn, thừa kế; quá trình và kết quả việc kiểm kê tài sản;
Xác nhận hành vi chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; việc giao hàng kém chất lượng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh; xác nhận hành vi bày bán hàng giả, hàng nhái tại cơ sở kinh doanh, thương mại;
Công nhận hiện trạng nhà, tài sản bị hỏng hóc do hành vi của cá nhân, tổ chức khác;
Xác nhận hiện trạng nhà đất khi nghiệm thu; mức độ ô nhiễm; sự chậm trễ khi thi công công trình;
Chứng minh trước những hành vi không tuân theo pháp luật trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình, tin học như: đưa tin vu khống; đưa thông tin khi chưa được phép của người có thẩm quyền; đưa các thông tin không đúng sự thật;
Xác nhận những việc không thuộc thẩm quyền chứng minh của Ủy ban nhân dân các cấp; những giao dịch mà không thuộc thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật;
Xác nhận việc không làm việc những công việc của tổ chức, cá nhân mà theo quy định tổ chức, cá nhân đó phải thực hiện;
Xác nhận những tình huống pháp lý khác theo luật định.
8. Nhà vi bằng là gì? Các trường hợp không lập nhà vi bằng
Không được lập vi bằng khi các cá nhân, tổ chức liên quan đến quyền và những lợi ích của bản thân, những người thân thích, gần gũi theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 61/2024.
Không lập vi bằng với những đối tượng vi phạm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam đề ra như lập vi bằng xâm phạm đến những vấn đề bí mật, các vấn đề bí mật của Nhà nước; vi phạm những quy định về quân sự, các vùng cấm của nhà nước,...
Các cơ quan đơn vị của Thừa phát lại không có quyền xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính; không lập vi bằng của các sự kiện, hành vi nhằm mục đích giao dịch trái pháp luật, trừ tình huống sự kiện, hành vi không đúng pháp luật của nhà nước.
Việc làm luật - pháp lý tại Hồ Chí Minh
9. Những thủ tục lập vi bằng nên có
Chúng ta sẽ lập nhà vi bằng với các bước như sau:
Bước 1: Trước hết chúng ta phải cung cấp thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân hay đơn vị về việc lập vi bằng đưa cho bên Thừa phát lại. Lúc này khách hàng sẽ trao đổi cụ thể các thông tin với Thừa phát lại. Sau khi họp với nhau 2 bên sẽ đi đến kết luận, nếu đồng ý thì tiếp tục điền vào mẫu của tờ phiếu lập vi bằng.
Bước 2: Họp và trao đổi với nhau để đi đến kết quả là lập vi bằng.
Khi đã đồng ý với nhau về mọi vấn đề về lập vi bằng, khách hàng sẽ được cung cấp các thông tin về thủ tục lập vi bằng bao gồm: Địa điểm, thời gian, tiền lập vi bằng… sau đó nếu khách muốn tạm ứng chi phí lập vi bằng họ sẽ được đáp ứng nhu cầu này tại văn phòng của Thừa phát lại.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng.
Bên Thừa phát lại sẽ mời người làm chứng, quan sát toàn bộ quá trình làm vi bằng để tránh xảy ra rủi ro trong quá trình lập nhà vi bằng.
Thừa phát lại sẽ giúp bạn đo đạc, chụp ảnh, quay phim… thực hiện các công việc này với tinh thần trung thực, khách quan đúng với pháp luật.
Khi xong xuôi các thao tác, Thừa phát lại sẽ tự mình kiểm tra lại một lượt tất cả những giấy tờ liên quan của khách hàng, những giấy tờ từ của người làm chứng và đến thông tin lập vi bằng của khách hàng. Khách hàng cũng không được quên việc ký tên vào vi bằng.
Bước 4: Tiến hành thanh toán chi phí lập vi bằng
Trước khi nhà vi bằng được đưa tới cho khách, khách hàng phải ký tên ghi rõ họ tên và cung cấp đầy đủ tất cả thông tin vào sổ bàn giao vi bằng. Chắc như đinh đóng cột và thực hiện nghiêm túc việc thanh toán những chi phí phát sinh trong quá trình làm vi bằng.
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về nhà vi bằng là gì. Hy vọng những thông tin bổ ích kể trên bạn đã trả lời được cho câu hỏi nhà vi bằng là gì. Chúc quý khách có một ngày vui vẻ. Trân trọng.
990 0