Muốn làm y tá thì học gì? Và vấn đề xung quanh ngành nghề
Theo dõi work247 tạiMuốn làm y tá thì học gì là câu hỏi được đặt ra rất nhiều của rất nhiều bạn trẻ đang muốn theo ngành nghề này. Hiện nay, ngành nghề y tá là một ngành nghề đang “Hot” trong giới trẻ và được khá nhiều bạn mong muốn để trở thành bác sĩ y tá trong tương lai. Vậy Muốn làm y tá thì học gì? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu nhé.
1. Y tá là gì? Muốn làm y tá thì học gì?
Nghề y tá hay còn gọi là điều dưỡng là nghề chăm sóc sức khoae, điều trị khôi phục sức khở cho cộng đồng. Y tá là những người được coi có phẩm chất và đạo đức tốt, là một nghề có nghĩa vụ phải chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và phải có đạo đức tốt, lòng yêu nghề. Ngoài ra những người y tá họ sẽ hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ góp phần vào viếc chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho xã hội.
1.1. Y tá là gì?
Y tá là những người có nghiệp vụ chuyên môn, chức năng nghề nghiệp chuyên môn của họ là chăm sóc vào bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Y tá sẽ ân cần chăm sóc bệnh nhân của mình cả về thể xác lẫn tinh thần, tùy theo thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho y tá đó chăm sóc. Một y tá của bệnh viện thường thì sẽ cùng lúc chăm sóc nhiều bệnh nhân khác nhau. Để được hành nghề, sau khi học xong các ý tá còn phải tham gia thực hành thực tế tại các cơ sở y tế, bệnh viện để nâng cao nghiệp vụ, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, tùy theo khả năng và nghiệp vụ, mỗi y tá sẽ phải thực hành ở những khoa bệnh khác nhau.
1.2. Muốn làm y tá thì học gì? Và bao nhiêu điểm thì có thể được xét tuyển và học y tá
Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc tổ chức tuyển sinh ngành y tá, tùy theo từng trường hoặc từng khu vực sẽ tuyển sinh hoặc thi tuyển y tá. Work247.vn sẽ liệt kê ra một số trường, cách xét tuyển và tổ hợp thi cho ngành y tá để bạn đọc cùng tham khảo.
Xét tuyển ngành y tá với tổ hợp các môn Toán, Hóa, Sinh thì có các trường Đại học sau: Trường Đại học Y Dược TP.HCM; Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Trường Đại học Y Dược Cần Thơ… Ngoài ra cón rất nhiều trường Cao đẳng xét học bạ các tổ hợp môn Toán, Hóa, Sinh, như trường Cao Đẳng y tế Cộng Đồng, Cao đẳng Y Quảng Ninh,…
Có thể thấy, hầu như các cách xét tuyển và các tổ hợp môn trên đều là phương thức thi hay xét tuyển của nhiều trường trên cả nước. Chính vì vậy, cơ hội học ngành, nghề y tá hiện đang rất mở rộng với những bạn có đam mê và hứng thú với nghề.
Vậy bao nhiêu điểm thì có thể được xét tuyển và học y tá? Thường thì để học ngành y tá trong các trường Đại học y thì số điểm cần đạt trung bình là 19,5 cho 3 tổ hợp môn thi xét tuyển là Toán, Hóa và Sinh. Tuy nhiên như đã nói ở trên, hiện tại trên cả nước có rất nhiều trường tuyển sinh viên học ngành nghề y tá theo hình thức xét tuyển học bạ, vì vậy cơ hội được học tập với cái ngành nghề mà bạn yêu thích đang được mở rộng, cơ hội được theo học ngành nghề y tá rất cao.
Cơ hội để các bạn trẻ theo học ngành y tá được mở rộng hơn rất nhiều một phần cũng là do các trung tâm y tế, các bệnh viện lớn đang thiếu nhân lực, một số nước phát triển như Nhật Bản và Đức đang thiếu nhân sự y tá trầm trọng nên đã nhập khẩu nhân lực từ nhiều nước khác, chính vì vậy cơ hội học cũng như có việc làm sau khi học xong nghề y tá là rất cao.
2. Phẩm chất cần thiết mà y tá cần phải có
Hầu hết công việc của các y tá đều rất bận rộn và mệt mỏi với một số lượng công việc lớn và đông bệnh nhân, vậy nên chỉ có một lòng yêu nghề và đạo đức nghề nghiệp, một trái tim giàu y đức mới có thể tiếp tục và vững vàng trên con đường đã chọn.
- Có đầy đủ kiến thức tổng quát về y học: Là một người trực tiêp tham gia điều trị và chăm sóc bệnh nhân các y tá cần phải có chính xác và đầy đủ kiến thức để làm theo những yêu cầu mà bác sĩ đưa ra.
- Thuần thục các kí năng: Có thể nói kĩ năng hành nghề vô cùng quan trọng với các y tá, họ bắt buộc phải thực hiện chính xác các kĩ năng của mình đối với bệnh nhân như tiêm, truyền, thay băng gạc, vệ sinh các dụng cụ y tế…
- Tính ân cần: Y tá cần phải kiên nhẫn, ân cần và tận tình khi chắm sóc bệnh nhân, nhất là đối với bệnh nhân bị bệnh nặng hay các bệnh liên quan đến thần kinh. Ân cần chăm sóc người bệnh, động viên bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để cùng vượt qua bão bệnh…
- Đức tính mềm mỏn và phải có nguyên tắc: Y tá không chỉ chăm sóc về thể thác mà còn chăm sóc về tinh thần cho bệnh nhân, y tá có thể gọi là “một nhà tâm lý”, họ xem xét và đánh giá bệnh nhân của mình trong từng giai đoạn của bệnh, cùng với đó y tá cũng phải biết yêu cần đối với bệnh nhân, yêu cầu thực hiện theo những gì bác sĩ chỉ định, yêu cầu làm theo chế độ ăn uống, yêu cầu phải tái khám… đó là nguyên tắc. Không quá tham gia vào đời sống riêng tư của người bệnh.
Việc làm công chức - viên chức
3. Công việc chính của y tá là gì?
Y tá hay nói cách khác là điều dưỡng viên, công việc chủ yếu của họ chia thành 2 cấp độ khách nhau, tùy thuộc vào khả năng và trình độ được đào tạo của họ gồm: 3.1. Y tá Trung cấp và y tá Cao Đẳng
Họ đều là những y tá, những điều dưỡng chính thực hiện các kĩ thuật cơ bản trong việc chăm sóc và hồi phục sức khỏe của bệnh nhân như: lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, cấp cứu và hỗ trợ các bác sĩ.
- Y tá cao cấp (bắt buộc phải là cử nhân): Thực hiện tất cả các kĩ thuật chăm sóc cũng như cấp cứu phức tạp, tham gia đào tạo và được giao quyền quản lý các thiết bị, dụng cụ y tế trong khoa. Mỗi một y tá thì có một nhiệm vụ khác nhau ở trong khoa bệnh, tùy thuộc vào môi trường làm việc và thể trạng bệnh nhân. Nhưng nhìn chung công việc chính của họ vẫn là:
- Điều trị bệnh nhân: Là theo dõi những vấn đề của bệnh lý xung quanh bệnh nhân đó, thực hiện yêu cầu mà bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân như phát thuốc, truyền, tiêm, lấy máu, đưa đi khám và làm xét nghiêm…
- Chăm sóc bệnh nhân: Y tá phải là người chăm sóc người bệnh sau khi đã được bác sĩ khám, chuẩn đoán và phẫu thuật. Đưa ra các chế độ dinh dưỡng, tập luyện, chăm sóc cả về thể xác và tinh thần cho bệnh nhân.
- Y tá làm hành chính: Công việc của y tá này khác với công việc của khác y tá khác đó là họ sẽ phụ trách sổ sách, giấy tờ trong khoa, hồ sơ bệnh án của người bệnh, ghi sổ đăng kí ra vào viện và làm thủ tục chuyển viện… các công việc liên quan đến hành chính, giấy tờ.
4. Những khó khăn, thách thức và lợi ích đối với ngành nghề y tá
Tất cả các công việc trên đời đều có khó khăn và thách thức đặc trưng đối với nghề, và nghề y tá cũng vậy. Nguyễn Du – Nhà văn, nhà vơ vĩ đại của nền Văn học Việt Nam từng có câu nói: “một chữ tâm bằng ba chữ tài” Nó khá đúng trong ngành nghề này.
4.1. khó khăn và thách thức
Khi đã là một y tá trong bệnh viên, giúp đỡ mọi người lúc bệnh tật, lúc ốm đau, sát cánh người bệnh từ lúc bệnh nặng đến lúc họ khỏi bênh là một niềm vui đối với y tá. Không những thế, nghề y tá còn giúp ta chăm sóc tốt hơn cho những người thân yêu trong gia đình. Nhiều y tá đã cảm thấy tự hào khi người bệnh chính mình chăm sóc đã dần khỏe lên và ra viện.
Hơn nữa y tá và bác sĩ còn phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân mang bệnh truyền nhiễm, tiếp xúc với các chất phóng xạ, các chất gây nghiện, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì thế các y tá cần phải có tinh thần thép và được đào tạo bài bản để có thể thích nghi với nghề.
Nhiều lúc có y tá không được người nhà bệnh nhân hay chính bệnh nhân mình chăm sóc hiểu cho, họ mắng y tá khi bị đau, nhưng vẫn còn rất nhiều y tá không lấy đố mà tự ái, tự rút ra kinh nghiệm và học hỏi nhiều hoen, ngày một vững tay nghề hơn. Hay có những y tá mệt mỏi trong bệnh viện vì những ca cấp cứu, những ngày trực đêm, họ hoàn toàn sống trong bệnh viện cùng bệnh nhân nhưng họ vẫn luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm, cùng bệnh nhân vượt qua bênh tật ốm đau.
4.2. Lợi ích của ngành nghề y tá
Không phải chỉ 1 mà rất nhiều y tá cảm thấy tự hào về nghề nghiệp của mình, họ cảm thấy vui khi bỏ công sức, tuổi trẻ của mình để cống hiến cho bệnh viện, cho sức khỏe của cộng đồng.
Có nhiều mối quan hệ với người bệnh hay người nhà bệnh nhân, được tiếp xúc với nhiều người trong xã hội, được mọi người yêu quý, kính trọng và nhờ công việc này mà có thể được coi là có chỗ đứng trong xã hội.
5. Cơ hội việc làm cho các bạn theo nghề y tá
Các y tá sau khi được đào tạo bài bản tại trường lớp có thế làm các công việc khác nhau liên quan đến y dược và dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Ngoài ra các y tá sau khi học xong có thể làm việc tại các bệnh viện lớn và nhỏ, các trung tâm y tế… hoặc có thể chăm sóc bệnh nhân theo yêu cầu tại nhà của họ. Làm về hoạt động truyền thông sức khỏe, đi tuyên truyền phòng bệnh, đi giảng dạy giáo dục về sức khỏe tại các trường học, đơn vị hành chính. Nghiên cứu thêm về y dược. Nếu có thâm niên, kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ được tham gia các khóa đào tạo nâng cao tại các nước có nề y học phát triển. Có thể làm việc tại phòng khám, viên dưỡng lão… với thu nhập ổn định.
Việc làm y dược tại Hồ Chí Minh
Qua bài viết này, work247.vn hi vọng các bạn đã biết được muốn làm y tá thì học gì. Work247.vn là một web site tìm việc làm hàng đầu Việt Nam, giúp mọi người tìm việc và định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng.
Thông qua đó, các bạn trẻ se hiểu hơn về nghề y tá và muốn làm y tá thì học gì. Mong các bạn độc giả sẽ có những định hướng và lựa chọ tốt nhất cho nghề nghiệp tương lai của mình, từ đó các bạn trẻ định hướng tại nghề nghiệp cũng như mong ước để thực hiện ước mơ với nghề nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.
13289 0