Bất khả kháng là gì? Các trường hợp được coi là bất khả kháng

Tác giả: Hằng Lê 27-03-2024

Chúng ta đã được nghe rất nhiều về các hiện tượng, sư việc hay hành vi bất khả kháng nhưng có lẽ chỉ một số hoặc rất người có thể hiểu rõ bản chất của bất khả kháng là gì? Trường hợp nào được coi là bất khả kháng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về bất khả kháng để hiểu rõ về thuật ngữ này hơn nhé!

1. Bất khả kháng là gì?

Mỗi khi có sự việc, hiện tượng hay hành vi xảy ra nằm ngoài dự kiến của con người như thiên tai ( bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, …) hay hành vi liên quan đến an ninh - quốc phòng ( chiến tranh, phản động ) xảy ra làm cho cá nhân không thể hoàn thành được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình hay các điều khoản trong hợp đồng làm việc.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng coi các trường hợp không kiểm soát đó là trường hợp bất khả kháng để trốn tránh trách nhiệm và bào chữa cho các hành vi phạm pháp, sai sót của bản thân.

Xem thêm: Bị cáo là gì? Bạn có biết những quyền hạn của bị cáo là gì?

2. Những trường hợp được pháp luật quy định là sự việc, hiện tượng bất khả kháng.

Thông thường khi soạn thảo các hợp đồng làm việc giữa hai bên, chúng ta phải đảm bảo các điều khoản về quyền lợi cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên để các bên có nghĩa vụ tuân theo và đảm bảo việc thực hiện theo các quy định được ghi trong hợp đồng.

Trong trường hợp một trong các bên tham gia hợp đồng vi phạm các điều khoản được quy định trong hợp đồng hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình sẽ được coi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của Nhà nước.Tuy nhiên không phải lúc nào các trường hợp vi phạm là cố ý mà trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể xuất hiện một số sai phạm nằm ngoài tầm kiểm soát của con người dẫn đến việc thực hiện các điều khỏa của các bên gặp khó khăn. Những trường hợp đó sẽ được xem xét theo quy định của Nhà nước để miễn trách nhiệm  về các trường hợp bất khả kháng. Vậy làm sao để biết trường hợp nào được coi là bất khả kháng?

Theo khoản 1, điều 156 năm 2015, Luật Dân sự, đề cập đến việc giải thích các sự việc bất khả kháng là những sự việc xảy ra ngoài ý muốn và ngoài tầm kiểm soát của con người, con người không thể biết trước được các sự việc bất khả kháng để đưa ra các giải pháp khắc phục. Cho dù có để ra các giải pháp phòng tránh sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát thì cũng không thể khắc phục hết các rủi ro mà sự việc bất khả kháng mang lại.

2.1. Các sự việc, hiện tượng nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.

Các hiện tượng, sự việc xảy ra như thiên tai ( lũ lụt, hạn hán,… ) và hiện tượng xã hội như trộm cắp, phản động là những điiều con người không thể lường trước. Khi các sự việc này xảy ra làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ và trách nhiệm của con người thì đó được coi là bất khả kháng và không phải chịu sự trách nhiệm pháp lý nào.

Xem thêm: Biên chế nhà nước là gì và những câu chuyện xoay quanh

2.2. Các sự việc, hiện tượng xảy ra để lại hậu quả không thể phòng tránh và khắc phục được.

Với những sự việc xảy ra trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng bị tác động làm cho việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên bị ảnh hưởng hoặc không thể thực hiện được, hoặc hậu quả mà nó để lại khó khắc phục hoặc khắc phục cũng không đem lại hiệu quả tốt hơn thì những trường hợp đó có thể xem là sự việc bất khả kháng và có thể miễn chịu trách nhiệm pháp lý.

Để hiểu rõ hơn về các sự việc được coi là hiện tượng bất khả kháng, chúng ta có thể tìm hiểu rõ hơn về các ví dụ được coi là bất khả kháng sau đây:

- Ví dụ trong một thỏa thuận hợp đồng cung cấp than, một công ty khai thác có thể yêu cầu vấn đề “ rủi ro địa chất” được thêm vào như là sự việc bất khả kháng, tuy nhiên công ty cũng nên thực hiện khảo sát, phân tích trên diện rộng về mặt địa chất để dự phòng các  rủi ro xảy ra khi thực hiện khai thác.

- Trong trường hợp việc kí kết tổ chức sự kiện giữa 2 bên là công ty sự kiện A và khách hàng B. Hợp đồng sự kiện được đưa ra về các điều khoản đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của công ty sự kiện A khi tổ chức sự kiện cho khách hàng B ở ngoài trời. Tuy nhiên công ty sự kiện A cũng cần nêu ra sự việc bất khả kháng là trong trường hợp khi tổ chức sự kiện có 1 số vấn đề thời tiết gây ra làm ảnh hưởng đến sự kiện thì công ty A phải thêm vào mục sự việc bất khả kháng để có phương án phòng tránh và báo giá thêm trang thiết bị sự kiện cho phương án phòng tránh để khách hàng B nắm bắt được thông tin.

Việc làm truyền thông

3. Cần làm gì khi sự việc bất khả kháng xảy ra để được miễn trách nhiệm

Khi có sự việc bất khả kháng xảy ra phải thông báo và xác nhận các yêu cầu nhanh chóng kịp thời để được miễn trách nhiệm

- Thông báo kịp thời: Nếu như các bên vi phạm hợp đồng có liên quan thông báo cho bên còn lại thì sẽ được miễn trách nhiệm bất khả kháng và không phải chịu trách nhiệm pháp lý hay giải quyết các hậu quả mà sự việc bất khả kháng nêu ra.Nếu không thông báo kịp thời trong trường hợp bên đã hết thời hạn được miễn trách nhiệm thì sẽ phải đền bù thiệt hại.Các bên nên quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo để các bên tuân thủ đúng quy định.

- Phải chứng minh được các sự việc đó là bất khả kháng làm ảnh hướng đến việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi mà con người không thể lường trước được. Phải chứng minh được đó là sự việc nằm ngoài sự tính toán hoặc các sự việc mang tính khách quan khó nắm bắt hoặc giải quyết hậu quả.

- Trong trường hợp một trong các bên kí kết muốn chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên còn lại để kịp thời đưa ra phương án thay thế để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại một cách tối ưu nhất.

- Khi soạn thảo hợp đồng, có thể thêm mục hợp đồng có thể kéo dài để thực hiện giải quyết các hậu quả mà sự việc bất khả kháng gây ra. Tuy nhiên việc kéo dài hợp đồng phải tuân theo quy định của pháp luật. Đối với các hợp đồng có thời hạn dưới 5 tháng thì thời hạn kéo dài không được quá 12 tháng, còn đối với các hợp đồng được kí kết là 8 tháng có thể kéo dài thời hạn hợp đồng là 12 tháng.

Ngoài ra khi soạn thảo hợp đồng, các bên có thể xây dựng điều khoản bất khả kháng như sau:

- Các bên phải đưa ra khái niệm về bất khả kháng để từ đó hiểu rõ được thuật ngữ và hạn chế được các trường hợp được xem là bất khả kháng.

- Liệt kê các trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra để giảm rủi ro thấp nhất.

Nói tóm lại, sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ rất quen thuộc với các chúng ta. Tuy nhiên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình chúng ta cần chú trọng đến kỹ thuật soạn thảo cũng như cách thức vận dụng chúng trong thực tế.Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bất khả kháng, mong các bạn đọc sẽ tìm được những thông tin hữu ích khi đọc bài viết và có thể áp dụng vào công việc để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Việc làm telesales