Bật mí tất cả những điều chưa biết về khái niệm bán hàng rong là gì?

Theo dõi work247 tại
Phạm Hường tác giả work247.vn Tác giả: Phạm Hường

Ngày nay, thị trường kinh doanh ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng cao, việc kinh doanh online, offline đã quá phổ biến. Tuy nhiên có một loại hình kinh doanh đã có từ rất lâu mà ít ai hiểu hết về nó, đó là loại hình kinh doanh bán hàng rong. Vậy bán hàng rong là gì? Cùng tìm hiểu tất tần tật về kinh doanh bán hàng rong dưới đây nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khái niệm bán hàng rong là gì?

Theo pháp luật hiện hành của Nhà nước, bán hàng rong định nghĩa tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc một cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại độc lập và thường xuyên sẽ không phải đăng ký kinh doanh cụ thể như sau: “Buôn bán rong, buôn bán dạo là hoạt động kinh doanh mua bán mà không có địa điểm cụ thể cố định, mua rong, bán rong, bao gồm việc nhận sách báo, tạp chí, vật phẩm,... của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh sản phẩm theo quy định của pháp luật để buôn bán.

Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay, bán hàng rong đơn giản được hiểu là buôn bán trên các phương tiện di chuyển như xe máy, xe đạp,... Người bán hàng rong sẽ di chuyển liên tục trong một khu vực, không có địa điểm và vị trí cụ thể, có thể bắt gặp những người bán hàng rong ngẫu nhiên trên đường.

Bán hàng rong là gì?
Bán hàng rong là gì?

2. Những điều bạn nên biết về bán hàng rong là gì?

2.1. Những mặt hàng có thể bán hàng rong

Bán hàng rong không có địa điểm cố định các mặt hàng:

- Lương thực, thực phẩm, đồ ăn, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào,...

- Hàng giày, dép, dệt, may sẵn

- Thiết bị khóa cửa, thảm, chăn, màn, rèm cửa, các loại khăn, dao, kéo, các thiết bị đồ dùng gia dụng,,...

- Hàng hóa đáp ứng phục vụ mục đích tín ngưỡng thờ cúng, vàng mã và 

- Sách, báo, tạp chí, đĩa nhạc, thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao, trò chơi và đồ chơi, mặt hàng văn hoá, giải trí,...

- Hàng trang trí gia đình gốm sứ, thủy tinh, Hoa tươi, hoa giả, cây cảnh, động vật cảnh

- Hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, hàng tự sản xuất,... 

- Kính mắt, đồng hồ,...

Những mặt hàng có thể bán hàng rong
Những mặt hàng có thể bán hàng rong

2.2. Những điều không nên làm trong khái niệm bán hàng rong là gì?

2.2.1. Những mặt hàng hoá không nên bán hàng rong

- Những hàng hóa nằm trong danh sách hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định, điều luật của pháp luật

- Hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hết thời hạn sử dụng, hàng không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nhà nước, hàng không đảm bảo đủ chất lượng như hàng chứa phẩm màu, hàng chứa những chất gây độc hại, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc ,...

- Hàng hóa nằm trong danh sách hàng hóa bị hạn chế kinh doanh theo quy định, pháp luật của nhà nước.

- Cá nhân kinh doanh thương mại phải thực hiện tuân thủ chính sách pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến mặt hàng đang kinh doanh. Trong trường hợp kinh doanh thực phẩm về nhu cầu ăn uống, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với loại hàng hóa đang kinh doanh theo quy định của pháp luật 

Nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh thương mại gian lận như lừa đảo khách hàng về số lượng cân, đo, đong, đếm, cung cấp các thông tin sai, bịa đặt, dối trá hoặc các thông tin gây hiểu lầm.

Những mặt hàng hoá không nên bán hàng rong
Những mặt hàng hoá không nên bán hàng rong

2.2.2. Những địa điểm không được phép kinh doanh bán hàng rong theo chính sách pháp 

Bán hàng rong là di chuyển ở những địa điểm không cố định. Tuy nhiên có những địa điểm không được bán hàng rong.

- Khu vực thuộc di tích lịch sử, văn hóa bảo tồn đã được nhà nước hoặc UNESCO xếp hạng, các danh lam thắng cảnh,...

- Khu vực thuộc cơ quan nhà nước, chính phủ, các cơ quan ngoại giao đoàn, các tổ chức quốc tế,...

- Khu vực thuộc khu vực không an toàn như kho đạn, vật liệu cháy nổ, nhà máy sản xuất đạn, vật liệu cháy nổ, doanh trại Quân đội, các khu vực quân sự khác,...

- Khu vực thuộc hàng không, cảng biển, cửa khẩu,...

- Khu vực gây ùn tắc, cản trở, rối loạn các phương tiện công cộng lưu thông như lòng đường, vỉa hè,...

- Khu vực, tuyến đường do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan được UBND cấp tỉnh ủy quyền quy định biển cấm hoạt động kinh doanh bán hàng, cấm người đi qua lại,...

Những địa điểm không được phép kinh doanh bán hàng rong
Những địa điểm không được phép kinh doanh bán hàng rong

2.2.3. Những hành động không nên làm khi bán hàng rong

- Cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại không được thực hiện các hành vi như đeo bám, ép buộc, chèo kéo, gây gổ, to tiếng với khách, tránh những lời nói chửi bới, tục tĩu, bất lịch sự với khách hàng trong hoạt động kinh doanh lưu động buôn bán. 

- Không tụ tập đông người hoặc dùng loa, chiêng, trống,... và các phương tiện phát âm lượng to quảng cáo, cổ động cho các hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa được sự cho phép của chính quyền địa phương nơi diễn ra các hoạt động, gây rối mất trật tự trị an tại nơi diễn ra buôn bán.

- Không rao bán, hô hào khắp nơi trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 5h sáng hôm sau gây ồn, mất trật tự công cộng và ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong giờ giới nghiêm.

- Không vẽ, viết, treo hình ảnh, cờ, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, biển hiệu, biển quảng cáo trái phép của pháp luật, không phù hợp với hình ảnh thuần phong mỹ tục, không in tờ rơi phát trải khắp nơi trên đường phố gây mất vệ sinh chung.

- Chất thải trong quá trình chế biến sản phẩm phải được đổ đúng nơi, không đổ chất thải, rác thải bừa bãi xuống sông, suối, ao, hồ, mặt đường, các ngóc ngách,...

- Không lợi dụng trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật nhằm quảng cáo, phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại của bản thân.

Những hành động không nên làm khi bán hàng rong
Những hành động không nên làm khi bán hàng rong

3. Các giải pháp cải thiện việc bán hàng rong là gì?

3.1. Giải pháp từ người kinh doanh thương mại

Điều nên làm nhất khi buôn bán hàng rong là đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như vệ sinh khu vực mỗi khi kinh doanh lưu động, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại (người bán) phải đặt, để các phương tiện di chuyển, dụng cụ bán hàng và hàng hóa ngăn nắp, cẩn thận, gọn gàng, phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ nơi buôn bán.

Các giải pháp cải thiện việc bán hàng rong
Các giải pháp cải thiện việc bán hàng rong

3.2. Giải pháp cải thiện cho chính quyền địa phương

- Hiện nay, tình hình bán hàng rong đang tuỳ tiện, khó kiểm soát, người bán hàng rong không nắm rõ những điều luật, chính sách, nên cần có những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại thì mới đảm bảo được trật tự an toàn công cộng, nhất là an toàn giao thông, trên vỉa hè gây ùn tắc giao thông và có thể là một trong những nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông đau lòng.

- Chính quyền địa phương cần đề xuất, đưa ra những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ cho những người buôn bán hàng bằng quầy, bằng các phương tiện di chuyển, đảm bảo kích thước nhằm tránh trường hợp người dân tự dựng quầy hàng có kích thước quá lớn, không phù hợp lấn chiếm diện tích, gây ùn tắc, cản trở lưu thông.

- Chính quyền địa phương cần tổ chức thực hiện các chính sách ưu tiên tạo công ăn việc làm, thực hiện các biện pháp xóa đói giảm nghèo, tạo ra các môi trường công bằng, đảm bảo an toàn vệ sinh theo đúng quy định của pháp luật cho người dân địa phương.

Hy vọng bài viết trên chia sẻ về khái niệm bán hàng rong là gì đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về các hình thức kinh doanh đa dạng. Mong rằng sẽ gặp lại bạn ở những bài viết hữu ích khác.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1039 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT