Nhân viên cho vay tín chấp là gì và công việc cho vay tín chấp
Theo dõi work247 tạiNgành ngân hàng từ trước đến nay đều nằm trong top những ngành nghề được săn đón, trong đó phải kể đến ngành tín dụng nói riêng đang được đông đảo các ứng viên quan tâm. Vậy bạn có biết nhân viên cho vay tín chấp là gì? Bài viết sau đây work247.vn sẽ tổng hợp cho bạn các thông tin liên quan đến công việc cho vay tín chấp để bạn có thể rõ hơn về lĩnh vực này.
1. Nhân viên cho vay tín chấp là gì?
1.1. Vay tín chấp
Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu “vay tín chấp” nghĩa là gì? Vay tín chấp hay vay tín dụng là trái ngược của việc “vay thế chấp”. Nếu vay thế chấp là bạn phải dùng những tài sản có giá trị của mình (như nhà cửa, đất đai, xe cộ,...) cho ngân hàng để thế chấp nhằm ứng về một khoản tiền, thì vay tín chấp tức là hình thức vay mà bạn không cần phải thế chấp tài sản của mình.
“Tín” trong “tín chấp” nghĩa là uy tín, có nghĩa là bạn sẽ dùng sự uy tín của mình để vay tiền từ ngân hàng bằng nhiều cách như là chứng minh được năng lực tài chính có thể thanh toán khoản nợ vừa rồi đồng thời cung cấp địa chỉ của nơi ở hợp pháp. Chỉ cần như vậy bạn sẽ có thể vay được tiền từ ngân hàng để phục vụ cho mục đích của mình.
1.2. Nhân viên cho vay tín chấp
Từ đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nhân viên cho vay tín chấp là gì. Trong tiếng anh, nhân viên tín chấp được gọi là Credit Officer, họ là những người làm việc trực tiếp với khách hàng người mà có nhu cầu vay tín chấp, thông qua các nghiệp vụ tín dụng.
Cụ thể, nhân viên cho vay tín chấp sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ tư vấn, giải đáp các câu hỏi của khách hàng liên quan đến các thao tác và quy trình vay vốn như thế nào, hướng dẫn họ chuẩn bị các hồ sơ, làm các thủ tục cần thiết. Khi khách hàng yêu cầu vay vốn nhân viên tín chấp cũng sẽ là người thẩm định xem nhu cầu đó có phù hợp không, có khả thi khách hàng sẽ thanh toán được nợ không từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận yêu cầu vay vốn của khách hàng không và hỗ trợ họ trong toàn bộ quá trình.
Công việc của một nhân viên cho vay tín chấp được phân làm hai nhánh chính là nhân viên hỗ trợ tín dụng và chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Nhân viên hỗ trợ tín dụng là bộ phận sẽ hỗ trợ công việc cho chuyên viên tín dụng, đảm bảo các hoạt động tín dụng diễn ra suôn sẻ, hạn chế các rủi ro giảm thiểu thấp nhất có thể
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng là người trao đổi và làm việc trực tiếp với khách hàng đang có nhu cầu, hoặc họ sẽ là người tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để thuyết phục họ vay vốn hay mở thẻ tín dụng,...
Xem thêm: Chỉ số beta trong chứng khoán là gì? ý nghĩa của chỉ số beta này
2. Mô tả nhiệm vụ của nhân viên cho vay tín chấp
2.1. Trước khi cho vay
- Tìm kiếm và hỗ trợ tư vấn khách hàng
Đầu tiên để quy trình vay vốn được bắt đầu chúng ta phải tìm được các khách hàng tiềm năng. Đối tượng khách hàng ở đây có thể là cá nhân, có thể là doanh nghiệp, nhưng chủ yếu nhất vẫn là các doanh nghiệp.
Bởi lẽ các nhân viên tín dụng thường sẽ được giao các KPI hàng tuần hay hàng tháng sẽ mở được bao nhiêu tài khoản tín dụng, vì vậy họ luôn phải làm việc chăm chỉ để tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng nhất vay vốn.
Sau khi thông qua nhiều cách khác nhau để tìm kiếm khách hàng, họ sẽ có được một danh sách các khách hàng mà mình cần phải liên hệ. Bước tiếp theo họ phải truyền đạt thông tin vay vốn, mở thẻ tín dụng đến cho khách hàng bằng nhiều cách như gọi điện trực tiếp, liên hệ qua email. Bước này sẽ phụ thuộc vào khả năng thuyết phục của từng người làm sao để khách hàng cảm thấy tin tưởng và đồng ý sử dụng dịch vụ.
Nhân viên phải am hiểu toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề vay vốn để có thể giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng và đặc biệt có thể đề xuất các hướng đi giải quyết vấn đề. Nếu như khách hàng hiểu hết được những tư vấn và thấy phù hợp thì quá trình trao đổi giữa hai bên sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn.
- Thẩm định khách hàng
Bởi lẽ bản chất của tín chấp đó là dùng sự uy tín của khách hàng để đảm bảo việc hoàn trả các khoản vay. Vì vậy quá trình thẩm định sẽ khó hơn thế chấp khá nhiều. Nếu là thế chấp chỉ cần thẩm định giá trị tài sản tương tương thì sẽ có thể tiến hành cho vay ngay lập tức, còn với tín chấp, nhân viên phải có thông tin chính xác về tình hình tài chính, năng lực kinh doanh và các điều kiện ràng buộc khác mới có thể thẩm định được khách hàng.
Điều này yêu cầu nhân viên phải có chuyên môn tốt nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro xảy ra đó là khách hàng không đảm bảo chi trả cho khoản vay, tránh thất thoát của ngân hàng.
2.2. Trong quá trình cho vay
Sau khi đã thẩm định xong tình hình tài chính của khách hàng và đảm bảo tính khả thi trong việc thanh toán, nhân viên cho vay tín dụng sẽ hỗ trợ khách hàng trong tất cả quy trình như mở hồ sơ, điền thông tin, soạn hợp đồng tín dụng và ký kết hợp đồng. Trong quá trình này cần hỗ trợ khách hàng hết mức có thể để quá trình vay tín dụng diễn ra một cách suôn sẻ, thể hiện uy tín và sự chuyên nghiệp của ngân hàng mình.
2.3. Sau khi cho vay
- Quản lý và giám sát quá trình sử dụng vốn vay
Công việc của một nhân viên cho vay tín dụng không chỉ dừng lại ở việc hoàn tất các thủ tục cho vay, mà còn phải chịu trách nhiệm tới cùng cho đến khi khoản vay được thanh toán. Họ phải giám sát tình trạng sử dụng vốn vay của khách hàng, liệu họ đã sử dụng đúng mục đích hay chưa, có vi phạm pháp luật không và với cách sử dụng như vậy khách hàng có đảm bảo khả năng thanh toán hay không,...
Nếu như trong quá trình theo dõi phát hiện ra điểm bất thường, nhân viên cho vay phải lập tức làm rõ và xác minh lại, giải quyết kịp thời nhằm ngăn chặn tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
- Tổng kết hợp đồng
Sau khi khách hàng đã hoàn trả lại khoản vay theo hợp đồng, nhân viên cho vay tín dụng sẽ tiến hành tất toán hợp đồng để hoàn tất khoản vay này. Đối với các khách hàng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng hay phát hiện có điểm bất thường trong quá trình sử dụng vốn, nhân viên có trách nhiệm thu hồi nợ trước hạn gây áp lực cho khách hàng trả nợ.
Xem thêm: Cách giải quyết các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng hiện nay
3. Kỹ năng cần có và rủi ro của nhân viên cho vay tín chấp
3.1. Kỹ năng cần thiết
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng bởi bạn phải có kỹ năng thuyết phục khách hàng tốt thì mới có thể khiến họ cảm thấy nên tin tưởng vào ngân hàng này. Khách hàng đều không có nhiều thời gian quá nhiều, vì vậy nếu nhân viên không biết chắt lọc thông tin, không biết nhắm vào nhu cầu của họ sẽ làm cho khách hàng cảm thấy dài dòng và phiền phức
- Kỹ năng xử lý tình huống: Khách hàng sẽ có rất nhiều câu hỏi liên quan đến quá trình vay vốn, bạn phải biết cách thích ứng trong mọi câu hỏi, mọi trường hợp biến động của thị trường để đem lại hiệu quả cao nhất
- Tính cẩn trọng: Làm việc liên quan đến tiền và những con số đòi hỏi nhân viên cho vay tín dụng phải có tính cẩn thận và thận trọng rất cao. Sai sót dù chỉ một con số thôi cũng có thể dẫn đến những sai lầm không đáng có và gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.
3.2. Rủi ro
Là một nhân viên cho vay tín dụng, bạn phải chấp nhận một điều đó là rủi ro vô cùng lớn. Đầu tiên là áp lực công việc rất nhiều. Bạn sẽ được giao KPI và yêu cầu phải hoàn thành trong một thời gian nhất định, và tín dụng cũng không phải công việc dễ dàng và phổ biến. Đôi khi danh sách khách hàng là 100 người bạn chỉ thành công được 10 người. Vì vậy bạn phải xác định rằng khối lượng công việc là rất nhiều và áp lực là vô cùng lớn.
Hơn thế nữa, làm tín dụng bạn cũng sẽ phải đối mặt với những trò lừa đảo tín dụng. Những người đi vay sẽ làm những cách rất tinh vi để làm giả hồ sơ, làm giả báo cáo tài chính nhằm chiếm đoạt tiền. Nếu như nhân viên tín chấp không tỉnh táo sẽ rất dễ bị lừa và thẩm định sai khách hàng, và hậu quả đó nhân viên sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm.
Bài viết trên work247.vn đã giới thiệu cho các bạn về nhân viên cho vay tín chấp là gì và các thông tin quan trọng khác xoay quanh như công việc tín chấp làm những gì và rủi ro khi làm công việc này. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về công việc này.
324 0