Tổ chức kinh tế là gì? Khái niệm và đặc điểm của tổ chức kinh tế

Theo dõi work247 tại
Bảo Vy tác giả work247.vn Tác giả: Bảo Vy

Tổ chức kinh tế là hoạt động được nhắc đến khá nhiều trong tổ chức kinh doanh tại một doanh nghiệp. Vậy tổ chức kinh tế là gì? Khái niệm và đặc điểm hình thành của một tổ chức kinh tế là như thế nào? Hãy cùng work247.vn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về tổ chức kinh tế

1.1. Tổ chức kinh tế là gì? 

Căn cứ theo Điều 3 bộ Luật đầu tư 2013 có đưa ra quy định về tổ chức kinh tế như sau:

Tổ chức kinh tế được hiểu là tổ chức được thành lập và hoạt động dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam mà ở đó bao gồm doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã và các tổ chức khác cùng thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Ngoài ra, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế mà ở đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông tham gia vào hoạt động đầu tư.

Tổng quan về tổ chức kinh tế
Tổng quan về tổ chức kinh tế

1.2. Ví dụ về tổ chức kinh tế

Một công ty với số vốn đầu tư 100% từ nước ngoài, liên kết liên doanh với các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài thì theo khoản 21 điều 3 Luật đầu tư số số 61/2020/QH14 cũng sẽ được gọi là một tổ chức kinh tế. Ngoài ra những công ty cổ phần, công ty TNNH, công ty tư nhân cũng là một tổ chức kinh tế.

Xem thêm: Giải đáp: Tổ chức là gì? Đặc trưng, phân loại và thông tin khác

2. Đặc điểm và hình thức hoạt động của tổ chức kinh tế

2.1. Đặc điểm của một tổ chức kinh tế

Cần xác định rõ ràng như thế nào là một tổ chức kinh tế tránh nhầm lẫn với các hộ gia đình kinh doanh phải đảm bảo không quá mười người lao động, không có con dấu, không phải là tổ chức kinh tế. Trong trường hợp hộ kinh doanh có quá 10 người lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng luật doanh nghiệp Việt Nam thì khi đó mới trở thành tổ chức kinh tế. Tổ chức kinh tế mang đặc điểm như sau: 

Thứ nhất, có tư cách và ngoại trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thứ hai, thực hiện hình thức hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích phát triển kinh tế.

Thứ ba, sử dụng vốn điều lệ, cơ cấu tổ chức rõ ràng.

Thứ tư, có các thông tin cụ thể, sử dụng tên riêng, có địa chỉ văn phòng và có tài sản để hoạt động.

Thứ năm, tổ chức kinh tế được đăng ký thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm của một tổ chức kinh tế
Đặc điểm của một tổ chức kinh tế

2.2. Hình thức hoạt động của một tổ chức kinh tế

2.2.1. Kinh tế quốc doanh 

Hình thức hoạt động này được củng cố và phát triển ở những ngành và lĩnh vực chủ chốt. Nó nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

2.2.2. Kinh tế tập thể

Hình thức kinh tế tập thể được hình thành và phát triển do công dân góp vốn và kết hợp để hợp tác sản xuất, kinh doanh. Nó được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như tự nguyện để đôi bên cùng có lợi. 

2.2.3. Kinh tế gia đình

Đây là hình thức kinh tế tự phát của một số hộ gia đình có nguyện vọng và mong muốn sở hữu doanh nghiệp, kinh doanh phát triển. Hình thức này luôn được ủng hộ và khuyến khích.

2.2.4. Kinh tế cá nhân

Hình thức kinh tế này xuất phát từ kinh tế tư bản với hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Thành lập doanh nghiệp mà không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong mọi ngành nghề nó mang lại lợi ích cho người dân.

3. Điều kiện và thủ tục để thành lập một tổ chức kinh tế 

3.1. Điều kiện để thành lập một tổ chức kinh tế

Về mặt cơ sở pháp lý: Theo Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Luật doanh nghiệp 2019 Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế phải theo quy định pháp luật của Việt Nam. Khi muốn thành lập nhà đầu tư nước ngoài cần phải có dự án đầu tư và giấy chứng nhận hoàn thành các thủ tục đầu tư.

Vốn điều lệ nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế trong một tổ chức nào trừ các công ty như : chứng khoán, niêm yết, doanh nghiệp nhà nước,... và các công ty quốc tế mà có CHXHCN Việt Nam là thành viên.

Điều kiện để thành lập một tổ chức kinh tế
Điều kiện để thành lập một tổ chức kinh tế

Hình thức đầu tư và phạm vi hoạt động của tổ chức phải tham gia thực hiện các hoạt động đầu tư và đáp ứng yêu cầu của CHXHCN Việt Nam

Hơn nữa, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, chứng khoán hay các quỹ đầu tư theo quy định pháp luật không được hạn chế.  Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước có cổ phần hoá theo quy định của pháp luật về cổ phần và chuyển đổi hoá doanh nghiệp nhà nước.

3.2. Thủ tục để thành lập một tổ chức kinh tế 

Căn cứ theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP, Điều 44 các thủ tục đầu tư  để thành lập một tổ chức kinh tế tại Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Đảm bảo thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 29, 30, 31 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP.

Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo Luật doanh nghiệp Việt Nam. Thủ tục này bao gồm: giấy chứng nhận, hồ sơ. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần nộp hồ sơ thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định đề ra. Tiếp đó nhà đầu tư cần nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thủ tục để thành lập một tổ chức kinh tế
Thủ tục để thành lập một tổ chức kinh tế 

Thời gian giải quyết thủ tục cho nhà đầu tư là 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Ngoài những giấy tờ nêu trên nhà đầu tư không cần nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.

4. Vai trò và hoạt động của một tổ chức kinh tế tại Việt Nam

4.1. Vai trò của một tổ chức kinh tế

Một tổ chức kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp cũng như sự phát triển của xã hội hiện nay. Nó tạo ra nhiều cơ hội việc làm, thu nhập ổn định hơn cho người những lao động giúp họ cải thiện lại cuộc sống. Là yếu tố quyết định góp phần cho sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế của đất nước. Giải quyết được những vấn đề khó khăn của xã hội  và tác động trực tiếp đến cơ cấu nền kinh tế nước nhà.

Vai trò của một tổ chức kinh tế
Vai trò của một tổ chức kinh tế

4.2. Các hoạt động của tổ chức kinh tế tại Việt Nam

Hiện nay ở những nước đã và đang phát triển như Việt Nam thì tổ chức kinh tế là không thể thiếu. Các hoạt động tổ chức kinh tế tại nước ta được hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau như kinh tế quốc doanh, kinh tế tư nhân, tập thể và kinh tế hộ gia đình. 

Xem thêm: Bật mí nhà đầu tư tổ chức là gì? Khai niệm và đặc điểm nổi bật

5. Ai có quyền thành lập một tổ chức kinh tế? 

Các trường hợp sau đây sẽ có quyền thành lập một tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Nhà đầu tư có quyền thành lập tổ chức kinh tế theo cơ chế nhà đầu tư nước ngoài

Các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý tổ chức kinh tế doanh nghiệp tại Việt Nam trừ một số trường hợp cá biệt. Ngoài ra, những cá nhân mà đáp ứng đầy đủ quy định cũng có quyền thành lập tổ chức kinh tế theo nguyện vọng.

Ai có quyền thành lập một tổ chức kinh tế?
Ai có quyền thành lập một tổ chức kinh tế? 

Trên đây là nội dung bài viết Tổ chức kinh tế là gì work247.vn muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về một tổ chức kinh tế và cách thức thành lập một tổ chức kinh tế tại Việt Nam!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem387 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT