Dịch vụ pháp lý là gì? Những điều bạn cần biết về dịch vụ pháp lý

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Trong cuộc sống hàng ngày có lẽ rất nhiều đã từng nghe đến cụm từ “dịch vụ pháp lý” đặc biệt là những người quan tâm và đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật. Vậy dịch vụ pháp lý là gì? Các quy định và quyền hạn của dịch vụ pháp lý là như thế nào. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết mà chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Dịch vụ pháp lý là gì

1.1. Khái niệm dịch vụ pháp lý

Dịch vụ pháp lý là một thuật ngữ chuyên ngành mà không phải ai cũng có thể định nghĩa nó một cách chính xác. Chỉ có văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực Luật sư mới được trình bày rõ ràng về khái niệm này. Có hai pháp lệnh luật sư đó là Pháp lệnh luật sư 1987 và Pháp lệnh luật sư 2001 đều quy định về vấn đề này tuy nhiên ở mỗi thời điểm khái niệm “dịch vụ pháp lý” lại được hiểu ở các mức độ khác nhau.

Đầu tiên, chúng ta xét khái niệm này căn cứ vào Pháp lệnh luật sư 1987. Thì theo văn bản này định nghĩa dịch vụ pháp lý như là một sự giúp đỡ của luật sư về mặt pháp luật. Theo đó bao gồm các hoạt động như tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị cáo, đại diện cho các người bị hại và các chủ thể khác trong các vụ án hình sự, các vấn đề dân sự hôn nhân và gia đình, lao động. Ngoài ra dịch vụ pháp lý còn bao gồm các dịch vụ tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế và các dịch vụ pháp luật khác.

Dịch vụ pháp lý là gì
Dịch vụ pháp lý là gì

Đối với pháp lệnh luật sư 2001, khái niệm về dịch vụ pháp lý được bao quát rộng hơn. Đó là vấn đề này vẫn sẽ bao gồm ba lĩnh vực chủ yếu là: tố tụng, tư vấn và dịch vụ pháp lý khác. Trong đó lĩnh vực tố tụng ngoài các vấn đề bào chữa, là người đại diện cho các đương sự về các vụ án hình sự, dân sự thì luật sư còn tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết các tranh chấp giữa các bên với nhau. Chịu trách nhiệm tư vấn pháp luật, soạn thảo các hợp đồng, giấy tờ cần thiết để thực hiện các yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Và cuối cùng thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định mà pháp luật ban hành.

Mặc dù Pháp lệnh 2001 đã có sự mở rộng hơn so với Pháp lệnh năm 1987, tuy nhiên cả hai pháp lệnh này vẫn còn tồn tại một điểm thiếu sót trong việc định nghĩa dịch vụ pháp lý. Đó chính là việc chưa chỉ rõ “dịch vụ pháp lý khác” là bao gồm những dịch vụ gì. 

Do vậy, người ta vẫn phải căn cứ vào Nghị định được ban hành năm 1989 do Hội đồng nhà nước ban hành để phân tích rõ nốt về dịch vụ pháp lý khác là gì. Nó bao gồm: Hướng dẫn, giải thích cho đương sự những vấn đề liên quan đến pháp luật; Hướng dẫn, tư vấn các đơn từ, hợp đồng liên quan đến việc di chúc, tặng tài sản,.... Việc hướng dẫn này được cho phép có thể thực hiện bằng văn bản hay bằng miệng đều được.

Dịch vụ pháp lý là cung cấp dịch vụ pháp luật
Dịch vụ pháp lý là cung cấp dịch vụ pháp luật

Nói tóm lại, Dịch vụ pháp lý hiểu đơn giản là hoạt động cung cấp các dịch vụ liên quan đến pháp luật nhằm giải quyết các vấn đề về pháp lý phát sinh từ hoạt động thực tế của người dân như các vấn đề về Kinh tế thương mại, các vấn đề hình sự, dân sự như hôn nhân, gia đình, tranh chấp lao động,...

Xem thêm: Luật sư là gì? Những quy định để trở thành luật sư là gì?

1.2. Đối tượng thực hiện dịch vụ pháp lý

Theo Pháp lệnh 1987, đối tượng được phép thực hiện dịch vụ pháp lý đó là các Luật sư, luật sư tập sự và các đối tượng đủ điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Các đối tượng khác này yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn như đã tốt nghiệp các trường đại học về luật hoặc đã được đào tạo công tác pháp lý 5 năm trở lên. Tuy nhiên ngày đó các đối tượng này chỉ được thực hiện hoạt động tư vấn, giải đáp các vấn đề về pháp luật chứ không được phép đại diện cho thân chủ của mình để tham gia giải quyết các tranh chấp hay đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.

Đến Pháp lệnh năm 2001, phạm vi đối tượng được thực hiện dịch vụ pháp lý đã được thu hẹp. Theo đó, chỉ những người đạt được chứng chỉ hành nghề Luật sư do Bộ Tư Pháp công nhận thì mới được làm dịch vụ pháp lý. Các luật sư tập sự sẽ được hoạt động nếu như được sự giao phó của Luật sư hướng dẫn và sự cho phép của khách hàng. Còn các đối tượng khác được đề cập ở trên không được hoạt động thực hiện dịch vụ pháp lý.

Luật sư là người được phép thực hiện dịch vụ pháp lý
Luật sư là người được phép thực hiện dịch vụ pháp lý

Như vậy, chỉ có Luật sư mới được thực hiện các dịch vụ pháp lý. Việc thu hẹp phạm vi đối tượng này có thể gây ra một số hạn chế, nhưng sẽ nâng cao được chất lượng dịch vụ pháp lý được cung cấp, đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người.

2. Một số quy định pháp luật ban hành về dịch vụ pháp lý

Công việc thực hiện các dịch vụ pháp lý là một công việc mang tính chất đặc thù cao và rất nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng rất lớn. Do vậy, tuân thủ các quy định mà pháp luật đưa ra không chỉ liên quan đến việc tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp mà còn là đạo đức sống giữa con người và con người với nhau.

2.1. Hành vi nghiêm cấm

Đầu tiên là nghiêm cấm cung cấp dịch vụ pháp lý cho cả hai bên đối tượng khách hàng, hay nói cách khác là bên nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ việc. Luật sư chỉ được phép biện hộ cho một bên đối tượng để đảm bảo sự công bằng và tập trung vào quyền lợi của thân chủ duy nhất.

Thứ hai, không được phép cung cấp thông tin sai sự thật, lừa dối khách hàng hoặc xúi giục đương sự khai gian về sự thật. Nhiều luật sư lợi dụng những khách hàng thấp cổ bé họng, thiếu kiến thức để lừa đảo phí dịch vụ cao. Những việc làm này không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của bất cứ cá nhân hay tổ chức đồng thời còn vi phạm đạo đức nghề nghiệp, che giấu sự thật, xuyên tạc lẽ phải và làm trái với công lý.

Đạo đức mà người luật sư cần phải có
Đạo đức mà người luật sư cần phải có

Thứ ba, luật sư không được phép tiết lộ thông tin hay bằng chứng của khách hàng ra bên ngoài hoặc nghiêm cấm các hành vi nhận hối lộ từ bên đối thủ để cung cấp thông tin mật về khách hàng của mình. Thông tin của mỗi người là bảo mật, đã được pháp luật bảo vệ về quyền không được phép xâm phạm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân hay tổ chức. Hơn thế đây còn là các thông tin ảnh hưởng đến sự thật của vụ án, vì vậy phải tuyệt đối bảo mật trừ khi được khách hàng cho phép để thực hiện các hoạt động liên quan khác.

Ngoài ra còn rất nhiều những quy định về các điều cấm khác như: không được cơ cấu với tòa án có thẩm quyền nhằm giành ưu thế về cho mình, không được sử dụng danh nghĩa luật sư để lạm quyền làm những điều trái với quy định,... Tất cả đều được quy định rõ ràng trong Pháp lệnh đã ban hành.

Xem thêm: [Giải mã bí ấn] Luật kinh tế là gì? Những thông tin mà bạn cần biết 

2.2. Hình thức hoạt động

Luật sư được lựa chọn một trong hai cách thức hành nghề sau:

- Theo tổ chức: Luật sư được phép thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức hành nghề luật sư. Tại đây sẽ có một đơn vị đứng ra đại diện để nhận các vụ việc sau đó sắp xếp luật sư thích hợp để phục vụ cho khách hàng. Việc này sẽ có lợi thế về danh tiếng của đơn vị hành nghề đó giúp nâng cao sự tin tưởng của khách hàng đối với luật sư đồng thời nếu có sai phạm phát sinh cả tổ chức sẽ cùng chịu trách nhiệm.

- Theo cá nhân: Luật sư được lựa chọn hoạt động cá nhân bằng cách ký hợp đồng lao động với các cơ quan, tổ chức có nhu cầu. Ví dụ là làm luật sư độc quyền thụ lý các vấn đề tranh chấp pháp luật của một công ty, một doanh nghiệp nào đó. Các quy định về hoạt động luật sư cá nhân đã được liệt kê rõ ràng tại Điều 49 của Luật luật sư, các bạn có thể tìm hiểu thêm.

Luật sư là người đại diện cho công lý
Luật sư là người đại diện cho công lý

Ngoài ra còn các quy định khác về phạm vi hành nghề, thứ tự và quy trình thực hiện dịch vụ pháp lý,... đã được quy định rõ ràng trong quy định của Pháp lệnh. Có thể bạn cảm thấy công việc này quá nhiều luật lệ, nhưng bản chất của nghề luật sư đó chính là cán cân của công lý, là đại diện của pháp luật, tất cả đều để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân dù là bất kì địa vị, thân phận nào cũng sẽ được bảo vệ giống như nhau.

Bài viết trên Work247.vn đã giới thiệu đến các bạn các thông tin hữu ích về dịch vụ pháp lý là gì và cung cấp một số quy định liên quan khác. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về công việc quan trọng này và có định hướng rõ ràng trong hành trình tương lai sắp tới.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem321 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT