Những điều cần nên biết về giám định y khoa! Người lao động được hưởng lợi ích gì từ việc giám định y khoa

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Ngày đăng: 23-03-2024

Giám định y khoa có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào đối với người lao động? Cần chuẩn bị những gì khi đi khám định y khoa? Hãy cùng Work247.vn giải đáp những thắc mắc trên các bạn nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

 Việc Làm Y Dược

1.Giám định y khoa được hiểu là gì?

giám định y khoa là gì

Nếu bạn đang thắc mắc không biết giám định y khoa là gì và là người được hưởng chế độ đãi ngộ, hay là người có quyền được hưởng các chính sách được chi trả chi phí theo các loại quan hệ dân sự mà có hợp đồng hợp pháp thì giám định y khoa là một cơ sở để bạn có quyền được hưởng rất nhiều lợi ích từ các chế độ và chính sách đó! Giám định y khoa có nghĩa đơn giản là một chẩn đoán y học ở  mức cao, cũng là cơ sở để giải quyết quyền lợi cho người lao động khi họ gặp vấn đề về sức khỏe, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp, ...
Giám định y khoa cũng là một văn bản y tế có giá trị cao nhất trong hồ sơ dân sự do vì được xem xét, kiểm định và đưa ra kết quả bởi các chuyên gia giám định, những người có trình độ chuyên môn!

2. Doanh nghiệp hay người lao động đâuLiệu phải trả chi phí giám định y khoa ở phía bên phải không?

Theo luật BHXH vào năm 2016 có quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm giới thiệu người lao động đi kiểm tra giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa trong trường hợp người lao động gặp phải tai nạn nghề nghiệp,tai nạn lao động hay các trường hợp đề nghị hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động hoặc trường hợp suy giảm giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng BHXH một lần. Với những trường hợp khác như: giám định tái phát hoặc giám định tổng hợp, người lao động cần phải bảo lưu thời gian đóng phí thì cơ quan BHXH sẽ chịu trách nhiệm giới thiệu. Điều đáng chú ý ở đây là không có quy định về việc ai là người phải chi trả chi phí giám định y khoa.

doanh nghiệp hay người lao động phải trả chi phí giám định y khoa

Nhưng tại Điều 1, Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 05/6/2012 của Bộ Tài chính quy định về những đối tượng phải nộp phí có đề cập về việc người nào yêu cầu giám định y khoa thì người đó phải nộp phí giám định y khoa cho cơ sở thực hiện giám định y khoa theo quy định. Và theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012 thì trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động hoặc do bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh toán phần chi phí cùng với đó là phải chi trả với những chi phí mà không nằm trong danh mục được BHYT chi trả đối với NLĐ có tham gia BHYT và thanh toán toàn bộ những loại chi phí như: chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với NLĐ không tham gia BHYT, trả đủ tiền lương theo HĐLĐ và bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ-BNN theo quy định.

Như vây, chi phí giám định y khoa lần đầu đối với TNLĐ-BNN sẽ do người sử dụng lao động vì nó phát sinh từ tai nạn giao động và bệnh nghề nghiệp. Với những lần sau đó thì người lao động sẽ phải trả chi phí hoặc được đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ theo thỏa thuận và nhu cầu của từng trường hợp cụ thể, với trường hợp có chính sách thì do ngân sách chi trả.

Timviec365.com đã tìm hiểu và nhận thấy từ 1/1/2024 trở đi, khi Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực thì người lao động đã được các cơ quan BHXH thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH trong một số trường hợp cụ thể theo quy định. Vậy những trường hợp được thanh toán chi phí giám định y khoa là gì? Hãy tiếp tục cùng Work247.vn tìm hiểu phần dưới đây nào!

Xem thêm: Việc làm y tế - dược tại Hà Nội

3. Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào trước khi khám giám định y khoa

Những điều kiện để người lao động được thanh toán miễn phí giám định y khoa là gì?

Thứ 1, như đã nói ở trên người bị tai nạn lao động (TNLĐ) hay nguyên nhân dó nghề nghiệp(BNN) mà ở lần đầu hoặc người bị TNLĐ, BNN nhiều lần sẽ được người sử dụng lao động (LĐ) giới thiệu để đi khám giám định đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, BNN theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024

điều kiện để giảm chi phí giám định y khoa

Thứ 2, người bị TNLĐ, NMM khi bị thương tật, bệnh tật tái phát phải chủ động đi khám giám định đủ điều kiện trở cấp TNLĐ, BNN ở mức cao hơn, hoặc NLĐ khi đã nghỉ hưu hay không thể còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN thuộc Danh mục BNN do Bộ y tế ban hành mà phát hiện BNNN trong thời gian quy định kết quả khám giám định đủ điều kiện hưởng chế độ BNN theo quy định của Luật ATVSLĐ năm 2024.

Thứ 3, đối với các trường hợp như:  người bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc, người chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu, người tham gia BHXH mà họ tự nguyện chủ động đi khám giám định đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng hoặc đủ điều kiện hưởng BHXH một lần theo quy định của Luật BHXH năm 2014.

Thứ 4, Một điều đặc biệt đối với những người đang đóng BHXH bắt buộc  của họ hoặc  người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc hay những cá nhân đã đủ tuổi được hưởng lương hưu, người tham gia BHXH tự nguyện và người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng mà chết từ ngày 01/01/2016 trở đi nếu người thân của họ đã chủ động đi khám định đủ điều kiện hưởng trợ cấp  theo quy định vủa Luật BHXH năm 2014.

Xem thêm: [Tổng hợp] Thông tin cần lưu ý về hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

4. Người lao động cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào trước khi khám giám định y khoa

Bạn có bao giờ thắc mắc những hồ sơ khi khám giám định y khoa là gì bao giờ chưa?

hồ sơ giám định y khoa

Khi đi khám giám định y khoa, Work247.vn khuyên bạn cần chuẩn bị các thủ tục sau:

Hồ sơ giám định lần đầu cần có:

Giấy giới thiệu từ doanh nghiệp (người sử dụng lao động), biên bản điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Nếu bị tai nạn giao thông được chuẩn đoán là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông được photo bản sao để đối chiếu khi cần thiết

Tiếp đó, cần có giấy chứng nhận bản sao thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế

Cuối cùng, là bản sao giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế. Nếu như người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.

Hồ sơ giám định tái phát cần có:

Giấy đề nghị giám định

Giấy giới thiệu của bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh

Các giấy tờ bản sao  điều trị vết thương tái phát: Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế. Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ bản sao về khám, điều trị ngoại trú thương tật tái phát do tai nạn lao động.

Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước.

Hồ sơ giám định lần đầu cần có:

Ngoài những giấy tờ như trong trường hợp do tai nạn lao động cần bổ sung thêm Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Xem thêm: Tìm việc làm lao động phổ thông

5. Chi phí giám định y khoa là bao nhiêu?

Theo thông tư số 243/2024/TT-BTC quy định về mức thu hay chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa có đề cấp và nói đến như sau:

Trong trường hợp có chỉ định làm từ bốn chỉ số sinh hóa đặc biệt trở lên thì mức thu tiền từ chỉ số thứ tư này được thu theo mức thu của Bệnh viên đa khoa cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở giám định y khoa.

Lưu ý: Nếu người lao động đã tiến hành thủ tục trả phí giám định y khoa và được cấp giấy giám định y khoa thì cơ sở thẩm định cấp giấy giám định y khoa sẽ không thu giá dịch vụ khám bệnh theo quy định.

chi phí giám định y khoa là bao nhiêu

Vậy bạn đã hiểu giám định y khoa là gì chưa? Trên đây là toàn bộ những chia sẻ và khái niệm về Giám định y khoa. Mong rằng bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc đặc biệt là người lao động hiểu thêm về Giám định y khoa để giảm thiểu được rủi ro và chi phí bù đắp được phần nào khi không may xảy ra tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2899 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT