Dự trữ hàng hóa là gì? Làm thế nào để dự trữ hàng hóa hiệu quả

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Thu Huyền tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Thu Huyền

Thị trường luôn biến động không ngừng khiến cho cung cầu khó có thể dự đoán được dẫn đến việc nhập/ xuất và dự trữ nguyên vật liệu một cách hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp, các nhà cung ứng sản phẩm và các siêu thị cửa hàng nhỏ lẻ. Để có thể tìm ra hướng đi giải pháp hiệu quả cho câu hỏi dự trữ hàng hóa là gì? hãy cùng work247.vn theo dõi bài viết sau đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Khám phá những thông tin liên quan đến dự trữ hàng hóa

1.1. Dự trữ hàng hóa là gì?

Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp được hình thành đầu tiên qua bước nhập hàng về kho cung ứng cho đến khi cung cấp sản phẩm bán ra thị trường cho khách hàng.

Dự trữ hàng hóa chính là sự ngưng đọng hàng hóa tại một địa điểm, một vị trí trong quá trình từ nơi sản xuất đến khi phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng.

Dự trữ được hình thành từ quan hệ cung cầu và nhu cầu giá cả kết hợp với sự cạnh tranh thị trường tạo nên nhiều mâu thuẫn cần phải xử lý giữa các giai đoạn sản xuất và tiêu dùng. Tất cả những giai đoạn này phải luôn đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa luôn thuận lợi, liên tục cho đến tay người tiêu dùng.

Khám phá những thông tin liên quan đến dự trữ hàng hóa
Khám phá những thông tin liên quan đến dự trữ hàng hóa

Xem thêm: Tổng mức bán lẻ hàng hóa là gì và các thông tin cần thiết dành cho bạn

1.2. Vai trò của dự trữ hàng hóa

Để có thể chịu được những biến động của thị trường cùng với xu hướng tiêu dùng phức tạp hiện nay thì việc dự trữ hàng hóa được coi là ưu tiên hàng đầu của cách doanh nghiệp để có thể phục vụ và đắp ứng được những nhu cầu sử dụng tăng giảm đột biết từ phía thị trường bán lẻ sản phẩm.

Cùng với đó, trong quá trình sản xuất sản phẩm thì doanh nghiệp cũng luôn cần phải lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào kết hợp với dự trữ hàng hóa trong kho để có thể duy trì quá trình sản xuất liên tục không bị gián đoạn ngắt quãng khi có những vấn đề, rủi ro khi bên cung ứng nguyên liệu gặp sự cố.

Ngoài ra, dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp còn hỗ trợ đảm bảo tính ổn định, thông suốt trong quá trình lưu thông, hàng hóa được sản xuất liên tục nên những sản phẩm đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm mới nhất. Hạn chế, giảm thiểu tối đa trường hợp hết hàng cung ứng ra bên ngoài khi chuỗi sản xuất tạm thời không hoạt động.

Khi có một số lượng hàng hóa dự trữ ổn định, doanh nghiệp có thời gian đổi mới nguồn hàng dự trữ, tìm kiếm thêm những nguồn lợi nhuận và tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh. Dự trữ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái sản xuất, đồng thời tiết kiệm nhiều chi phí giúp điều tiết vĩ mô của chính phủ hỗ trợ khai thác thêm nhiều cơ hội thị trường và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế.

Vai trò của dự trữ hàng hóa
Vai trò của dự trữ hàng hóa

2. Xu hướng dự trữ hàng hóa hiện nay

Hiện nay, không chỉ riêng các doanh nghiệp và tập đoàn lớn có nhu cầu dự trữ vật liệu, hàng hóa mà còn có nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ cũng có nhu cầu dự trữ bởi tính ổn định, liên tục, an toàn hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Trước sự biến động khôn lường từ thị trường, việc dự trữ hàng hóa sẽ hỗ trợ và giảm thiểu tối đa các tác động cung cầu mà chúng ta không thể nào đoán trước được.

Trước đây, khi dự trữ hàng hóa chưa được phát triển, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách dừng hoạt động trong một thời gian ngắn vì nhiều lý do như ngày lễ, dịch bệnh, lỗi hệ thống máy móc trong quá trình vận hành. Để tránh được những rủi ro đó, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà bán buôn hiện nay đều đã lưu trữ đủ số lượng hàng hóa để có thể ứng biến với các tình huống ngưng trệ sản xuất xảy ra, hạn chế tối đa trường hợp bị thiếu, hết hàng khi chuỗi sản xuất không hoạt động.

Xu hướng dự trữ hàng hóa hiện nay
Xu hướng dự trữ hàng hóa hiện nay

3. Các loại hình dự trữ và cơ cấu trong dự trữ hàng hóa

3.1. Phân loại các loại hình dự trữ trong dự trữ hàng hóa

Dự trữ hàng hóa được chia thành 2 dạng chính đó là

3.1.1. Dự trữ tiêu thụ

Việc dự trữ những thành phẩm đã hoàn thành cho việc chế tạo và nhập kho tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất và đang trong quá trình chờ đợi để xuất bán được gọi là dự trữ tiêu thụ.

3.1.2. Doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa

Dự trữ hàng hóa thương mại xảy ra khi đã nhập hàng về doanh nghiệp thương mại và kết thúc quá trình đó khi mà doanh nghiệp thương mại tung sản phẩm đó ra thị trường bán cho khách hàng.

Các doanh nghiệp thương mại sẽ dự trữ hàng hóa ở kho hàng, trạm, các siêu thị, đại lý, trung tâm mua sắm tại các doanh nghiệp bán sản phẩm.

Các loại hình dự trữ và cơ cấu trong dự trữ hàng hóa
Các loại hình dự trữ và cơ cấu trong dự trữ hàng hóa

Xem thêm: Hàng hóa nhập lậu là gì? Cách để phân biệt hàng hóa nhập lậu 

3.2. Cơ cấu trong dự trữ hàng hóa

Dựa vào những vai trò của những bộ phận khác nhau mà dự trữ hàng hóa có thể được phân thành nhiều dạng.

3.2.1. Dự trữ thường xuyên

Dự trữ thường xuyên có số lượng hàng hóa lớn nhất của doanh nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng ở giữa 2 kỳ nhập hàng liên tiếp. Đây được đánh giá có vai trò quan trọng nhất trong vấn đề cơ cấu dự trữ sản phẩm của doanh nghiệp, luôn có một chỗ đứng nhất định và chiếm tỷ lệ quan trọng nhất.

Dự trữ thường xuyên biến động rất nhiều, chúng đạt tối đa khi doanh nghiệp vừa nhập hàng và trở về mức thấp nhất trước kỳ nhập hàng sau, khoảng cách thời gian của 2 kỳ nhập hàng tối đa và tối thiểu này được gọi là chu kỳ nhập hàng.

Chu kỳ nhập hàng là khoảng thời gian mà lần nhập hàng trước đến lần nhập hàng sau được diễn ra thường xuyên đều đặn hoặc không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng điển hình nhất vẫn là nhu cầu khách hàng.

Các loại hình dự trữ và cơ cấu trong dự trữ hàng hóa
Các loại hình dự trữ và cơ cấu trong dự trữ hàng hóa

3.2.2. Dự trữ bảo hiểm hàng hóa

Đây là lượng hàng hóa được dự trữ nhằm phòng trừ các tình huống xấu như hàng không đủ số lương cũng như chất lượng hay nhiều tình huống có tính chất tương tự khác.

Nếu dự trữ bảo hiểm không có đủ số lượng sẽ không thể hỗ trợ khắc phục hậu quả vẫn có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Ngược lại khi lượng hàng hóa dự trữ bảo hiểm quá nhiều sẽ gây nên tình trạng dư thừa không cần thiết.

3.2.3. Dự trữ chuẩn bị

Có nhiều loại hàng hóa, phải thông qua quá trình chuẩn bị như sơ chế, phân loại, đồng bộ,... mới có thể tung ra thị trường bán được, những sản phẩm này được lưu trữ trong kho hàng được gọi là dự trữ chuẩn bị.

3.2.4. Dự trữ thời vụ

Dự trữ thời vụ là dự trữ những sản phẩm có tính thời vụ. Chúng được chuẩn bị bắt đầu từ khi kết thúc thời vụ trước hoặc sắp bắt đầu thời vụ thu hoạch. Dự trữ thời vụ sẽ đem lại lợi nhuận kinh tế cao khi đã qua vụ mùa nhưng nhu cầu tiêu dùng vẫn tăng cao.

Dự trữ thời vụ bắt đầu từ khi kết thúc thời vụ trước (hoặc bắt đầu vào thời kì thu hoạch). Dự trữ thời vụ thường đạt mức tối đa khi hết vụ thu hoạch hoặc bắt đầu vào thời vụ tiêu dùng. 

Hy vong, qua những chia sẻ trên, work247.vn đã có thể hỗ trợ giải đáp những thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề dự trữ hàng hóa là gì? Mong rằng những chia sẻ trên có thể hữu ích với cuộc sống hay công việc của bạn.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem307 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT