Quyền im lặng là gì? Quyền im lặng được hiểu như thế nào trong pháp luật

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 22-03-2024

Quyền im lặng là gì? Quyền im nặng được hiểu theo là quyền cơ bản của con người trong tố tụng hình sự và là một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ quyền của con người. Quyền im lặng đã được quy định từ rất lâu trong bộ luật về tố tụng hình sự trên nhiều nước ở thế giới, nhưng còn ở việt nam quyền này còn nhiều tranh luận. Bài viết dưới đây sẽ phân tích nguồn gốc và bản chất của quyền im lặng, góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền im lặng.

Tìm Việc Ngành Luật

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Quyền im lặng là gì?

Quyền im lặng là gì

Quyền im lặng chính là một trong những quyền dân sự của con người, nếu nhìn nhận từ dưới góc độ tư pháp hình sự thì đây là quyền cơ bản của mỗi công dân. Theo luật quốc tế, quyền im lặng được xem là một quyền cực kỳ quan trọng của bị cáo, bị can trong tố tụng hình sự, đây là yêu cầu đảm bạo sự công bằng trong một phiên tòa xét xử, đảm bảo luật nhân quyền quốc tế, được thông qua một tập hợp các đảm bảo tố tụng nhằm:

Bảo vệ các quyền tự do và an ninh cá nhân của con người, về tính mạng, thân thể, nhân dự, danh dự, nhân phẩm, và đảm bảo quá trình xét xử được công bằng. Quyền im lặng không được quy định cụ thể trong luật nhân quyền quốc tế, nhưng được coi là quyền và đây là quyền không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế, trong một kết luận nhân quyền quốc tế, trong một kết luận của ủy ban nhân dân quyền quốc tế đã nêu rõ: (Bất kỳ ai bị bắt giữ về một cáo buộc hình sự cần được thông báo về quyền giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát.

Ở cấp độ khu vực hay rõ hơn là Công ước châu Mỹ về quyền con người cũng khẳng định rằng bất kỳ người bị buộc tội nào đều không phải làm nhân chứng chống lại chính mình hoặc bất lợi cho mình. Ở Việt Nam, cách đây hơn 1 năm, chắc hẳn mọi người còn nhớ vụ việc xôn xao của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga đã sử dụng “quyền im lặng”. Khi đó cô đã từ chối tất cả các câu hỏi mà cô cho là bất lợi về phía mình của đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP HCM và Hội Đồng xét xử đặt ra trong quá trình xét xử trên tòa.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên tư vấn luật

Nguồn gốc của quyền im lặng là ở đâu?

quyền im lặng đến từ đâu

Quyền được im lặng là một chuẩn mực là một chuẩn mực đã được pháp luật của nhiều quốc gia thừa nhận, theo đó người bị cáo buộc có quyền từ chối đưa ra ý kiến hay trả lời của giới chấp pháp cả trước và trong quá trình xét xử. Cụm từ tiếng La- tinh “nemo tenetur prodere seipsum” đã xuất hiện từ thời La Mã, có nghĩa là không ai bị ràng buộc để phản bội chính mình.

Vì vậy, trong khoa học pháp lí đã tồn tại quan điểm cho rằng quyền im lặng có nguồn gốc từ luật La Mã cổ đại, xuất phát từ nguyên tắc của người La Mã và được sử dụng trong lĩnh vực dân sự, thương mại khi ở đó người ta khẳng định “trách nhiệm chứng minh thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. A khẳng định B nợ mình thì A phải chứng minh”. Ở thời kì đó, chế định này nhiều khi đã bị lợi dụng để sử dụng như là công cụ bảo vệ cho giai cấp thống trị hơn là quyền cho bất kì cá nhân nào bị buộc tội.

Chế định này đảm bảo rằng chỉ khi có lí do hợp lí để nghi ngờ ai đó vi phạm pháp luật thì người đó mới có thể bị buộc trả lời những câu hỏi buộc tội. Tuy nhiên, chế định này gần như đã bị “tê liệt” trong các toà án suốt thời trung cổ, nó chỉ được phục hưng và tôn trọng kể từ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu. Sự phục hồi của quyền này dẫn đến sự ra đời của nguyên tắc khác chi phối toàn bộ pháp luật hình sự của thế giới đó là quyền không tự tố giác.

Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng ở nước anh là quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm về quyền được im lặng. Ở Anh xuất phát từ quan điểm lịch sử về sự cân bằng quyền lực giữa nhà nước và quyền công nhân. Ngay từ thế kỷ xa xưa XVI đã tồn tại nguyên tắc về quyền im lặng, giống như câu nói “ không ai bị ràng buộc để buộc tội mình, bất kỳ hình thức hoặc tòa án”.

Lịch sử tố tụng Anh chứng kiến sự thay đổi từ thuyết học “người bị buộc tội trình bày” đến học thuyết “ kiểm tra sự buộc tội” trong việc xét xử hình sự thay thế học thuyết “người bị buộc tội trình bày”. Có thể thấy bị cáo có quyền được từ chối trả lời những buộc tội đến với mình. Những người bào chữa đã góp phần lớn trong việc cho ra đời ra đặc quyền chống lại sự tự buộc tội và quyền im lặng, cũng như tạo nên cuộc cách mạng về tố tụng mà kết quả của nó vẫn tồn tại trong hệ thống tư pháp ở Anh.

Dù không có căn cứ nào rõ ràng nhưng ngày nay, tại vương quốc xứ sở sương mù Anh quốc và các nước thuộc dòng họ pháp luật Anh, quyền im lặng vẫn được giữ gìn. Các quốc gia này đều có những điều luật quy định về quyền được im lặng của công dân trước các hình thức chất thức chất vấn của nhà nước, trước và trong quá trình xét xử. Ví dụ như Australia, mặc dù không được quy định trong Hiến pháp song chính quyền vẫn thừa nhận về quyền này trong các luật và bộ quy tắc cấp bang và liên bang. Quyền im lặng được coi là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng nhất để bảo vệ người dân trước các hành động tùy tiện của nhà nước, quyền tính này có tính bảo vệ quyền con người trất cao.

Tuy nhiên, khi nói về quyền im lặng, người ta thường nhắc nhiều hơn đến Hoa Kỳ với câu nói “Anh có quyền im lặng” đây là câu nói bắt nguồn từ vụ Miranda kiện Arizona mà sau này trở thành nguyên tắc cơ bản về quyền im lặng trong luật tố tụng hình sự của Hoa Kỳ. Từ đó cụm từ “Miranda warning”được dùng như công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền của nghi phạm hình sự nhằm tránh việc tự buộc tội chính mình do bị bức cung.

Vụ việc Miranda là một trong 4 trường hợp xảy ra trong công tác xét xử của Toà án tối cao đó là Vignera kiện chống lại New York, Westover kiện chống lại nhà nước Mỹ và California kiện Stewart. Mỗi trường hợp đề cập sự thú tội hợp pháp do cảnh sát thu được từ những đối tượng nghi vấn đang bị giam giữ và không có sự hiểu biết về những quyền hiến pháp và sự bảo vệ khi họ bị coi là người bị nghi vấn trong vụ phạm tội. Quyết định của Toà án tối cao trong trường hợp Miranda liên quan đến một quyền con người cơ bản trong lĩnh vực tư pháp hành sự đã được ghi nhận trước đó trong tu chính án thứ năm của Hiến pháp Hoa Kỳ và việc có thể chấp nhận các lời khai đạt được từ những người bị tình nghi khi bị hỏi cung tại đồn cảnh sát (hay khi họ từ chối sự tự do của họ).

Theo tu chính án Hiến pháp lần thứ năm của Hoa Kỳ quy định rằng:”... và trong bất kỳ vụ án hình sự nào cũng không phải bị ép buộc làm nhân chứng chống lại chính mình, và không thể bị tước đoạt sinh mạng, tự do, hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng thủ tục quy định của pháp luật 8…”

Có nghĩa là một người bị tình nghi không thể bị bắt buộc theo bất cứ cách nào để thú tội hay thú tội do bị cưỡng ép. Toà án tối cao Hoa Kỳ coi câu trên trong Tu chính án năm là một trong những quyền căn bản của công dân và gọi nó là “quyền không tự buộc tội bản thân”. Việc sử dụng quyền này bao gồm cả quyền từ chối trả lời mọi câu hỏi, bởi vì mọi lời nói của một người đều có thể bị đem ra làm bằng chứng chống lại chính mình. Như vậy, có thể thấy rằng quyền im lặng là một trong những quyền con người căn bản và lâu đời nhất tại Hoa Kỳ.

Theo cuốn từ điển pháp luật của Hoa Kỳ thì Tu chính án năm còn bắt công tố viên phải mang ra được các bằng chứng khác, ngoài lời khai của bị cáo để chứng minh bị cáo có tội. Theo Toà án tối cao, việc Miranda thú tội là kết quả của việc cảnh sát sử dụng phương pháp tra tấn trong suốt cuộc hỏi cung của họ. Vì vậy, sự kết án về Miranda đã bị thay đổi và toà án đã đưa ra một bộ hướng dẫn hành động cho cảnh sát trước khi hỏi cung người bị tình nghi tại đồn cảnh sát. Những quyết định trong những trường hợp sau đã cô đọng những quyền của những người bị tình nghi được trình bày trong lời cảnh báo Miranda. Theo Toà án tối cao Hoa Kỳ, trước khi thẩm vấn, cảnh sát phải thông báo cho nghi phạm hình sự như sau: “Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói sẽ cũng được dùng để làm vũ khí chống lại anh trước toà. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư”

Xem thêm: Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội

Bản chất của quyền im lặng

Bản chất của quyền im lặng

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của quyền im lặng dưới góc độ tư pháp hình sự.

Quan điểm thứ nhất

Đây là quan điểm cho rằng quyền im lặng chỉ là một trong những vấn đề cụ thể của nguyên tắc suy đoán vô tội, tức là quyền im lặng là quyền phát sinh từ nguyên tắc suy đoán vô tội.

Quan điểm thứ hai

Khác với quan điểm thứ nhất, quan điểm này lại cho rằng g quyền im lặng là một trong những quyền để thực hiện quyền bào chữa, là bộ phận cấu thành của quyền bào chữa. Để bảo đảm quyền bào chữa phải có quyền im lặng10. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là tổng hợp các quyền mà pháp luật dành cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để chống lại sự buộc tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Như vậy, quyền bào chữa trước hết phải là những điều được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, có nghĩa là phải được ghi nhận về mặt pháp lí. Những gì không được pháp luật ghi nhận thì cũng không được coi là quyền bào chữa. Cùng với việc ghi nhận, pháp luật còn xác định cơ chế đảm bảo cho chủ thể (cụ thể là người bị tạm giữ, bị cáo, bị can) thực hiện quyền này. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan, cá nhân khác không hạn chế, ngăn cản người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa. Quyền bào chữa gắn liền với chủ thể bị buộc tội (người bị tam giữ, bị can, bị cáo) được thể hiện thông qua quan hệ pháp luật hình sự giữa một bên là nhà nước và bên kia là người bị buộc tội. Nội dung của quyền bào chữa là người bị buộc tội sử dụng mọi lí lẽ, chứng cứ, tài liệu để chống lại toàn bộ hoặc một phần sự buộc tội của Nhà nước (cụ thể là cơ quan công tố) nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thật ra từ thời La Mã rất cổ đại về xưa, có nhiều người đã khẳng định trách nhiệm chứng minh là thuộc về bên tố cáo, chứ hoàn toàn không phải do bên phủ định. Những tư tưởng này chỉ được các quan tòa áp dụng trong tố tụng dân sự. Đây hoàn toàn có thể được coi là một cội nguồn của nguyên tắc vô tội suy đoán. Ở Anh, ngay từ thế kỷ XV, Hoàng gia Anh đã đề ra nguyên tắc “chưa bị tòa kết án thì vẫn coi là vô tội” và chế độ cho người bị bắt tại ngoại. Khi nói về suy đoán vô tội, học giả học giả Trezare Becaria trong cuốn “về tội phạm và hình phạt” năm 1764 đã viết: “Không ai có thể bị coi là kẻ có tội khi còn chưa có bản án kết tội và xã hội không thể tước của bị can sự bảo hộ của mình trước khi quyết định rằng anh ta đã vi phạm những điều kiện mà sự tuân thủ các điều kiện đó thì anh ta được đảm bảo sự bảo hộ”.

Tuy nhiên, chỉ đến khi Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 nổ ra, tư tưởng này mới được ghi nhận như là nguyên tắc của pháp luật.  

Hiện nay trong hệ thống khoa học pháp lý vẫn còn xuất hiện và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của vấn đề này.

1. Quan điểm thứ nhất:

Cho rằng nguyên tắc suy đoán vô tội chính là nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Quan điểm thứ hai:

Quan điểm thứ hai cho rằng nguyên tắc suy đoán vô tội gồm những nội dung sau:

(1) Người bị tình nghi, bị can, bị cáo (người bị buộc tội) được coi là không có tội cho đến khi có bản án có hiệu lực pháp luật của toà án kết tội đối với người đó

(2) Bên có trách nhiệm buộc tội khi cần chứng minh một người có tội. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội của mình.

(3) Khi có những nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ xuất hiện thì những nghi ngờ này phải được hiểu và giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi và bị can, bị cáo.

Tóm lại hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội.

Xem thêm: Cưỡng chế hành chính là gì? Những hiểu biết pháp luật chuẩn nhất

Phạm vi áp dụng của quyền im lặng đến đâu?

phạm vi của quyền im lặng

Qua những nguồn nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự ở các nước các nước có chế định quyền im lặng đều cho thấy chế định này được áp dụng hầu hết trong các giai đoạn tố tụng. Theo đó, người bị bắt, bị tạm giam giữ, hay bị can, bị cáo không chỉ có thể im lặng trong suốt quá trình điều tra, cho đến khi giai đoạn xét xử, mà tại phiên toà đều có quyền giữ im lặng, không bị phụ thuộc việc có hay không có sự có mặt của luật sư, chứ không nhất thiết phải nói bất cứ điều gì vào bất cứ thời điểm nào cả hoặc không cần phải trả lời.

Bộ luật tố tụng hình sự của Cộng hoà Liên bang Đức quan niệm người bị bắt giữ được thông báo quyền giữ im lặng và quyền được tư vấn bởi người bào chữa (do anh ta lựa chọn) ở bất kì giai đoạn tố tụng nào, thậm chí trước khi tiến hành thủ tục thẩm vấn. Chính vì vậy, khi bị bắt giữ, người bị bắt thường được khuyên nên im lặng nếu bị cảnh sát thẩm vấn và yêu cầu được gặp luật sư.

Việc giữ im lặng cho đến khi nói chuyện với luật sư sẽ không bị coi là tình tiết chống lại người bị bắt. Bộ quy tắc về tố tụng hình sự của Hoa Kỳ cũng có những quan niệm tương tự với nội dung: Người bị buộc tội có quyền tiếp xúc với người bào chữa trong mọi giai đoạn tố tụng hình sự, bắt đầu từ lần xuất hiện lần đầu tiên của người bị buộc tội trước cơ quan tố tụng có thẩm quyền. Nếu người bị buộc tội yêu cầu sự có mặt người bào chữa trong quá trình thẩm tra của cảnh sát thì cảnh sát viên buộc phải chấm dứt việc xét hỏi cho đến khi có mặt người bào chữa.

Tuy nhiên, im lặng cũng không phải là không khai bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, kể cả trong trường hợp có luật sư tham gia là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì im lặng vẫn hiện hữu lên và vẫn có thể được thực hiện đầy đủ.

Vì vậy, một khi quyền im lặng vẫn còn có hiệu lực thì tương đồng với việc họ có quyền mình sẽ im lặng trong suốt quá trình điều tra xét xử, tố tụng. Việc ghi nhận quyền im lặng của nghi can là để nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự, đảm bảo được quyền lợi của người yếu thế trong xã hội. Ngoài ra, việc áp dụng quyền im lặng của bị cáo, nghi can là để nâng cao nghiệp vụ công tác điều tra,xét xử, truy tố. Cụ thể là khi áp dụng quyền im lặng, cơ quan điều tra sẽ phải nâng cao nghiệp vụ của mình trong công tác khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai từ nhân chứng, tìm kiếm các thông tin khác về nghi phạm để cáo buộc của cơ quan tố tụng chắc chắn hơn.

Có một số người thì lại cho rằng quyền im lặng làm giảm thiểu tác động tổng hợp này, do đó làm giảm tỉ lệ kết tội nhầm, bằng cách cung cấp cho tội phạm điều thay thế hấp dẫn để nói dối. Theo quan điểm này sẽ hiểu nếu người vô tội nói sự thật, trong khi thực hiện quyền im lặng thì những tên tội phạm nguy hiểm thì lại lời khai dối trá và không muốn thú nhận.

Sự tách biệt này sẽ giúp nhà lập pháp có những thiết chế dành riêng trong trường hợp đi chứng minh sự có tội của những tên tội phạm nguy hiểm vì lời khai dối trá và không muốn thú nhận. Sự luận giải này giải thích cho lý do quyền im lặng không phải là gây cản trở điều tra và giúp nhiều tội phạm nguy hiểm lọt lưới khỏi sự trừng trị của pháp luật.

Xem thêm: Việc làm Luật sư

Kết luận

Quyền im lặng là quyền im lặng cơ bản của con người trong tố tụng hình sự và là một trong những biện pháp quan trọng bảo vệ quyền con người. Việc quy định rõ ràng quyền im lặng trong pháp luận tố tụng hình sự là hết sức cần thiết nhằm tránh hiện tượng oan sai, bức cung, nhục hình, các sai phạm trong tố tụng hình sự của các chủ thể tiến hành tố tụng. Thực tiễn tố tụng hình sự của nhiều nước có nền tư pháp phát triển như Anh, Hoa Kỳ, CHLB Đức,... Có quy định về chế định quyền im lặng đã chứng minh điều này.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quyền im lặng trong pháp luật.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2107 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT