Bệnh nghề nghiệp là gì? Có nguy hiểm không và những lưu ý bạn cần nắm rõ

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 27-03-2024

Bệnh nghề nghiệp là gì? Hiện nay khi mà thị trường việc làm ngày càng phát triển thi đi cùng với nó là ngày càng xuất hiện nhiều loại bệnh nghề nghiệp oái oăm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và đời sống con người. Vậy bệnh nghề nghiệp là gì? Bệnh nghề nghiệp có ảnh hưởng gì tới người lao động và cách phòng tránh ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Bệnh nghề nghiệp là gì?

Bệnh nghề nghiệp là bệnh lý do trong quá trình lao động con người bị các yếu tố như môi trường, điều kiện làm việc có hại của từng nghề nghiệp tác động tới người lao động. Mỗi nghề nghiệp có một điều kiện và môi trường làm việc khác nhau từ đó gây ra nhiều loại bệnh khác biệt. Bệnh xảy ra cấp tính hoặc từ từ. Một số bệnh nghề nghiệp không thể chữa khỏi được thậm chí còn để lại nhiều di chứng tệ hại. Tuy nhiên một tin vui cho người lao động là bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.

Bệnh nghề nghiệp là gì?

2. Phân loại bệnh nghề nghiệp

Hiện nay nước ta có 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và chia thành 5 nhóm, cụ thể đó là những bệnh nào bạn sẽ được bật mí trong phần sau của bài viết.

Nhóm 1: Các bệnh về phế quản và bụi phổi.

Nhóm 2 : Các bệnh lý về nhiễm độc chì và các hợp chất chì; nhiễm độc Benzen và các chất tương tự của Benzen, nhiễm độc thủy ngân; nhiễm độc Mangan; nhiễm độc Asen; nhiễm độc Nicotin; nhiễm độc thuốc trừ sâu, nhiễm độc Cacbonmonoxit.

Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

Nhóm 4: Các bệnh lý về da như bệnh sạm da; bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da…

Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn như Lao; bệnh viêm gan do virut nghề nghiệp; bệnh do Leptospira nghề nghiệp...

Phân loại bệnh nghề nghiệp

3. Danh sách 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Theo Thông tư 15/2024 của luật pháp Việt Nam có tất cả là 34 bệnh nghề nghiệp được Bộ Y tế cấp bảo hiểm xã hội.

Thông tư 15/2024/TT-BYT có thống kê ra danh sách bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bao gồm những căn bệnh sau:

1. Bệnh phổi nhiễm silic

2. Bệnh nhiễm bụi amiăng

3. Bệnh nhiễm bụi bông

4. Bệnh nhiễm bụi talc

5. Bệnh nhiễm bụi than

6. Bệnh viêm đường hô hấp

7. Bệnh liên quan đến hen

8. Bị nhiễm độc chì  

9. Bệnh nhiễm benzen

10. Bệnh nhiễm thủy ngân

11. Bệnh nhiễm mangan

12. Bệnh nhiễm trinitrotoluen

13. Bệnh nhiễm asen

14. Bệnh nhiễm thuốc trừ sâu và các hóa chất bảo vệ rau củ

15. Bệnh nhiễm nicotin

16. Bệnh nhiễm cacbon monoxit

17. Bệnh nhiễm cadimi

18. Bệnh điếc đặc do ồn quá lớn ở nơi làm việc

19. Bệnh giảm áp.

Bệnh viêm phế quản mãn tính

20. Bệnh rung toàn thân

21. Bệnh rung cục bộ

22. Bị độc phóng xạ

23. Đục thủy tinh thể mắt

24. Bệnh nốt dầu

25. Sạm da

26. Viêm da do crôm

27. Bệnh viêm da nguyên nhân là bởi tiếp xúc môi trường ẩm lạnh lâu ngày

28. Bệnh viêm da nguyên nhân tiếp xúc với hóa chất bảo vệ cao su

29. Bệnh xoắn khuẩn vàng da Leptospira

30. Viêm gan B

31. Lao

32. HIV

33. Viêm gan C

34. Ung thư mô trung biểu

Bệnh HIV

4. Cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp

Cách phòng tránh tốt nhất cho người lao động tránh khỏi bệnh nghề nghiệp đó chính là trang bị thiết bị bảo hộ lao động và vệ sinh lao động đầy đủ cho người lao động, các doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường làm việc trong điều kiện bảo đảm vệ sinh, không có các chất gây hại hay nguy hiểm ví dụ như cách ly nguồn độc hại che bụi, tiếng ồn, sóng vật lý…, thường kỳ phải tạo điều kiện cho người lao động được khám sức khỏe để bố trí công việc phù hợp. Quan trọng hơn doanh nghiệp phải tuyên truyền để người lao động hiểu biết cũng như tạo cho mình có ý thức phòng bệnh cho chính bản thân, không được chủ quan, coi thường bệnh từ đó luôn tự có ý thức sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động.

Đó là biện pháp phòng chống bệnh nghệ nghiệp của doanh nghiệp. Còn bản thân người lao động  trước hết để phòng chống bệnh ngoài việc nắm rõ bệnh nghề nghiệp là gì cũng  cần tự tạo thói quen tốt để bảo vệ cho sức khỏe của mình. Cụ thể là:

Tìm hiểu kỹ xem môi trường làm việc của mình có những tác nhân nào độc hại để biết và hạn chế tác động có hại đó đến bản thân như: sử dụng bông nút tai phòng tiếng ồn lớn, mặc áo bảo hộ lao động, đeo khẩu trang phòng khí độc…

Người dân có thể làm đơn yêu cầu doanh nghiệp tham gia vào công tác phòng độc cho mình thông qua việc: sử dụng các máy móc hiện đại làm hạn chế lượng bụi, ít rung, ít ồn; lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi trong môi trường làm việc…

Cứ 6 tháng phải đi khám sức khỏe 1 lần tại cơ sở y tế uy tín để kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp và chữa trị sớm, để có cơ hội chữa khỏi cao với những bệnh nguy hiểm tính mạng.

Ngoài ra, người lao động cũng có thể bảo vệ sức khỏe bản thân qua việc sinh hoạt ăn uống điều độ, lành mạnh, giàu dinh dưỡng, không ăn thực phẩm có hại, nên đi ngủ sớm và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể…

Cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp

5. Luật pháp quy định như thế nào về bồi thường cho những người mắc bệnh nghề nghiệp

Theo Điều 145 Bộ luật Lao động ta thấy, người bị bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

- Người lao động đang trong quá trình đóng bảo hiểm xã hội mà bị bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật bảo hiểm xã hội.

Việc nhận tiền bảo hiểm có thể được thực hiện trả 1 cục luôn một lần hoặc nhận hằng tháng từng khoản nhỏ một theo thỏa thuận của các bên.

- Người lao động bị tai nạn lao động hay bị bệnh nghề nghiệp, cần biết được bệnh nghề nghiệp là gì để hiểu rõ bệnh của mình. Một điều nữa cần lưu ý rằng bệnh nghề nghiệp người lao động mắc phải mà không phải do người lao động làm sai mà do môi trường điều kiện lao động không tốt làm cho người đó bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được công ty bồi thường cụ thể là:

+ Nếu người lao động bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động thì sẽ được bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

+ Với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động thì bên công ty thuê lao động đó sẽ phải trả ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Còn nếu người lao động bị mắc bệnh do lỗi lầm của chính họ gây ra thì người lao động vẫn được hỗ trợ một khoản tiền mặt bằng 40% mức tiền trợ cấp được quy định trong khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động.

Luật pháp quy định về chế độ bồi thường cho người bị bệnh nghề nghiệp

6. Bệnh nghề nghiệp thường gặp ở dân văn phòng

6.1. Bệnh đau cổ, đau vai gáy

Do công tính chất công việc phải ngồi văn phòng nhiều tiếng liên tục không đổi tư thế nên nhiều nhân viên làm việc làm hành chính văn phòng tại tphcm hay bất kỳ ở đâu khác, thường xuyên bị đau cổ vai gáy. Các cơ luôn phải hoạt động liên tục trong thời gian dài làm dân văn phòng không khỏi kêu than vi bị đau mỏi, co cơ, thậm chí khiến bạn không thể tiếp tục ngồi làm việc được nữa.

Bệnh này có cách phòng tránh rất đơn giản thông qua điều chỉnh tư thế ngồi. Tư thế ngồi lý tưởng nhất là ngồi sao cho cổ thẳng với xương sống, không được ngồi gập cổ trong thời gian dài. Khoảng 30p phải đứng lên đi lại trong phòng. Sau đó xoay đi xoay lại phần cổ massage gáy cho đỡ mỏi. Không chỉ tác động bên ngoài mà ta cũng nên ăn uống để bổ sung bên trong thêm các vitamin và khoáng chất giàu vitamin B, C, E, kali, canxi công với việc xoa bóp massage vùng cổ để cho khí huyết lưu thông.

Bạn không nên ngồi một tư thế quá lâu vì điều đó rất dễ dẫn đến bệnh thoái hóa đĩa đệm gây đau đớn.

Bệnh đau cổ vai gáy

6.2. Bệnh đau đầu

Dân văn phòng với đặc trưng nghề nghiệp là vận dụng đầu óc liên tục nên thường bị đau đầu theo từng cơn, cộng thêm hoa mắt chóng mặt bứt rứt khó ở đi đứng không vững chuệch choạc. Lý do dân văn phòng mắc bệnh này là do họ phải nhìn lâu một cách tập trung cao độ vào màn hình máy tính, áp lực lên mắt gây căng thẳng lớn…

Cách phòng tránh cũng rất đơn giản. Bạn cần tạo bầu không khí lưu thông bằng cách mở cửa sổ, việc này sẽ refresh lại tinh thần tạo tinh thần thoải mái nhất có thể. Mỗi khi hơn 45 phút làm việc, bạn cần nhắm mắt để mắt được nghỉ ngơi vài phút hoặc ra khỏi phòng trong vài phút.

Là nhân viên văn phòng bạn tuyệt đối không tự ý uống thuốc giảm đau vì đây chỉ là cách tạm thời không giải quyết triệt để được cơn đau thậm chí còn làm tổn thương hệ thần kinh.

Bệnh đau đầu

6.3. Bệnh về mắt

Mắt chắc chắn là bộ phận bị tổn thương nhiều nhất khi bạn là dân văn phòng bởi việc thường xuyên tiếp xúc với bức xạ từ màn hình máy tính trong điều kiện ánh sáng không đủ sẽ làm mắt bị khô, đỏ rực lên, mắt sẽ bị mỏi do phải làm việc không chớp mắt trong thời gian dài và dẫn đến suy giảm thị lực là rất phổ biến.

Bệnh này phòng tránh bằng cách: Thường xuyên cho mắt  nghỉ, thư giãn cứ 10p một lần bằng cách chớp nhẹ và phóng tầm mắt qua cửa sổ. Giờ nghỉ trưa cần tranh thủ thời gian ra ngoài trời cho mắt được nhìn dưới ánh sáng tự nhiên.

Dùng thuốc nhỏ mắt giúp giữ ẩm cho mắt, vì mặt dễ bị khô khi nhìn quá lâu vào máy tính. Mặt khác, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn nhiều vitamin A có trong sữa, trứng, rau xanh đậm, gan… để mắt thêm phần khỏe mạnh.

Không nên ngồi dí mắt vào màn hình máy tính, không để mắt phải hoạt động quá lâu mà không được nghỉ trong thời gian dài.

Bệnh về mắt

6.4. Bệnh trĩ

Đây là một trong những căn bệnh mà dân văn phòng rất dễ mắc phải do đặc trưng công việc là phải ngồi nhiều, lại lười vận động. Một lý do khác cũng tăng nguy cơ bị bệnh trĩ đó là do căng thẳng mệt mỏi do công việc hằng ngày khiến tĩnh mạch ở phần dưới trực tràng bị áp lực đè nén, gây ra bệnh trĩ.

Cách phòng tránh không gì khác hơn ngoài việc các nhân viên văn phòng nên tránh ngồi liên tục quá lâu trong ngày. Sau 1-2 tiếng làm việc nên đứng dậy đi lại 5 phút để giảm áp lực lên mạch máu ở trực tràng. Uống thật nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi là cách bổ sung chất xơ giúp việc đi nặng dễ dàng hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

Bệnh trĩ

Trên đây là những thông tin hết sức bổ ích giúp bạn hiểu rõ Bệnh nghề nghiệp là gì? đồng thời cũng trả lời cho bạn đọc những thắc mắc xung quanh bệnh nghề nghiệp. Các bạn nhớ tuân thủ các cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp để bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân nhé!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3952 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT