[Bật mí] Mô tả công việc giám đốc kinh doanh chi tiết, chính xác
Theo dõi work247 tạiXu hướng kinh doanh hiện đại phát triển cụm từ về giám đốc kinh doanh đã trở nên quen thuộc và được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, để nhắc tới định nghĩa cùng việc xác định vai trò họ là nhân viên bán hàng cao cấp hay một quản lý trên thị trường là rất khó. Bởi vậy mà hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về mô tả công việc giám đốc kinh doanh để nắm bắt.
1. Khái quát chung về vị trí công việc giám đốc kinh doanh
Vị trí giám đốc kinh doanh được cho là quan trọng trong cơ cấu quản trị bán hàng của bất kỳ một doanh nghiệp nào và sự chú tâm dồn tới “đội bán hàng” là nhiều hơn. Tức là giám đốc kinh doanh luôn phải đề ra các phương pháp để giúp tăng hiệu quả công việc, năng lực của đội ngũ nhân lực. Và hơn nữa chính ngoài trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ đó thì đây còn được cho là vị trí đại diện cho công ty với khách hàng tạo nên một mối liên kết bền chặt.
Doanh số luôn được cho là “mốc” tạo nên sự thành công hoặc dẫn tới thất bại cho vị trí công việc này bởi khi có doanh số mới đem lại lợi nhuận tương xưng với mức chi trả về lương. Luôn có sự chủ động cho việc mở rộng các mối quan hệ hàng ngày không chỉ trực tiếp với khách hàng mà còn là chính với đối thủ cạnh tranh để từ đó thấy được nhu cầu cần tới và nhận được sự yêu mến. Sự yêu mến đó ảnh hưởng không chỉ trong hiện tại mà còn là cả tương lai về sau.
2. Bản mô tả công việc của giám đốc kinh doanh chi tiết
2.1. Nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh cần thực hiện
Giám đốc kinh doanh cũng chính là vị trí quản lý bởi vậy mà nhiệm vụ thực hiện cũng giống như bất kỳ vị trí giám đốc nào khác với khối lượng công việc là sự tương xứng. Bao gồm từ việc tổ chức cơ cấu, lãnh đạo, kiểm tra cũng như đề ra các hoạch định cho sự phát triển chỉ là tại vị trí giám đốc kinh doanh thì sự chú tâm tới đội ngũ bán hàng là nhiều hơn.
Luôn nghĩ về làm sao để tạo nên một nguồn nhân lực chào hàng tốt nhất sao cho đạt được hiệu quả với sự cống hiến “sung sức” hết mình.
Có thể ví như giám đốc kinh doanh là người huấn luyện viên còn nhân viên bán hàng, chào hàng là vận động viên được huấn luyện vậy. Người giám đốc thông qua chính các nhân viên của mình với sự gắn kết, hợp tác hăng hái cho toàn thể đội ngũ hướng tới mục tiêu kinh doanh để đạt được con số cao nhất.
Bởi vậy mà việc quản lý đội ngũ bán hàng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và lớn lao luôn có sự thích giúp đỡ để hướng tới đạt được mục tiêu. Và đôi khi thì chính giám đốc kinh doanh cũng cần công nhận về vai trò của nhân viên cấp dưới và chấp nhận cho nhiều tình huống bản thân chỉ là người support cho nhân viên.
Hơn nữa thì với một nhiệm vụ cao cả hơn đó là luôn biết cách phát triển đội ngũ bán hàng của mình với sự hiệu quả. Vì một đội ngũ bán hàng với sự “máu lửa” hùng mạnh sẽ giúp tiến tới con số doanh thu vượt bậc đánh bại bất cứ đối thủ nào. Tuy nhiên, việc tìm được cho mình một đội ngũ bán hàng giỏi hoặc có sẵn về kinh nghiệm bán hàng thì lại khó khăn hơn. Do đó việc tận dụng nguồn nhân lực sẵn có và nâng cấp, rèn luyện học về công tác bán hàng mới là cách tiết kiệm chi phí tối ưu.
2.2. Bảng mô tả công việc giám đốc kinh doanh chi tiết
Giám đốc kinh doanh cần làm gì hàng ngày cũng như công việc của giám đốc kinh doanh được biểu hiện chi tiết ra sao? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay tại phần dưới đây để nắm bắt được điều mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên.
2.2.1. Đảm nhận việc lãnh đạo
Đảm nhận nhiệm vụ lãnh đạo là bản thân bạn sẽ cần xác định được hướng đi đúng của việc kinh doanh là luôn nhắm tới sự phát triển và lợi nhuận thu được. Để thông qua dây dựng được quy trình, cơ sở hạ tầng nền tảng tạo nên sự tăng trưởng kinh tế theo mức bền vững hơn.
Giám đốc kinh doanh là người đứng đầu cho các nhóm kinh doanh, nhóm marketing, nhóm PR cho tới đảm nhận quan hệ khách hàng để thông qua đó quản lý tiến tới đảm bảo rằng các chức năng doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ. Cũng như duy trì được các mối quan hệ hợp tác và phát triển lâu dài để từ đó đạt được mục tiêu, chiến lược đã đề ra.
Hơn nữa với sự lãnh đạo của mình giám đốc kinh doanh còn chỉ đạo chính bộ phận kinh doanh cho việc thực hiện các soạn thảo, đánh giá. Thông qua đó có thể thấy được quyết định được đưa ra về hoạt động kinh tế, kinh doanh của doanh nghiệp có thực sự tốt hay không?
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kinh doanh thiết bị y tế
2.2.2. Đảm nhận Marketing
Đây cũng được cho là một lĩnh vực mà giám đốc kinh doanh cần có sự chú trọng và quan tâm tới nhiều đặc biệt khi thời đại hiện nay công nghệ là nền tảng để phát triển. Chú tâm cho việc phát triển, mở rộng các chiến lược marketing, thông qua sự tập trung để thâm nhập sâu và thị trường biến đổi giúp doanh số được gia tăng. Cũng như đây cũng được cho là cách để có thể thu hút khách hàng nhiều hơn, “lôi kéo” khách hàng tiềm năng theo chính nhu cầu của thị trường cần tới.
Tất nhiên rằng khi các chiến lược được thực hiện và hoàn tất thì vị trí giám đốc này cũng đảm nhận chính vai trò là người giám sát hiệu quả. Để qua sự giám sát đó có thể nắm bắt được tình hình chính xác hơn cũng như có các chính sách, biện pháp can thiệp kịp thời đem lại hiệu quả.
Do đó mà thông qua chính công việc này mà giám đốc kinh doanh CCO và giám đốc marketing CMO sẽ thường có mối quan hệ mật thiết. Vì giám đốc kinh doanh đôi khi là sự xuất phát điểm thăng tiến từ nhân viên marketing trở thành.
2.2.3. Đảm nhận việc kinh doanh
Trong công tác kinh doanh của mình thì nhiệm vụ chính của vị trí giám đốc này sẽ là sự chủ động liên kết với các nhóm thiết kế cũng như nhóm phát triển để có thể xác định đặc điểm sản phẩm. Dựa trên những đặc điểm đã xác định, chúng ta có thể tiến hành quảng bá và giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp thông qua việc tiếp thị sản phẩm. Cũng như khi tiếp thị bạn sẽ là người chịu trách nhiệm về hiệu quả bán hàng của sản phẩm mình cung cấp đó.
Cạnh đó thì vấn đề kinh doanh bạn cũng sẽ là người có sự chủ động cho việc tìm kiếm về các kênh có thể sử dụng để qua đó có thể đạt được về các mục tiêu đề ra. Dù là thông qua bán hàng nội bộ hay cung cấp trực tiếp, chủ động cung cấp cho nhà phân phối thì việc chú tâm tới quản lý bán hàng, các yếu tố cho sản xuất, bán lẻ đề là quan trọng.
Hơn nữa sự chú tâm tới việc lên kế hoạch, giám sát quy trình thông qua đánh giá trên các yếu tố cũng là điều cần tới. Bởi thông qua đó giám đốc kinh doanh có thể điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh phù hợp hơn cho doanh nghiệp. Chủ động hơn cho việc đưa ra các quyết định, đề cập về kế hoạch liên quan phù hợp cho tất cả các vấn đề từ bán hàng, chăm sóc tới marketing tăng hiệu quả.
Tìm việc làm giám đốc kinh doanh
2.2.4. Thúc đẩy phát triển
Vai trò quản lý kết hợp với các giám đốc khác cấp cao sẽ thực hiện về việc xác định hướng đi tương lai cho doanh nghiệp thì bạn cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc xây dựng nên chiến lược. Các chiến lược tiến tới mục tiêu cho sự tăng trưởng bền vững, chủ động cho mở rộng quy mô doanh nghiệp theo hướng cạnh tranh. Xây dựng nên các chiến lược tốt nhất tạo nên các cơ hội song hành với mục đích tăng trưởng về doanh thu.
Khi đảm nhận vị trí này tức là bạn sẽ không dậm chân tại chỗ hay chủ động bằng lòng với thị trường sẵn có đó mà sẽ là phát triển thị trường mới hơn. Chủ động xây dựng các mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với chính khách hàng để tìm ra sự thiếu sót, tiến tới cải cách thị trường tiềm năng hơn. Dễ hiểu hơn là việc đi trước thị trường đi trước thời đại nắm bắt được xu hướng.
Ngoài ra trong công việc này thì giám đốc kinh doanh còn đảm nhận nhiệm vụ khác nữa. Nhiệm vụ về xây dựng ngân sách linh hoạt cho các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn để tạo nên lợi nhuận và tối ưu cho việc chi tiêu.
Xem thêm: Tìm việc làm giám sát kinh doanh
2.2.5. Đảm nhận về nhân sự
Ngoài về công việc liên quan trực tiếp cho kinh doanh thì nhân sự cũng là vấn đề mà giám đốc kinh doanh cũng có thể tham gia, đóng góp ý kiến. Từ việc đưa ra các yêu cầu về tuyển dụng tới tham gia đào nhân sự mới cho chính bộ phận về kinh doanh và mảng marketing liên quan của mình.
Có lẽ lý do rất đơn giản vì sao họ lại tham gia mảng này vì chính họ mới hiểu được nhu cầu về nguồn nhân lực của bộ phận cần tới là gì, đánh giá chuyên môn ứng viên tốt hơn. Thông qua đó mới lựa chọn được ứng viên tiềm năng cùng kiến thức nền tảng để thúc đẩy sự phát triển.
Hơn nữa là nhiệm vụ về việc duy trì một môi trường làm việc cùng sự hấp thu hút được ứng viên chất lượng hay kèm đó là các cơ chế quản lý phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu chiến lược.
Ngoài ra thì giám đốc kinh doanh còn thực hiện rất nhiệm công việc khác được chính cấp trên giao phó đặc biệt là khi đó là cần thiết cho sự phát triển doanh nghiệp.
>> Click tải ngay bản mô tả công việc giám đốc kinh doanh: mo-ta-cong-viec-giam-doc-kinh-doanh.docx
3. Yêu cầu đối với vị trí giám đốc kinh doanh
Giám đốc kinh doanh sẽ có những tiêu chuẩn riêng để có thể trở nên chuyên nghiệp và đảm nhận tốt các công việc được giao phó về mọi mặt. Đầu tiên, có lẽ chính là việc bạn cần tốt nghiệp trình độ đại học trở nên cho các chuyên ngành tương xứng như: Kinh doanh, Kinh tế, Marketing hay Thương mại tương đương. Cùng đó là về số năm kinh nghiệm cho quản lý sẽ được yêu cầu về mức 5 năm trong lĩnh vực liên quan kinh doanh hay tối thiểu về 3 năm ở vị trí quản lý trước đó.
Cạnh đó là các kỹ năng cho việc lãnh đạo, sử dụng ngôn ngữ phần mềm chuyên ngành chuyên nghiệp có thể tự lập kế hoạch nhận định được thị trường nhanh nhất. Thông qua đó có thể phân tích thị trường tốt hơn, nắm bắt được xu thế và qua sự giao tiếp thành thạo để có thể truyền đạt và giải quyết các vấn đề tốt nhất.
Sự trung thực, chủ động thực hiện tốt về trách nhiệm cùng với việc quyết đoán trong giải quyết vấn đề cũng được cho là một yếu tố cần thiết dành cho bạn. Vì thông qua công việc áp lực là rất nhiều, đi công tác thường xuyên hơn bởi vậy mà các kỹ năng đó sẽ là điều kiện thúc đẩy bạn chịu được áp lực gắn bó với công việc lâu hơn.
4. Đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh bạn được gì?
Quyền lợi bạn nhận được cho cấp quản lý có lẽ sẽ khác biệt rất nhiều so với vị trí khác bởi công sức bạn bỏ ra là nhiều hơn cống hiến hết mình cho nhiệm vụ giao phó. Ngoài về mức lương cơ bản giao động thi 15 - 20 triệu/ tháng thì bạn còn có các mức thưởng về trợ cấp trách nhiệm công việc, mức thưởng về doanh thu nhận được. Mức lương chính và cao nhất có lẽ chính là mức thưởng về doanh thu đạt được thông qua quá trình lãnh đạo đội nhóm của mình.
Hơn nữa các quyền lợi về bảo hiểm, thưởng tết lễ, các ngày nghỉ, làm việc tăng ca làm việc, khoản chu cấp cho công tác,...sẽ là điều đương nhiên bạn được hưởng theo quy định pháp luật và quy định công ty. Điều đó có thể thấy môi trường làm việc của bạn là tốt hơn rất nhiều, vậy nên hãy thử sức cho bản thân tạo nên điều mới mẻ.
5. Định hướng phát triển tương lai về vị trí giám đốc kinh doanh
Thông thường vị trí này sẽ xuất hiện tại các doanh nghiệp với quy mô phát triển lớn còn về các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa sẽ ít xuất hiện hơn. Vậy để nhắc tới tương lai nghề nghiệp của vị trí này ra sao, đặc biệt khi nước ta mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa lại nhiều hơn.
Chiến lược kinh doanh với ngành công nghiệp hiện đại thì luôn thay đổi và không có sự cố định nào chỉ là mục tiêu sẽ luôn là hướng tới người tiêu dùng. Nếu trở thành một giám đốc kinh doanh thì bạn sẽ cần đảm bảo được luôn theo kịp được sự thay đổi của thị trường đó thì mới có thể thành công. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần tới vai trò của vị trí này nhưng theo xu thế thì các doanh nghiệp lại có chiều hướng đưa vị trí này và cơ cấu điều hành.
Bởi vậy mà lựa chọn theo đuổi vị trí này là không sai và bạn có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Và để nắm bắt được tin tuyển dụng nhanh, mới nhất thì bạn hãy quay trở lại ngay trang chủ với work247.vn để có thể lựa chọn. Lựa chọn về cơ hội cho tương lai rộng mở với công tác làm việc cho một nhà quản lý.
Mong rằng với tất cả thông tin được chia sẻ hôm nay của work247.vn về mô tả công việc giám đốc kinh doanh sẽ giúp bạn thành công hơn cho việc lựa chọn cơ hội thành công.
1162 0