Quản lý tín dụng là gì? Mô tả công việc quản lý tín dụng chi tiết nhất
Theo dõi work247 tạiCông việc quản lý ứng dụng là vị trí có rất nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến nó. Tuy nhiên, việc tìm hiểu thông tin vẫn rất mơ hồ và chưa hiểu rõ chi tiết về tính chất của công việc từ đó có những tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Cho nên bài viết này sẽ giúp các bạn gỡ bỏ những thắc mắc về công việc. Vậy hãy đi tìm hiểu luôn về quản lý tín dụng là gì? Mô tả công việc quản lý ứng dụng chi tiết nhất nhé.
1. Quản lý ứng dụng là gì?
Quản lý tín dụng chính là làm những công việc kiểm soát, thẩm tra, rà soát các bộ hồ sơ tín dụng - hồ sơ vay vốn tại ngân hàng, trợ giúp khách hàng có đầy đủ điều kiện để giải ngân.
Sau khi đã được giải ngân, quản lý tín dụng cũng phải quản lý hồ sơ, quá trình sử dụng vốn của khách hàng trong suốt thời gian vay và trả nợ.
Đối với công việc này còn được gọi với nhiều tên gọi khác như nhân viên hỗ trợ tín dụng hay chuyên viên hỗ trợ kinh doanh.
Xem thêm: Cách giải quyết các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay
2. Quản lý tín dụng cần làm những công việc gì?
Dưới đây là thông tin mô tả công việc quản lý tín dụng, giúp bạn có được cái nhìn rõ nét nhất về công việc của một quản lý tín dụng.
2.1. Nghiệp vụ triển khai cấp phát và quản lý tín dụng
Tiếp nhận và kiểm tra tất cả các bản hồ sơ giấy tờ chính liên quan đến quyền sở hữu tài sản phải được đảm bảo. Làm công tác bàn giao và bảo quản các loại giấy tờ theo đúng quy định.
Thẩm trả mọi loại giấy tờ đã tuân thủ và hợp lệ đã được cấp phép cho vay.
Theo dõi công việc và hoàn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ bảo lãnh của các chuyên viên quan hệ khách hàng. Hướng dẫn chuyên viên quan hệ khách hàng bổ sung các loại giấy tờ, hoàn thiện các nội dung chưa được làm đúng quy định để đảm bảo tính chính xác của hồ sơ.
Phối hợp với các bộ phận khác để kiểm soát chất lượng tín dụng, kiểm soát các giấy tờ hồ sơ cấp tín dụng
Tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra thủ tục giải ngân, xử lý giấy chứng từ sử dụng vốn, xem xét các phương án vay vốn, xử lý giao dịch giải ngân theo quy trình đã được đề ra theo quy định.
Cập nhật hạn mức cho vay, hạn mức tín dụng, hạn mức bảo lãnh, phát hành L/C trả ngay, L/C chậm,... điều chỉnh lãi suất tiền cho vay theo đúng quy định.
Nắm bắt tình hình dư nợ, đối chiếu dư nợ với các bộ phận liên quan trước khi giải chấp. Hoàn trả bản chính và các giấy tờ quyền sở hữu tài sản của khách hàng bảo đảm khi hoàn tất.
2.2. Nghiệp vụ quản lý nợ và các loại rủi ro
Để quản lý dư nợ, quản lý bảo lãnh phải được dựa trên nhiều danh mục như lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay hay hạn mức tín dụng.
Lập các bảng thống kê danh sách khách hàng đến hạn thanh toán hoặc đã quá hạn trả lãi để thu hồi nợ.
Theo dõi quá trình diễn biến thu hồi nợ, kiểm soát tình trạng nợ và tỷ lệ nợ xấu đang diễn ra.
Lập các bảng kế hoạch xử lý những trường hợp nợ quá hạn, đưa ra các kế hoạch dự phòng rủi ro.
Tham gia cùng những bộ phận có liên quan để đối chiếu dư nợ cho vay và các tài sản đảm bảo
Dựa trên lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, loại hình và hạn mức tín dụng để quản lý dư nợ và quản lý bảo lãnh.
2.3. Lưu trữ và bảo quản hồ sơ tín dụng
Quản lý tín dụng khi đảm nhận nhiệm vụ này cần phải sắp xếp và bảo mật tuyệt đối về giấy tờ các loại hồ sơ được lưu trữ.
Lưu giữ và quản lý hồ sơ cho việc thực hiện các thủ tục cho việc xuất nhập và quản lý tài sản đảm bảo theo đúng quy định.
3. Kỹ năng cần có của công việc quản lý tín dụng
Để trở thành một quản lý tín dụng là điều không hề dễ, bởi công việc có những tính chất nghiệp vụ rất phức tạp, người đảm nhận vị trí này cần phải trang bị cho bản thân có những kỹ năng, kinh nghiệm xử lý ở một mức độ nhất định để thực hiện công việc được suôn sẻ, thuận lợi.
3.1. Yêu cầu về kỹ năng
3.1.1. Không sợ vấn đề rủi ro
Qua thông tin được cung cấp ở phần trên, chắc hẳn đã có nhiều người biết về công việc của quản lý tín dụng. Lĩnh vực này tín dụng cho vay chắc chắn đều có những rủi ro khó có thể tránh khỏi. Tất cả các hồ sơ vay vốn cá nhân hay các doanh nghiệp lớn đều có những rủi ro có thể xảy ra.
Với vai trò là một nhà quản lý tín dụng, đảm nhận được chức vụ bạn cần nhìn thấy được những rủi ro phía trước có thể sẽ xảy ra. Lập các kế hoạch để hạn chế được những rủi ro đó. Đảm bảo định mức giải ngân sao cho hợp lý cho khách hàng. Ngoài ra thì công việc cần bạn phải cân bằng giữa tiếp thị, mở rộng thị trường khách hàng và chuẩn bị một tâm lý vững để có thể đối diện với những rủi ro ngoài ý muốn xảy ra.
Nhiều sự lo lắng hay e dè về vấn đề rủi ro từ đó dẫn đến những mặt hạn chế trong sự nghiệp của vị trí quản lý tín dụng.
3.1.2. Biết lắng nghe
Trong các loại ngành nghề dịch vụ lắng nghe luôn là kỹ năng gây thiện cảm được với khách hàng. Hãy lắng nghe đầy đủ yêu cầu từ cấp trên và các thông tin từ khách hàng để bạn tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ và phân tích một cách đúng đắn.
Lắng nghe giúp bạn chắt lọc những thông tin quan trọng, cần thiết với mục đích dễ dàng trao đổi công việc đi được vào trọng tâm vấn đề giúp rút ngắn thời gian đàm phán trao đổi.
Ở mọi ngành nghề nào cũng đòi hỏi bạn có một tư duy, kiến thức về nghiệp vụ một cách rõ ràng, rành mạch, chắc chắn và bền vững. Công việc quản lý tín dụng cũng vậy.
Những phát ngôn với cấp trên hoặc với các đồng nghiệp cũng cần sự mạch lạc, rành mạch và có hệ thống. Cần đưa được quan điểm ra một cách rõ để người nghe có thể hiểu đủ và đúng vấn đề bạn muốn truyền đạt. Từ đó bạn sẽ dễ dàng gây dựng được lòng tin và sự uy tín của bản thân đến với người khác.
3.2. Yêu cầu về nghiệp vụ
Khi đảm nhận vị trí quản lý tín dụng bạn cần nắm vững 4 nghiệp vụ chính sau để tránh mất thời gian bỏ sót các giai đoạn khi làm việc.
3.2.1. Nghiệp vụ tín dụng
Ở nghiệp vụ này bạn cần nắm rõ được những kiến thức tổng quan về hình thức cấp tín dụng, loại hình và các phương thức cho vay, các phương tiện thanh các và các loại quy trình thực hiện cơ bản nhất. Và một số loại kiến thức có liên quan.
3.2.2. Nghiệp vụ tài sản bảo đảm
Bạn cần phải hiểu rõ về các bước quy trình đăng ký giao dịch đảm bảo, những yếu tố pháp lý, tính hợp pháp, tính sở hữu tài sản bảo đảm để đưa ra được những đánh giá phù hợp với phía bên ngân hàng.
3.2.3. Nghiệp vụ hạch toán kế toán
Với nghiệp vụ này, người đảm nhiệm cần hiểu rõ và vận dụng tốt, tối đa các kiến thức cơ bản về kế toán ngân hàng.
3.2.4. Nghiệp vụ quy định cơ bản theo văn bản pháp luật
Làm quản lý tín dụng bạn cần am hiểu về luật để khi xảy ra những trường hợp rủi ro, bạn có thể dễ dàng đàm phán, thương lượng. Bạn cần biết và nắm một số luật như luật doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản, nhà ở. Không chỉ vậy bạn cần linh hoạt hơn nắm vững các văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động tín dụng.
Xem thêm: Các loại rủi ro tín dụng trong ngân hàng thường gặp
4. Cơ hội việc làm
Bạn không nên bỏ lỡ công việc này khi biết rằng cơ hội việc làm của quản lý tín dụng vô cùng hấp dẫn.
Tín dụng luôn là trong những mảng kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận lớn nhất. Là một trong những mảng kinh doanh của nhiều ngân hàng. Vì thế cơ hội việc làm trong lĩnh vực này luôn rộng mở với mọi ứng viên có nhu cầu hướng đến.
Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, trẻ trung mang tính chất cạnh tranh cao. Làm việc với tính thần xây dựng phát triển. Tính chất minh bạch được đề cao. Chính vì thế vị trí công việc này được nhiều bạn trẻ hướng đến để phát triển sự nghiệp của bản thân.
Với mức thu nhập ổn định. Nhiều các ngân hàng có mức đãi ngộ khá tốt. Trung bình thu nhập cho vị trí này sẽ dao động từ 7 cho đến 12 triệu đồng. Với mức lương ổn định, tạo sự gắn bó lâu dài, cơ hội phát triển lên cao các vị trí khác.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà work247.vn muốn đề cập đến công việc quản lý tín dụng cũng như mô tả công việc quản lý tín dụng chi tiết nhất. Hy vọng với những kiến thức được đề cập bên trên, giúp người đọc có những hiểu biết rõ và chính xác nhất về công việc của quản lý tín dụng. Để từ đó đưa được ra những phương hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân.
428 0