Chỉ số beta trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa của chỉ số beta này
Theo dõi work247 tạiThị trường chứng khoán trong thời gian gần đây đang rất thu hút rất nhiều nhà đầu tư từ các độ tuổi khác nhau trên toàn thế giới. Đây là một thị trường đầy biến động đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực sự tỉnh táo. Để giúp đỡ nhà đầu tư có thể xác định được rủi ro mang lại từ các cổ phiếu, hệ số beta được coi là một thước đo vô cùng hữu ích. Vậy chỉ số beta trong chứng khoán là gì hãy cùng theo work247.vn để đi tìm hiểu ngay nội dung dưới đây.
1. Khám phá chỉ số beta trong chứng khoán là gì?
1.1. Khái niệm về chỉ số beta trong chứng khoán
Hệ số Beta trong chứng khoán là hệ số dùng để đo lường mức biến động hay rủi ro hệ thống của một chứng khoán riêng lẻ với mức biến động hay rủi ro chung của thị trường chứng khoán nói chung.
Cũng có thể nói ngắn gọn hơn, hệ số beta là hệ số để đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu so với toàn bộ thị trường chứng khoán. Qua việc xác lập hệ số này, các nhà đầu tư mới xác định được khả năng rủi ro của cổ phiếu, để xem xét đối tượng đó có phù hợp hay không trước khi ra quyết định đầu tư.
Để có thể hiểu về rủi ro, cần quan tâm đến các loại rủi ro căn bản là rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
Đối với rủi ro hệ thống: đây là rủi ro gần như tác động lên toàn cổ phiếu của thị trường như GDP, lạm phát, tỷ giá, những quy định của Chính phủ, chiến tranh…., nhìn chung những rủi ro này thường xuất phát từ nền kinh tế vĩ mô. Rủi ro hệ thống thường nằm ngoài phạm vi quản lý của mỗi doanh nghiệp, vì thế mà các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị sẵn sàng phương án đối phó với những rủi ro này. Rủi ro hệ thống còn được chia thành 3 loại rủi ro nhỏ hơn đó là rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường và rủi ro lạm phát.
Còn rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động và gây ảnh hưởng lên một cổ phiếu hay nhóm cổ phiếu trong các ngành, lĩnh vực cụ thể.
Chính vì sự ảnh hưởng khác nhau này mà cùng danh mục cổ phiếu dù nắm giữ 1 hay 10 cổ thiếu thì mức độ rủi ro sẽ như nhau, nhưng danh mục có nhiều cổ phiếu thì mức độ của rủi ro phi hệ thống sẽ khác nhau.
1.2. Các chỉ số beta
Các chỉ số beta trên thị trường chứng khoán hiện nay thường được so sánh dựa trên mức 0 và 1 để xếp loại đánh giá. Cụ thể như sau:
1.2.1. Chỉ số β = 0
Khi chỉ số này bằng không, điều đó sẽ phản ánh được giá trị của cổ phiếu hoàn toàn độc lập với thị trường. Như vậy thì khi thị trường có biến động, cổ phiếu sẽ không bị ảnh hưởng.
1.2.2. Chỉ số β > 0
Khi chỉ số này lớn không, chỉ số này lại được chia thành 3 trường hợp để xét:
Khi β = 1: điều này phản ánh mức biến động của chứng khoán bằng với mức biến động của thị trường. Như vậy, chứng khoán khi đó sẽ có sự chuyển động theo sát thị trường.
Khi β < 1: điều này chứng tỏ mức biến động của chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường, khả năng rủi ro của cổ phiếu thấp.
Khi β > 1: mức biến động của chứng khoán cao hơn so với mức biến động của thị trường. Lúc này khả năng sinh lời của cổ phiếu cao nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn.
Ví dụ, hệ số beta của một loại chứng khoán là 1,654, điều này cũng nói lên rằng, cổ phiếu này biến động nhiều hơn so với thị trường và khả năng rủi ro của loại cổ phiếu này rất cao (xấp xỉ 65,4%).
1.2.3. Chỉ số β < 0
Nếu chỉ số này mà nhỏ hơn 0 thì giá trị của cổ phiếu thường có xu hướng biến đổi ngược lại so với thị trường.
Xem thêm: Rủi ro tái đầu tư là gì? Những cách quản lý rủi ro tái đầu tư
2. Chỉ số beta được tính như thế nào?
Công thức tính Beta: Beta = Cov (Ri,Rm) / Var (Rm)
Trong đó:
Ri là tỷ suất sinh lời của chứng khoán i
Rm chính là tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán
Cov (Ri,Rm) là phương sai của tỷ suất sinh lời chứng khoán và thị trường
Var (Rm) là phương sai tỷ suất sinh lời thị trường chứng khoán
Tỷ suất sinh lời được tính như sau: R = (P1 - P0) / P0
Trong đó:
P0 là giá tính khi đóng cửa của phiên trước đó
P1 là giá tính khi đóng cửa của phiên đang xét
Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư không cần phải cất công bỏ máy tính ra để tính từng hệ số mà các trang website về tài chính hay các công ty chứng khoán đã cung cấp số liệu này rồi, chẳng hạn như CafeF, VietstockFinance, VND,....
3. Ý nghĩa và một số ứng dụng của chỉ số beta trong chứng khoán
3.1. Ý nghĩa
Việc tính toán chỉ số beta này rất quan trọng đối với các nhà đầu tư để xem xét đến các quyết định đầu tư. Chỉ số beta trong chứng khoán mang một số ý nghĩa cụ thể như sau:
Giúp cho nhà đầu tư xác định được cổ phiếu của công ty đó so với cổ phiếu chung của thị trường, có đi cùng hướng hay không? Xác định được mức độ rủi ro của cổ phiếu đó so với thị trường và đánh giá khả năng sinh lời cũng như các tiềm ẩn rủi ro của cổ phiếu mang lại.
Từ đó, nhà đầu tư sẽ có cơ sở để xác định xem có đầu tư hay không.
Hệ số beta này còn thể hiện được mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của cổ phiếu so với mức độ rủi ro chung của thị trường. Hệ số sẽ thay đổi khi có sự thay đổi cử thị trường.
Chỉ số beta này là một tham số có vai trò quan trọng trong mô hình giúp định giá tài sản của vốn, kết quả tính toán dựa trên việc phân tích quy hồi.
3.2. Ứng dụng
Hệ số beta trong chứng khoán mang lại một số ứng dụng cụ thể:
Đây là một hệ số quan trọng trong mô hình CAPM - mô hình định giá tài sản vốn, từ đó giúp nhà đầu tư các đánh giá và lựa chọn cổ phiếu.
Giúp so sánh được mức độ biến động của cổ phiếu và thị trường.
Để có thể đưa ra những quyết định, lựa chọn đầu tư đúng đắn, nhà đầu tư cần phải xem xét các chỉ số khác nữa của doanh nghiệp để đánh giá một số rủi ro, khả năng sinh lời như chỉ số ROE, ROA, EBIT….
Xem thêm: Quỹ đầu tư tương hỗ là gì và các chính sách đầu tư tương hỗ
4. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Hiện nay thị trường chứng khoán tại Việt Nam cũng đang rất được đẩy mạnh, thu hút sự quan tâm của nhiều người, thế nhưng hệ số beta tại đây vẫn chưa thực sự phản ảnh được ý nghĩa đầy đủ của nó như thị trường chứng khoán của thế giới. Nguyên nhân này xuất phát từ một số điểm sau đây:
Số lượng doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tính beta là không nhiều, trong tổng số 546 công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ có 260 trong tổng số đó có đủ tiêu chuẩn.
Độ lớn để chứa dữ liệu lịch sử chỉ trong vòng 2 năm nên khó có thể đảm bảo được sự ổn định về giữ liệu khi có những sự tính toán đối với hệ số beta.
Sự cập nhật từ số lượng thông tin cho đến chất lượng được công bố chưa thực sự hiệu quả.
Vậy là qua bài viết trên, work247.vn đã giúp bạn đưa ra một số thông tin để bạn có đáp án cho câu hỏi chỉ số beta trong chứng khoán là gì rồi. Mong rằng những kiến thức về chứng khoán trên sẽ hữu ích cho bạn.
414 0