Cách giải quyết các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay
Theo dõi work247 tạiTranh chấp hợp đồng tín dụng là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay, giải quyết những tranh chấp này sẽ góp phần bảo vệ các quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân và giữ gìn an ninh, trật tự cho xã hội. Vậy có biết các dạng tranh chấp của hợp đồng tín dụng này không? Hãy cùng work247.vn đi khám phá nhé.
1. Có các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng nào phổ biến?
1.1. Thế nào là tranh chấp hợp đồng tín dụng?
Tại điều khoản 463 được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có sự thỏa thuận giữa các bên cho vay và bên vay, khi đến thời hạn quy định, bên vay phải hoàn trả lại tài sản theo đúng nội dung trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Nếu thực hiện hiện sai thường dẫn đến tranh chấp.
Hợp đồng tín dụng là một phần của hợp đồng vay tài sản, theo đó bên cho vay là các tổ chức tín dụng, chủ yếu là các ngân hàng, giao cho bên vay một lượng tài sản nhằm phục vụ cho những mục đích hợp pháp trong khoảng thời gian nhất định. Bên vay phải hoàn trả lại cả gốc lẫn lãi theo quy định của pháp luật và hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn được phát sinh từ những việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ giữa bên vay và bên cho vay. Đây thường là những tranh chấp về lãi suất, nợ, giải ngân, xử lý tài sản…Các bên vay trong trường hợp này có cả những cá nhân, tổ chức không đăng ký kinh doanh, mục đích sử dụng tài sản không hướng đến lợi nhuận và cả những cá nhân, tổ chức sử dụng vào mục đích kinh doanh có đăng ký và hướng đến lợi nhuận.
Trong khoản thời gian gần đây, có rất nhiều những vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng ở lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Ghi nhận tại các tòa án, các tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tăng lên theo từng này và phức tạp hơn.
Xem thêm: Chuyên viên hỗ trợ tín dụng là gì? Họ có tầm quan trọng ra sao?
1.2. Các dạng tranh chấp về hợp đồng tín dụng
Hiện nay, trong hợp đồng tín dụng xảy ra rất nhiều tranh chấp từ các khía cạnh khác nhau, vì thế mà các dạng tranh chấp cũng đã trở nên nhiều hơn. Dưới đây là các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng chủ yếu:
1.2.1. Tranh chấp về chủ thể ký kết của hợp đồng
Ngay từ khi hợp đồng tín dụng được ký kết thì các bên đều cần phải xác định đúng chủ thể ký kết vì nó có rất nhiều sức ảnh hưởng đến hiệu lực cũng như việc thực hiện của hợp đồng. Việc xác định không đúng chủ thể sẽ khiến cho hợp đồng bị vô hiệu, gây ảnh hưởng đến tổ chức đó.
Đây là tranh chấp thường xảy ra phổ biến nhất, nhưng nó không phải là tranh chấp phức tạp, nhất là khi có một bên chủ thể là nước ngoài.
1.2.2. Tranh chấp khi có phát sinh vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
Sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng, các bên đều phải có nghĩa vụ thực hiện theo những nội dung, yêu cầu đã được thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bên cho vay hoặc bên vay vi phạm nghĩa vụ của Hợp đồng, cụ thể:
Đối với bên cho vay: trong thời gian hợp đồng vẫn có hiệu lực mà bên cho vay không thực hiện nghĩa vụ giải ngân, điều đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của vay, hậu quả kéo theo là khả năng của bên vay sẽ thấp hơn.
Còn đối với bên vay, các phát sinh thường dẫn đến việc vi phạm của hợp đồng chủ yếu là khi đến thời hạn trả nợ gốc và lãi. Chẳng hạn như đến thời điểm đáo hạn, việc kinh doanh của bên vay không thuận lợi, chưa thu nhập ổn định để đảm bảo đủ số tài sản phải trả lại bên cho vay.
1.2.3. Tranh chấp trong công tác xử lý tài sản đảm bảo
Tranh chấp này thường xảy ra tương đối nhiều, chủ yếu bắt đầu từ khâu thẩm định giá về tài sản đảm bảo của nhân viên tín dụng. Nếu như ngay từ đầu, việc xác định giá của các tài sản này không chính xác ngay từ đầu thì các việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ không hiệu quả và nguồn vốn thu về sẽ không cao.
1.2.4. Tranh chấp về pháp luật để giải quyết các tranh chấp
Hiện nay, pháp luật mang đến cho mọi người nhiều cách thức giải quyết các mâu thuẫn khác nhau. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cách giải quyết có thể nói đến như hòa giải, thương trọng tài và tòa án. Nhưng nếu như ngay từ đầu các bên ký kết không có sự thống nhất chung về cơ quan giải quyết những mâu thuẫn nếu có thì sẽ dễ dàng dẫn đến tranh chấp.
Việc xác định rõ các bên giải quyết mâu thuẫn cũng góp phần nào giúp cho hoạt động giữa hai bên trở nên thuận lợi hơn.
Nếu như không xác định chủ thể giải quyết ngay từ đầu, thì khi có phát sinh, bên tranh chấp có tài sản đảm bảo thì họ sẽ có thể tranh chấp về luật áp dụng để giải quyết các mâu thuẫn này.
Xem thêm: Các loại rủi ro tín dụng trong ngân hàng thường gặp
2. Các giải quyết tranh chấp
2.1. Các yêu cầu để giải quyết các tranh chấp
Các tranh chấp nếu có xảy ra thì cần được giải quyết một các kịp thời, đúng đắn tuân thủ theo đúng quy định của Pháp luật để hạn chế những thiệt hại ở mức thấp nhất.
Các thông tin về hoạt động kinh doanh, các thông tin nội bộ giữa hai bên cần được giữ uy tín trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn.
Quá trình giải quyết mâu thuẫn phải được thực hiện trên tính dân chủ nhằm giảm thiểu chi phí.
2.2. Giải quyết thông qua bên trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức được dùng khá phổ biến, mâu thuẫn được giải quyết dựa theo sự tiến hành, điều khiển của Luật Trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực hoạt động thương mại, từ các bên có ít nhất một bên hoạt động trong lĩnh vực thương mại, các lĩnh vực được quy định xử lý bằng trọng tài.
2.3. Giải quyết bằng tòa án
Các mâu thuẫn, tranh chấp từ các hoạt động tín dụng sẽ được tòa án giải quyết xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng quyết định, tự định đoạt vấn đề đương sự; các đương sự phải có nghĩ cụ cung cấp cho tòa án CMND hoặc CCCD để minh chứng bản thân; bình đẳng các quyền và nghĩa vụ, nguyên tắc hòa giải, xử lý công bằng, công khai và các nguyên tắc trong xét xử khác.
Có hai trường hợp có thể xảy ra khi sử dụng Tòa án là cơ quan để giải quyết tranh chấp:
Tranh chấp là vụ án dân sự thông thường, nếu hợp đồng tín dụng xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức không đăng ký hoạt động kinh doanh và bên vay không sử dụng tín dụng vào những mục hướng đến việc thu lợi nhuận.
Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh nếu hợp đồng tín dụng được xác lập giữa tổ chức tín dụng với cá nhân, tổ chức đều có đăng ký hoạt động kinh doanh và có mục đích thu lại lợi nhuận.
Vậy là work247.vn đã tổng hợp và mang đến cho bạn những kiến thức xoay quanh về các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng. Hy vọng những kiến thức này sẽ bổ ích để bạn có tránh những tranh chấp trên.
384 0