Mô tả công việc Product Owner – Người “sở hữu” sản phẩm
Theo dõi work247 tạiĐối với lĩnh vực CNTT, Product Owner là một vô số vị trí cùng quan trọng, họ là người kết nối với khách hàng và cũng là người chịu trách nhiệm về sản phẩm đối với khách hàng - người dùng cuối cùng nhằm thu lại lợi nhuận cho công ty. Bạn có biết công việc mà Product Owner phải bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu về Product Owner mô tả công việc để hiểu rõ hơn về vị trí này.
1. Product Owner - Họ là ai?
Có thể nói với những ai làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khi nhắc đến công việc Product Owner thì ai cũng biết, bởi đây cũng là một vị trí mà nhiều người hướng đến. Product Owner được dịch sang tiếng Việt là “chủ sản phẩm” vì thế mà người ta vẫn gọi vị trí này là chủ sản phẩm, Product Owner cũng được viết tắt là PO. Tuy nhiên đây chính là vị trí kết nối người dùng bởi họ sẽ chịu trách nhiệm với người dùng cuối cùng để có thể cải tiến và đem về lợi nhuận cho công ty.
Đối với một doanh nghiệp thì Product Owner là một người quyết định đến tính năng của sản phẩm khá nhiều. Họ luôn là những người có tầm nhìn xa trông rộng, không chỉ có vậy mà họ còn đặt mình vào người sử dụng cuối cùng rồi mới đưa ra những quyết định.
Có một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp và với khách hàng như vậy thì người Product Owner sẽ đảm nhận các công việc như thế nào, cùng theo dõi bản mô tả công việc của họ nhé!
2. Mô tả công việc Product Owner - người “sở hữu” sản phẩm
Hiện nay có không ít người nhầm lẫn Product Owner với Product manager, tuy nhiên hai vị trí công việc này lại hoàn toàn khác nhau. Trong nội dung phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem công việc của người “sở hữu” sản phẩm là gì đã nhé.
2.1. Theo dõi tình trạng của sản phẩm
Product Owner giống như một bác sĩ đối với sản phẩm vậy, họ theo dõi tình hình của sản phẩm giống như một bác sĩ theo dõi bệnh tình của bệnh nhân. Nếu như bác sĩ theo dõi thông qua những biểu hiện bệnh, những kết quả xét nghiệm thì Product Owner lại theo dõi tình hình sản phẩm thông qua những thông số, dữ liệu trên sản phẩm, thông qua những phản hồi của người sử dụng. Bởi chính những tín hiệu này sẽ cho biết sản phẩm của họ có hoạt động tốt hay không. Nếu như những đánh giá tốt thì sản phẩm không cần phải cải tiến, thay đổi, còn nếu như sản phẩm được đánh giá thật sự không tốt, cùng với đó những thông số cho thấy nó hoạt động không tốt thì cần thiết phải thay đổi, tìm ra các vấn đề để cải tiến sản phẩm của mình.
Công việc này đối với Product Owner dường như là diễn ra thường xuyên, liên tục đối với từng loại sản phẩm khác nhau nhằm đạt được những mục đích cuối cùng, vừa có lợi cho khách hàng, vừa có lợi cho doanh nghiệp.
2.2. Tham khảo ý kiến của người dùng
Đối với một Product Owner thì họ cần phải tham khảo ý kiến của người sử dụng cuối cùng xem họ có những gì hài lòng và những điều gì là chưa hài lòng về sản phẩm. Công đoạn này thật sự không thể nào dựa trên việc cứ ngồi một chỗ để phóng đoán, để đoán mò về nhu cầu của người dùng. Chính vì thế mà bắt buộc họ phải khảo sát thị trường, nhu cầu của người sử dụng. Thông thường một Product Owner sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, nói chuyện trực tiếp với người sử dụng để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết của vấn đề.
Cũng chính bởi vì phải phỏng vấn trực tiếp như vậy nên trong công việc sẽ phải thường xuyên di chuyển, có kỹ năng phỏng vấn cơ bản và còn phải có khả năng giao tiếp trong công việc nữa.
2.3. Đưa ra những giải pháp giải quyết khi gặp lỗi
Nếu như một người làm việc chuyên nghiệp giống như Product Owner thì các vấn đề, lỗi xảy ra họ sẽ tìm cách để giải quyết chứ không phải là tìm người chịu trách nhiệm cho vấn đề đó. Nếu như đối với một sản phẩm gặp lỗi, khách hàng không hài lòng thì chính người làm ở vị trí Product Owner sẽ phải đưa ra được những giải pháp khác nhau về vấn đề về sản phẩm họ đang gặp phải. Không chỉ đơn giản là một biện pháp giải quyết mà cần phải đưa ra nhiều biện pháp khác nhau, để xem biện pháp nào sẽ đạt kết quả tốt nhất và làm cho khách hàng hài lòng nhất. Tuy nhiên những phương pháp và cách giải quyết cho lỗ hổng của sản phẩm này sẽ được tập hợp khá nhiều ý kiến từ nhiều nhân viên khác nữa. Chính vì thế mà yêu cầu cần phải làm việc nhóm khá ăn ý với nhau.
Tìm việc làm production manager
2.4. Lên thời gian và kế hoạch giải quyết
Việc lên thời gian và kế hoạch để giải quyết công việc sẽ phụ thuộc khá nhiều vào yêu cầu của khách hàng, quy mô dự án lớn hay nhỏ. Nếu như quy mô quá lớn thì có thể chia nhỏ thời gian và kế hoạch giải quyết ra nhiều công đoạn khác nhau để xử lý một cách thuận lợi nhất cho đến khi hoàn thành việc sửa và cải tiến thì mới thôi.
2.5. Tiếp tục theo dõi sự cố mà khách hàng đang gặp phải
Tuy nhiên không phải sau khi hoàn thành việc sửa, cải tiến sản phẩm mà khách hàng đang gặp phải là đã hoàn thành xong công việc đâu nhé. Sau khi xong Product Owner sẽ phải tiếp tục theo dõi sự cố đó xem khách hàng đã hoàn toàn hài lòng với sản phẩm hay chưa và có cần cải tiến thêm gì hay không. Dường như công việc của Product Owner sẽ được lặp lại thêm một vòng nữa.
Với khối lượng công việc không hề đơn giản, cũng không nhỏ chút nào, người Product Owner khi thực hiện công việc của mình cũng cần phải áp dụng cùng lúc rất nhiều kỹ năng khác nhau.
Như vậy là bạn cũng đã rõ hơn về bản mô tả chi tiết công việc của người Product Owner rồi đúng không nào. Với khối lượng nhiều như vậy thì hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để tham gia vào công việc nhé.
3. Yêu cầu đối với một Product Owner là gì?
Đối với một Product Owner thì sẽ phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Có kinh nghiệm ở vị trí này hoặc những vị trí tương đương
- Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp cho bạn hiểu được tâm lý và những vướng mắc của khách hàng với sản phẩm
- Kỹ năng đàm phán với khách hàng cũng rất quan trọng trong việc khắc phục sự cố sản phẩm đó
- Kỹ năng quản lý công việc, quản lý thời gian
- Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp cho bạn đối mặt với những vấn đề được tốt nhất và giải quyết nó một cách đơn giản
- Kỹ năng teamwork, làm việc nhóm
- Kỹ năng tài liệu hóa, mô hình hóa,....
Xem thêm: Ngành Thú y ra làm gì và những cơ hội việc làm hấp dẫn
4. Trách nhiệm của người Product Owner với công việc
Trách nhiệm đối với công việc của một người được cho là “sở hữu” sản phẩm, người liên kết trực tiếp với khách hàng, làm hài lòng khách hàng và đem lại lợi nhuận về cho công ty như thế nào. Product Owner có một vị trí quan trọng như vậy thì đương nhiên trách nhiệm của họ sẽ rất lớn. Không những có trách nhiệm với công ty mà còn phải có trách nhiệm với khách hàng- người sử dụng sản phẩm cuối cùng.
- Thứ nhất, Product Owner cần phải có trách nhiệm hoàn thành tốt các công việc được giao cho, đảm bảo tiến độ công việc phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
- Thứ hai, Product Owner cần phải liên tục trau dồi và học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân mình, đặc biệt là những kỹ năng và nghiệp vụ công việc. Sản phẩm thì luôn cải tiến nâng cao, nhu cầu của người dùng cuối cùng nâng cao lên rất nhiều, chính vì thế nếu như ở vị trí này không nâng cao hiểu biết thì sẽ lạc hậu và bị môi trường công việc sa thải bất cứ lúc nào.
Không những giỏi thôi chưa đủ, người Product Owner cần phải có nhiệt huyết trong công việc để vượt qua những khó khăn, thử thách.
5. Quyền lợi và mức lương mà Product Owner được nhận
Về quyền lợi và mức lương mà một người Product Owner nhận được không hề nhỏ một chút nào. Khi bạn tham gia vào công việc này bạn sẽ nhận những quyền lợi như:
- Bạn sẽ được tham gia vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp, với những người chuyên nghiệp, bạn sẽ có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm từ những người giỏi, có chuyên môn cao. Tin chắc rằng đây sẽ là môi trường làm việc năng động, giúp cho bạn phát huy được hết khả năng của mình.
- Khi đảm nhận vị trí Product Owner ở trong một doanh nghiệp, bạn sẽ được đóng bảo hiểm đầy đủ từ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của nhà nước.
- Không chỉ có vậy mà bạn còn được tham gia các lớp huấn luyện nâng cao kỹ năng của mình.
- Được nghỉ các ngày lễ, tết, được hưởng tháng lương 13, được đi du lịch cùng công ty,..
- Đối với mức lương của Product Owner thì không cần phải bàn quá nhiều, có lẽ nhiều người chưa biết công việc này nên sẽ không biết mức thu nhập trung bình hàng tháng họ nhận được cao như thế nào. Mức lương của Product Owner sẽ dao động từ 25 – 40 triệu đồng/ 1 tháng, tùy thuộc vào khối lượng công việc của người đó đảm nhận.
Như vậy, quả thật đây là một công việc có quyền lợi và mức lương rất hấp dẫn đúng không nào?
Xem thêm: Mô tả công việc Business Analyst
6. Tìm việc làm Product Owner đơn giản hơn với work247.vn
Như vậy, sau khi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về công việc của họ, những quyền lợi và mức lương họ được hưởng ở công việc này thì có thể thấy được sức hấp dẫn của nó với người lao động, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay.
Nhu cầu tuyển dụng công việc này trên thị trường khá lớn, thế nhưng nhiều bạn vẫn chưa thể tìm được cho mình công việc ưng ý. Mà lỗ hổng lớn nhất ở quá trình này là CV xin việc gửi cho nhà tuyển dụng chưa thật sự chất lượng. CV xin việc với nhiều tính năng bổ trợ bạn trong việc tạo ấn tượng tốt, thế nhưng bạn lại chưa biết tận dụng nó để có cơ hội vào vòng trong tốt. Nếu như bạn đang loay hoay không biết mình cần phải làm gì thì đến với work247.vn, hệ thống kho CV đẹp, độc, lạ sẽ của chúng tôi sẽ giúp cho bạn tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng và lấy được tấm vé vào vòng trong. Với sự hỗ trợ của mạng internet, bạn có thể tìm được những công việc phù hợp với mình ngay tại website work247.vn. Cơ hội do chính bạn tạo ra, hãy nhanh chóng nắm bắt lấy nó.
Nếu như bạn quan tâm đến công việc của Product Owner thì có thể tham khảo thêm mẫu mô tả công việc Product Owner ở tài liệu sau:
mo-ta-cong-viec-Product-Owner.docx
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong mô tả công việc Product Owner và những thông tin có liên quan, hy vọng những chia sẻ trên sẽ thật sự hữu ích với bạn.
2099 0