[Giải mã bí ẩn] Luật kinh tế là gì? Những thông tin mà bạn cần biết
Theo dõi work247 tạiXã hội loài người chúng ta luôn phát triển song hành cùng với những bộ luật pháp. Cho đến thời đại hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, có rất nhiều vấn đề trong xã hội, chính vì thế mà nhiều bộ luật, luật ra đời để điều chỉnh các quan hệ pháp luật khác nhau. Trong số những bộ luật, luật được ban hành thì chúng ta không thể không nhắc đến luật kinh tế. Để hiểu luật kinh tế là gì thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bên dưới đây nhé!
1. Giải đáp luật kinh tế là gì?
Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia chắc chắn không thể thiếu đi luật kinh tế, đây chính là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong kinh vực kinh tế. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay thì luật kinh tế được coi là một ngành “chủ lực” trong sự hội nhập và phát triển thành công.
Trong tiếng Việt, luật kinh tế còn được gọi là "Economic Law", đây chính là một bộ phận, một nhánh nhỏ của pháp luật, là một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do chính nhà nước ta ban hành để điều chính các quan hệ pháp luật, các quan hệ phát sinh trong kinh tế, tổ chức sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể với nhau. Luật kinh tế còn tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh với nhau, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại và quá trình giao thương với các quốc gia khác.
Luật kinh tế ra đời chính là nhằm bảo vệ các chủ thể kinh doanh thương mại, các cá nhân, pháp nhân, các doanh nghiệp đang hoạt động ở trong nước và ngoài nước. Có thể duy trì các hoạt động, môi trường kinh doanh được công bằng và minh bạch nhất, các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách lành mạnh với nhau. Đứng trước tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, khi nhà nước bắt đầu mở cửa hội nhập, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp nước ta mở rộng hợp tác với nước ngoài. Nền kinh tế phát triển mới là tiền đề và cơ sở tốt giúp nước ta đi nên sánh vai với các cường quốc lớn khác. Với sự ra đời của luật kinh tế, giúp tạo ra sân chơi công bằng, lành mạnh, các doanh nghiệp vươn lên bằng chính thực lực của mình.
Nếu như học luật chung, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức có liên quan đến đại cương, hiến pháp, pháp luật nói chung. Thế nhưng với luật kinh tế, không những trang bị đầy đủ cho người học những kiến thức cơ bản đó mà khi đi sâu vào vấn đề riêng này, các bạn sẽ được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành đặc biệt liên quan đến kinh tế, giải quyết tranh chấp,…
Luật kinh tế hiện nay đang là một trong những ngành luật được rất nhiều các bạn trẻ theo đuổi, nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn thế nhưng chắc chắn khi muốn học được chuyên ngành này bạn cần phải có một trí nhớ rất siêu phàm đó. Bởi hệ thống kiến thức và quy định của nó khá nhiều đó. Nếu như bạn đang thật sự hứng thú với ngành luật này thì hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp các phần sau nhé, chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn đó.
Xem thêm: Học luật ra làm gì?
2. Một vài vấn đề liên quan đến luật kinh tế
Các vấn đề liên quan đến luật kinh tế thì có rất nhiều, thế nhưng điển hình và tiêu biểu nhất mà mỗi người khi bước vào học đều phải lắm được chính là đối tượng điều chỉnh của luật và phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế đối với những đối tượng đã được quy định. Cụ thể như sau:
2.1. Luật kinh tế điểu chỉnh những đối tượng nào?
Luật kinh tế hiện nay đang điểu chỉnh ba nhóm đối tượng chính là nhóm quản lý kinh tế và nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể với nhau, nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ của các doanh nghiệp. Trong đó:
- Nhóm quản lý kinh doanh:
Đối với nhóm này là một trong những nhóm phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế của các cơ quan quản lý với nhau. Trong nhóm quan hệ này có đặc điểm chính là:
+ Quan hệ này phát sinh giữa các chủ thể quản lý kinh tế, tức là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đây chính là lúc các cơ quan quản lý thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của chính mình.
+ Đối với những chủ thể khi tham gia vào quan hệ quản lý kinh doanh này tức là mối quan hệ bất bình đẳng, ở đây không có sự bình đẳng bởi họ làm việc theo nhiệm vụ, thể hiện sự quyền uy và phục tùng.
+ Cơ sở pháp lý trong đối tượng này chính là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể với nhau:
Trong nhóm quan hệ này chính là quan hệ thường phát sinh nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau. Quan hệ này dường như phát sinh một cách thường xuyên và hay bắt gặp nhất. Đặc điểm của nhóm quan hệ này chính là:
+ Nó phát sinh dựa trên chính quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể với nhau
+ Nó phát sinh dựa trên quan hệ là hợp đồng hoặc hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể với nhau
+ Chủ thể của nhóm quan hệ này chính là những chủ thể tham gia vào quá trình hợp tác kinh doanh bình đẳng.
+ Đặc trưng của nhóm quan hệ này liên quan nhiều đến tiền chính là tài sản – hàng hóa – tiền.
- Nhóm đối tượng cuối cùng chính là nhóm phát sinh trong quá trình kinh doanh nội bộ của từng doanh nghiệp.
Đó chính là nhóm đối tượng được phát sinh và điều chỉnh trong luật kinh tế mà bạn cần phải biết và nằm rõ, xem mình có nằm trong các đối tượng bị điều chỉnh bởi luật đó hay không.
Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên pháp chế
2.2. Luật kinh tế dùng phương pháp nào để điều chỉnh các quan hệ
Đối với luật nói chung và luật kinh tế nói riêng thì thông thường nó được điều chỉnh bởi hai phương pháp chính là: bình đẳng thỏa thuận và phương pháp quyền uy mệnh lệnh.
- Phương pháp quyền uy mệnh lệnh:
Phương pháp mệnh lệnh được dùng chủ yếu trong các mối quan hệ bất bình đẳng với nhau, luật kinh tế đã có những quy định cho phép cơ quan có thẩm quyền tác động một cách trực tiếp để xử lý các vi phạm, có quyền ra quyết định chỉ thị đối với những doanh nghiệp. Đối với phương pháp mệnh lệnh này thì các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh đều phải phục tùng mệnh lệnh.
- Phương pháp bình đẳng thỏa thuận:
Có lẽ phương pháp thỏa thuận được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trực tiếp thông qua những lần hợp tác kinh doanh của mình. Pháp luật cho phép họ có thể bắt đầu hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh bằng hợp đồng. Các quan hệ kinh tế chỉ được hình thành dựa trên ý chí thống nhất không ép buộc của các bên và tuân theo các quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tìm việc làm ngành luật
3. Vai trò của luật kinh tế trước tình hình phát triển của kinh tế nước ta hiện nay
Không tự nhiên mà luật kinh tế ra đời, chắc chắn khi được ban hành nó phải có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chủ thể kinh doanh và với nền kinh tế nước ta hiện nay.
3.1. Tình hình kinh tế nước ta trong giai đoạn mới
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những bước tiến vô cùng tốt khi mở cửa hội nhập và hợp tác với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam nhiều bởi họ nhận thấy chúng ta có tiềm năng to lớn có thể khai thác, các doanh nghiệp nước ta cũng đã mạnh dạn hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài nhằm nâng cao sự cạnh tranh và uy tín trên trường quốc tế.
Chúng ta không thể phù nhận vai trò của nền kinh tế thị trường, thế nhưng nền kinh tế thị trường cũng đem lại không ít “phức tạp” cho nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ngày càng nhiều, sử dụng mánh khóe trong kinh doanh, xuất hiện những tranh chấp nội bộ, tranh chấp với đối tác,…tất cả những vấn đề bất cập về sự phát triển kinh tế, kinh doanh thương mại đó cần phải được giải quyết để đưa các doanh nghiệp nước ta phát triển, nền kinh tế vững mạnh.
3.2. Vai trò của luật kinh tế trong phát triển kinh tế
- Luật kinh tế giúp cho nước ta có thể thể chế hóa các đường lối, các chủ chương chính sách của đảng về các hoạt động kinh doanh và chủ thể kinh doanh.
- Thông qua luật kinh tế đây chính là một hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ cho cá nhân, các chủ thể kinh doanh với nhau. Không còn những lỗi lo lắng về tranh chấp không giải quyết được, không còn lo lắng về cạnh tranh không lành mạnh. Luật kinh tế giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài và thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, đẩy mạnh nền kinh tế lên cao hơn.
- Luật kinh tế sẽ điều chỉnh các quan hệ kinh doanh của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ này, thông qua những quy định trong luật kinh tế còn giúp cho nhà nước điều chỉnh và quản lý một cách hiệu quả, minh bạch hơn.
4. Luật kinh tế - nền tảng của hội nhập
Luật kinh tế còn là một hệ thống văn bản pháp luật mà nhà nước quy định để nhằm đảm bảo công bằng trong mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Không chỉ như vậy mà đây còn là một bộ “khung xương” để phát triển nền kinh tế của quốc gia được thành công hơn.
Chúng ta ai cũng biết, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quan trọng, đặc biệt là về kinh tế, chính vì thế mà một khung xương chắc chắn về luật kinh tế như vậy sẽ giúp cho nước ta được phát triển và hội nhập chắc chắn, tự tin bước vào đấu trường thế giới. Đối với mỗi doanh nghiệp của nước ta muốn hoạt động tốt thì trong tay của họ phải nắm chắc luật kinh tế, nó dường như là kim chỉ nam cho mọi hàng động chắc chắn, đúng pháp luật. Đặc biệt cũng không thể thiếu đi những chuyên viên pháp lý, luật sư, những người cộng sự tư vấn về luật pháp cho doanh nghiệp.
Để thể hiện mình là một người chơi chuyên nghiệp, tuy nhỏ những không bao giờ yếu thế khi bước vào sân chơi quốc tế thì các doanh nghiệp nước ta phải nắm chắc về luật kinh tế. Đây sẽ là nền tảng của sự hội nhập và phát triển thành công.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Khái niệm luật thương mại quốc tế là gì?
5. Những tố chất để học được luật kinh tế mà bạn cần phải biết
Có thể nói, đối với các doanh nghiệp hiện nay đang rất khát nguồn nhân lực luật kinh tế, họ như cánh tay phải đắc lực giúp doanh nghiệp đáp ứng quy định pháp luật, thể hiện sự chuyên nghiệp. Chính vì thế mà luật kinh tế luôn thu hút được nhiều người theo đuổi. Vậy để học tốt được luật kinh tế thì bản thân người học cần phải có những tố chất gì?
- Đầu tiên bạn cần phải là một người yêu luật và thích tìm hiểu về luật: Luật là một môn học vô cùng khô khan, thậm chí đôi khi nó còn khô hơn các môn tự nhiên. Để học được bạn cần phải có một tình yêu khá lớn với chuyên ngành đặc biệt này. Với những quy định, điều luật sẽ khiến bạn đôi khi chùn bước vì khó khăn. Không những phải tìm hiểu về luật kinh tế mà bạn còn phải tìm hiểu rất nhiều các luật trong nước và thế giới khác, thậm chí đó là các án lệ, tiền lệ từ trước. Nếu như không có đam mê, không tình yêu khi gặp khó khăn bạn sẽ phải bỏ cuộc ngay.
- Thứ hai chính là trí nhớ tốt: Ai cũng biết luật có rất nhiều quy định khác nhau, nó khiến cho bạn không thể nhớ hết một lúc được. Chính vì thế mà để học tốt được luật kinh tế bạn cũng phải là một người có trí nhớ khá siêu phàm đó nhé. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng hơn trong tìm hiểu và ghi nhớ.
- Thứ ba, có khả năng ngoại ngữ tốt: Trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện nay mà bạn không có khả năng ngoại ngữ thì sẽ rất khó để phát triển bản thân mình, đặc biệt lại học ngành luật kinh tế. Một trong những ngành có liên quan khá nhiều đến các yếu tố nước ngoài.
- Thứ tư, luôn luôn cập nhật và đổi mới: Luật không phải chỉ duy nhất một, nó sẽ có sự đổi mới và bổ sung nhất định. Là một người học và làm việc liên quan đến luật kinh tế, bạn luôn luôn phải cập nhật và đổi mới để có thể nắm bắt các quy định nhanh nhất.
Như vậy, chúng ta cũng đã cùng nhau tìm hiểu xong về luật kinh tế là gì? Mong rằng với những thông tin chia sẻ này sẽ thật sự hữu ích với bạn.
1771 0