Giám sát tín dụng là gì? Sự cần thiết của hoạt động giám sát tín dụng
Theo dõi work247 tạiĐể đảm bảo mọi hoạt động tài chính tín dụng của ngân hàng diễn ra thuận lợi và an toàn, nhất thiết cần phải có hoạt động giám sát tín dụng. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm rõ giám sát tín dụng là gì và giám sát tín dụng để làm gì? Vậy nên, hôm nay work247.vn sẽ giúp bạn sáng tỏ vấn đề đó.
1. Giám sát tín dụng là gì?
Giám sát tín dụng là hành động được thực hiện bởi ngân hàng, theo dõi hoạt động tài chính và những thay đổi trong hoạt động tài chính của người đi vay nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn, đảm bảo khách hàng tuân thủ theo đúng thỏa thuận đã được đưa ra trong hợp đồng tín dụng. Hoạt động giám sát tín dụng có thể được thực hiện từ đầu, ngay khi ngân hàng cung cấp vốn vay cho cá nhân, tổ chức đi vay và kết thúc khi cá nhân, tổ chức đó hoàn trả toàn bộ số vốn và tiền lãi đã vay theo đúng hợp đồng tín dụng.
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định: Khách hàng đi vay phải đảm bảo khoản vay đó được sử dụng đúng mục đích và ngân hàng có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng.
Trong quá trình thu hồi tiền lãi và các khoản phải trả, ngân hàng sẽ phân loại tài sản của khách hàng thành các danh mục tài khoản gồm Tài sản chuẩn, Tài sản có, Tài sản nghi ngờ và Tài sản có tổn thất. Căn cứ vào thời gian không trả được nợ và khả năng bảo mật của tài khoản, ngân hàng sẽ hạ tài khoản tương đối xuống thành tài sản đáng ngờ hoặc mất mát. Từ đó, các khoản đi vay của khách hàng trong trường hợp này gọi là Tài sản không hoạt động.
Do vậy, ngân hàng cho vay luôn phải đối mặt với thách thức để đảm bảo các tài khoản đi vay nằm trong danh mục tiêu chuẩn, dẫn đến hoạt động giám sát hoạt động tài chính của khách hàng. Ở nhiều ngân hàng, sẽ có một bộ phận riêng, hoạt động độc lập, thực hiện chức năng giám sát tài khoản.
Bộ phận giám sát tín dụng này sẽ làm việc liên tục để xử lý các tài sản tiêu chuẩn và tài sản dưới tiêu chuẩn không được phục hồi. Họ sẽ chú ý nhiều hơn đến các tài sản tiêu chuẩn thường xuyên nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn, có dấu hiệu sai lệch và xếp các tài khoản này vào danh mục theo dõi cần được giám sát liên tục.
Xem thêm: Quản lý tín dụng là gì? Mô tả công việc quản lý tín dụng chi tiết nhất
2. Tại sao cần giám sát tín dụng?
2.1. Đảm bảo mục đích sử dụng vốn
Khai báo mục đích sử dụng vốn là một mục cố định trong hợp đồng tín dụng. Mục đích sử dụng vốn mà người vay cung cấp sẽ là cơ sở để ngân hàng xét duyệt khoản cho vay và theo dõi liệu khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không.
Giám sát tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quy định là quyền của ngân hàng cho vay. Và nếu theo đúng quy định thì ngân hàng cho vay có thể thực hiện hoặc không thực hiện việc giám sát tín dụng. Tức hoạt động giám sát là quyền mà không phải nghĩa vụ hay trách nhiệm của ngân hàng.
Tuy nhiên, tại khoản 3, Điều 94, Luật các tổ chức tín dụng có quy định cụ thể việc theo dõi, kiểm tra, giám sát tín dụng của ngân hàng cho vay đối với khách hàng là quyền và nghĩa vụ. Thêm vào đó, tại Điều 360, Bộ luật Hình sự 2015 vẫn duy trì một tội trạng mang tên “ Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Do vậy, để tránh trường hợp rủi ro khách hàng đi vay không thể hoàn trả khoản vay theo đúng thỏa thuận ban đầu, trong đó có liên quan đến việc ngân hàng cho vay không kiểm tra giám sát khoản vay, dẫn đến những thất thoát nghiêm trọng đối với ngân sách thì ngân hàng cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Chính vì vậy, ngân hàng nhất thiết phải thực hiện kiểm tra, giám sát các khoản vay của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đủ theo những cam kết trước đó tại hợp đồng tín dụng. Mọi hoạt động tài chính liên quan đến khoản vốn sau vay sẽ được theo dõi sát sao, đặc biệt với các hoạt động bất ổn nhằm ngăn ngừa và hạn chế xu hướng rủi ro và mặt pháp lý và đạo đức.
2.2. Kiểm soát rủi ro
Giám sát để đảm bảo các tài sản vẫn nằm trong danh mục tiêu chuẩn. Các tổ chức tín dụng thường sẽ đánh giá và phân chia các khoản mục tài sản tuy nhiên, họ không thể điều phối để duy trì các mức an toàn nhất định cho các danh mục tài sản. Các hoạt động tài chính được thực hiện sau khi khách hàng đi vay sẽ tác động đến mức độ an toàn, quyết định đến việc tài sản tiêu chuẩn có bị hạ cấp xuống thành tài sản dưới tiêu chuẩn và tài sản có tính đe dọa rủi ro cao hay không.
Giám sát hiệu quả sẽ cung cấp các dữ liệu đầu vào cho quản lý rủi ro danh mục tài sản. Từ đây, ngân hàng và bộ phận giám sát có thể thiết lập kế hoạch giám sát kịp thời, giảm thiểu rủi ro ngân hàng không thể thu hồi được nợ dẫn đến những bất lợi nghiêm trọng trong các hoạt động tài chính của ngân hàng
Xem thêm: Các loại rủi ro tín dụng trong ngân hàng thường gặp
3. Nội dung giám sát
An toàn đối với khoản vay là điều nhất thiết mà mỗi tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cho vay đều phải đảm bảo được. Sự an toàn phụ thuộc vào các yếu tố rủi ro và mức độ chấp nhận của ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có những phương thức riêng để thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng nhưng chủ yếu họ vẫn sẽ thực hiện trên cơ sở những nội dung work247.vn tổng hợp sau đây:
3.1. Theo dõi khoản vay
Ngân hàng sẽ lên kế hoạch và liệt kê những dữ liệu của khách hàng cần phải kiểm tra sau đó cử cán bộ giám sát về trụ sở làm việc của doanh nghiệp để kiểm tra giấy tờ như: Hồ sơ, chứng từ, báo cáo sổ sách theo dõi hạch toán của khách hàng, các chứng từ hóa đơn chứng minh cho các giao dịch mua bán đúng mục đích và không vi phạm pháp luật.
Từ dữ liệu cơ sở đó, các chuyên viên giám sát sẽ phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính và đảm bảo an toàn tín dụng của khách hàng.
3.2. Đánh giá và xếp hạng tín dụng theo mức độ rủi ro
Trong suốt quá trình cho vay, ngân hàng sẽ phải liên tục giám sát danh mục tín dụng để có các hành động kịp thời nhận biết đánh giá rủi ro để ứng phó kịp thời, bảo vệ quyền lợi từ phía ngân hàng. Các mức độ rủi ro có thể thay đổi liên tục tùy theo tình hình trả nợ của khách hàng.
Phương pháp giám sát, đánh giá và xếp hạng mức độ rủi ro của khoản vay thường được sử dụng là phương pháp so sánh.
3.3. Nắm bắt các dấu hiệu cảnh báo
Các dấu hiệu cảnh báo được ngân hàng chia thành các loại:
- Dấu hiệu cảnh báo tài chính: hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, doanh thu giảm liên tục, các khoản mục Chi phí khác trên Bảng cân đối kế toán tăng bất thường, liên tục phát hành cổ phiếu…
- Dấu hiệu phi tài chính: Các dấu hiệu không trực tiếp liên quan đến con số tài chính nhưng lại tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông tin trong ngân hàng: các thông tin được cung cấp từ nội bộ ngân hàng, có bằng chứng xác đáng.
- Dấu hiệu của các hoạt động vi phạm pháp luật
3.4. Các giai đoạn theo dõi
Việc tiến hành cho vay tín dụng sẽ được giám sát liên tục từ thời điểm khách hàng bày tỏ nguyện vọng muốn được vay vốn đến khi được vay và khi hoàn trả đầy đủ khoản vay. Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin mà ngân hàng yêu cầu trước khi giải ngân, trong khi giải ngân, ngân hàng sẽ căn cứ vào hoạt động của khách hàng mà tiến hành giải ngân phù hợp. Và cuối cùng là kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của khách hàng đối với khoản vay trước khi khách hàng hoàn trả đầy đủ.
Nói tóm lại, giám sát tín dụng là quyền mà ngân hàng có thể thực hiện đối với khách hàng tín dụng của mình. Các bộ luật liên quan cũng đã nói rõ việc kiểm tra giám sát này thuộc trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng. Do đó để đảm bảo duy trì mức độ tín dụng tốt nhất thì phải cần đến sự hợp tác đôi bên giữa người cho vay và người đi vay.
Cuối cùng, work247.vn hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được khái niệm Giám sát tín dụng là gì và các thông tin liên quan đến hoạt động giám sát của ngân hàng.
451 0