Hàng hóa nhập lậu là gì? Cách để phân biệt hàng hoá nhập lậu

Theo dõi work247 tại
Bảo Vy tác giả work247.vn Tác giả: Bảo Vy

Có thể đấy, ngày nay buôn bán hàng hoá diễn ra vô cùng nhộn nhịp, do nhu cầu tăng cao cùng với sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy buôn bán hàng lậu xảy ra thường xuyên trên thị trường. Vậy hàng hoá nhập lậu là gì? Các cách phân biệt hàng hoá nhập lậu như thế nào? Hãy cùng work247.vn đi tìm câu trả lời ngay sau đây!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tổng quan về hàng hoá nhập lậu

1.1. Hàng hoá nhập lậu là gì?

Hàng hoá nhập lậu là loại Hàng hóa nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hoá nhập khẩu không có giấy phép hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước ban ngành cấp phép vận chuyển theo quy định hàng hoá được lưu thông trên thị trường.

Hàng hoá nhập lậu là gì?
Hàng hoá nhập lậu là gì?

1.2. Thế nào là hàng hoá nhập lậu?

Hàng hoá nhập khẩu nhưng không đi qua cửa khẩu, không làm thủ tục nhập cảnh đúng quy định của pháp luật mà lại vận chuyển trái phép đưa vào trong nước nhằm gian lận về chất lượng và số lượng của sản phẩm.

Hàng hóa được nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật phải đảm bảo đủ các yếu tố: hoá đơn chứng từ, dán tem nhãn nhập khẩu, đi qua hải quan,.. Nếu không có tem hoặc tem giả thì những loại hàng hoá này được coi là hàng hoá nhập lậu trôi nổi trên thị trường.

Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu vào trong nước.

Thế nào là hàng hoá nhập lậu?
Thế nào là hàng hoá nhập lậu?

Xem thêm: Bật mí tất cả những điều chưa biết về khái niệm bán hàng rong là gì?

1.3. Thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc ?

Hàng không rõ nguồn gốc được định nghĩa như sau: Hàng hóa không rõ nguồn gốc là hàng hóa được lưu thông trên thị trường nhưng không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ thông tin về sản phẩm. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên bao bì, nhãn dán, tài liệu đi kèm hàng hóa bao gồm: hoá đơn, chứng từ chứng nhận xuất xứ sản phẩm, hợp đồng, tờ khai hải quan và các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với loại hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên giao dịch hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc ?
Thế nào là hàng hóa không rõ nguồn gốc ?

Tuy nhiên hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng chưa chắc đã là hàng nhập lậu vì có thể đó là hàng được sản xuất trong nước.

2. Hàng hoá như nào thì được gọi là hàng nhập lậu?

Hàng hoá nhập khẩu được bán ra mà không có giấy tờ, hoá đơn chứng từ của sản phẩm, đang trên đường vận chuyển, tập kết tại kho bãi hay đang bày bán tràn lan trên thị trường,... cũng được coi là hàng nhập lậu trái phép.

Nếu hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, đang được kinh doanh, bán hàng hóa nhập khẩu để tại kho, bãi thuộc quyền sử dụng hay sở hữu của chủ cơ sở đó thì cần phải xuất trình những hóa đơn, chứng từ cụ thể. Người có thẩm quyền, cơ quan ban ngành nhà nước có điều kiện kiểm tra và xác minh. Chủ cơ sở sản xuất cần xuất trình giấy tờ, bản sao hoá đơn, chứng từ bản chính được đóng dấu của cơ sở sản xuất. Nếu đủ điều kiện thì hàng hoá kinh doanh mới xác định là hàng hoá hợp pháp theo đúng quy định của nhà nước.

Nếu tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra và xác minh chủ cơ sở sản xuất vẫn chưa xuất trình được hóa hơn hàng hoá, chứng từ cụ thể thì hàng hoá này được xét vào là hàng hoá nhập lậu và cơ quan chức năng có quyền thu giữ tất cả loại hàng hoá trong cơ sở theo đúng quy định của pháp luật để tiến hành điều tra và xác minh hàng hoá.

Hàng hoá như nào thì được gọi là hàng lậu?
Hàng hoá như nào thì được gọi là hàng lậu?

Trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất trình đầy đủ giấy tờ hồ sơ, hoá đơn chứng từ liên quan đến sản phẩm đang kinh doanh và chứng minh được tính hợp pháp hàng hoá của mình. Nhưng cơ quan công an kiểm tra có bằng chứng chứng minh hàng hóa của cơ sở sản xuất nhập nhập khẩu không đúng quy định. 

Các trường hợp hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định: sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Ngoài ra các chứng từ cần được xác định theo quy định của pháp luật. Tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu thu phải có các giấy tờ để xác minh như sau: bản kê hàng hóa mua bán, trao đổi và xác nhận của cơ quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng tham gia kiểm tra.

Nếu cơ sở thu mua hàng hoá để bán cho các cơ sở sản xuất thì cơ sở thu gom hàng hoá cần phải bảo đảm đủ giấy tờ như trên và kèm theo biên lai thuế của hàng hoá nhập khẩu. Ngoài ra, người thu gom hàng hoá còn phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.

Hàng hoá nhập lậu trái phép
Hàng hoá nhập lậu trái phép

Xem thêm: Tìm hiểu về các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hiện nay

3. Buôn hàng nhập lậu sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi buôn bán hàng nhập lậu trái phép là hành vi đáng lên án. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội và cộng đồng. Theo quy định tại Điều 15, Nghị định 185/2013 quy định mức xử phạt đối với người có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị phạt tiền tương ứng với giá trị hàng hoá nhập lậu như sau:

Phạt 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng

Phạt 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Phạt 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng 

Phạt 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Phạt 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Phạt 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng

Phạt 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

Phạt 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên

Buôn hàng nhập lậu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Buôn hàng nhập lậu sẽ bị xử phạt như thế nào?

Thêm vào đó, những trường hợp có thể phạt tiền gấp đôi với hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu trong trường hợp cụ thể:

Người thực hiện vi phạm trực tiếp hành vi nhập lậu hàng hóa mà không truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên

Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, các loại thức ăn, thuốc phụ gia cho gia súc, các sản phẩm trong lĩnh vực y tế, hoá chất,...hoặc thuộc loại hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

Ngoài ra, hành vi trốn thuế cũng được coi là một hành vi nằm trong danh mục buôn lậu theo điều 188 bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi và bổ sung 2017 cho biết. Mức phạt này là mức phạt dành cho cá nhân vi phạm, nếu một tổ chức thì mức phạt về hành vi này có thể nhân lên gấp đôi.

Trên đây là một số thông tin mà work247.vn mang đến cho bạn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đưa ra phần nào giúp các độc giả hiểu được hàng hoá nhập lậu là gì và cách phân biệt hàng hoá nhập lậu với hàng hóa không rõ nguồn gốc.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem269 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT